Sống sót qua "dông bão"

22:11 29/08/2021

Trong bài trước, tôi có đề cập đến vấn đề bị đồng nghiệp ganh ghét và đố kị. Bài viết này cũng sẽ nói đến 1 mặt khác của cái sự không mấy bình yên nơi công sở, đó chính là câu chuyện bè phái và lời khuyên để bạn có thể “sống sót qua dông bão”.

Share social

Sống sót qua “dông bão”

 

 

 

Trong bài trước, tôi có đề cập đến vấn đề bị đồng nghiệp ganh ghét và đố kị. Bài viết này cũng sẽ nói đến 1 mặt khác của cái sự không mấy bình yên nơi công sở, đó chính là câu chuyện bè phái và lời khuyên để bạn có thể “sống sót qua dông bão”. 

 

Sống sót qua "dông bão"

 

Trong hoàn cảnh đó, sẽ có những người tham gia vào cuộc chiến này, tuy nhiên cũng có không ít người chọn lựa cách đứng ngoài cuộc. Vậy với những người tạm gọi là “yêu hòa bình” này phải làm sao để sống sót qua những ngày nội chiến?

 

1, Hạn chế tham gia vào các cuộc trò chuyện vô bổ: Tám chuyện, trà dư tửu hậu, phê phán người khác rõ ràng là không tốt. Tuy nhiên nó lại là hoạt động thường thấy của các nhóm, các phe cánh trong chốn công sở. Nếu bạn lựa chọn là người trung gian, đứng giữa hai chiến tuyến, thị việc đầu tiên của bạn là phải từ chối những buổi tám chuyện này. 

 

Sống sót qua "dông bão"

 

Việc từ chối tham gia những buổi tám chuyện là cách tốt để bạn chứng tỏ lập trường của mình

 

Có thể ban đầu việc từ chối tham gia những cuộc trò chuyện vô bổ này sẽ khà khó khăn, nhất là khi bạn có thể cảm thấy mình bị cô lập, hay tách biệt với phần còn lại của “thế giới”, tuy nhiên, đây lại là bước quan trọng để bạn có thể tỏ rõ lập trường của mình.

 

2, Tập trung vào chuyên môn: Dù có tham gia phe phái, cánh tả cánh hữu, thì nhiệm vụ chính của bạn khi được tuyển dụng chính là hoàn thành thật tốt phần công việc mà bạn được giao. Vì vậy chính năng lực trong công việc sẽ khiến đồng nghiệp phải nể phục bạn. 

 

Sống sót qua "dông bão"

 

Chứng tỏ năng lực của mình là điều quan trọng nhất để bạn nhận được cái nhìn tôn trọng như đồng nghiệp

 

Hơn nữa, bạn là người có năng lực và luôn hoàn thành tốt công việc của mình thì không việc gì phải lo lằng khi tự mình đi trên con đường riêng mà không phải phụ thuộc vào ai, hay một nhóm lợi ích nào.

 

3, Tuyệt đối không nói xấu đồng nghiệp: Đây là điều tối kỵ vì nó dễ dẫn đến những rạn nứt đáng tiếc. Chưa kể việc nói xấu đồng nghiệp, chẳng khác nào bạn đang tự tạo ra kẻ thù trong nơi làm việc của mình. 

 

Sống sót qua "dông bão"

 

Thêm vào đó, nếu vô tình để lọt ra ngoài, hẳn bạn sẽ là người phải hứng chịu làn đạn từ hai chuyến tuyến. Và có thể  mọi người cũng sẽ nhìn bạn với ánh mắt khác.

 

4, Thái độ với đồng nghiệp: Bạn hãy nhớ, niềm nở, tươi cười với mọi người, không phân biệt cánh tả hay hữu là một cách tốt để tránh những áp lực từ hai phía đối lập. Sự hòa nhã, thanh lịch bao giờ cũng mang đến những mối thân thiện, cởi mở, đây cũng là cách giúp bạn kết thêm bạn mới rất hiệu quả đấy.

 

Sống sót qua "dông bão"

 

Hòa nhà, luôn tươi cười là cách để bạn ghi điểm trong mắt đồng nghiệp

 

5, Giúp đỡ đồng nghiệp: Những sẻ chia nho nhỏ như lấy giúp cây viết, nhường đi thang máy, tìm kiếm tài liệu, soạn thảo văn bản... của bạn thường để lại ấn tượng tốt, thậm chí là sự biết ơn ở đồng nghiệp. 

 

Sống sót qua "dông bão"

 

Giúp đỡ và chia sẻ niềm vui trong công việc là cách tốt nhất tăng sự đoàn kết chốn công sở

 

Để hòa hợp nhau dưới một mái nhà là điều không phải không làm được. Làm sao để khi sống chung, mọi người cùng chia sẻ và tìm thấy niềm vui trong công việc. Thậm chí, chốn công sở còn được xem là ngôi nhà thứ hai để họ cùng giải tỏa những bức bách, tâm sự về gia đình, chồng con, nội ngoại. Khi ấy, sự tỵ hiềm sẽ chào thua trước đoàn kết.

 

 

Nội dung bài viết trên cafestyle thuộc sở hữu của Hansae Yes24 Vina Co.,Ltd

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan