Sống khỏe với sếp mạng hỏa

22:11 29/08/2021

Không ít người than thởi với tôi rằng: công việc và cả sức khỏe, tinh thần của họ đều bị ảnh hưởng bởi sếp của mình là người nóng tính. Vậy phải làm gì nếu có người sếp nóng tính?

“Sống khỏe” với sếp mạng hỏa

 

 

 

Không ít người than thởi với tôi rằng: công việc và cả sức khỏe, tinh thần của họ đều bị ảnh hưởng bởi sếp của mình là người nóng tính. Vậy phải làm gì nếu có người sếp nóng tính? 

 

 

Sếp và những cơn nóng giận bất chợt

 

Những nhân viên nóng tính thường gây ra nhiều rắc rối nhưng chuyện có một ông sếp nóng tính thì với nhiều người nó còn hơn một quả bom nổ chậm sẵn sàng gây ra thảm họa bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, không phải ông sếp nào cũng biết cách hạ hỏa và thăng bằng mọi chuyện khi cần thiết.   

 

 

Sếp nổi nóng, chuyện thường ngày nơi công sở

 

Ai cũng có lúc nóng tính, gắt gỏng, căng thẳng, mệt mỏi, lo âu... , nhưng với các sếp, cơn nóng giận lại luôn thường trực và thực sự rất khó kiểm soát nó. Bản thân tôi cũng là người nóng tính. Mặc dù biết rằng nóng tính là rất có hại và nếu không kiềm chế được có thể đốt cháy tất cả. Nhưng khi nóng lên tôi vẫn quên mất rằng mình đang nóng. 

 

 

Những cơn giận của sếp xuất phát từ áp lực và môi trường làm việc

 

Ai cũng có lúc nóng tính, gắt gỏng, căng thẳng, mệt mỏi, lo âu... Nhưng với các sếp, tần suất và cường độ của các cảm xúc tiêu cực này ở mức cao hơn rất nhiều. Thủ phạm chính gây ra các cảm xúc trên chính là áp lực công việc và tác động của các mối quan hệ khác nhau. Những lí do khiến sếp nổi giận thì có cả ti tỉ, từ lí do to như con voi cho tới những chuyện lãng xẹt như con kiến...

 

Lý do khiến sếp luôn trong tình trạng “nóng”

 

Những lí do khiến sếp nổi giận thì có cả ti tỉ, từ lí do to như con voi cho tới chuyện nhỏ như con thỏ... nhưng chung quy lại chỉ có một lý do duy nhất đó là môi trường làm việc. Từ khối lượng công việc quá nhiều, cần phải xử lý cùng một lúc, khiến sếp luôn bị đặt trong trạng thái quá tải.

 

 

Những cơn giận của sếp xuất phát từ áp lực và môi trường làm việc

 

Thêm vào đó, trách nhiệm trước công việc và áp lực lớn từ trên xuống về kết quả kinh doanh cũng là nguyên nhân khiến những người đứng đầu luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Trong hoàn cảnh đó, chỉ cần một lỗi nhỏ của nhân viên, hay công việc bị đình trệ ở một khâu nào đó đều dễ khiến “lửa” trong người sếp bốc lên.

 

3 cách giúp bạn sống khỏe trong lò lửa


Thực tế, cơn giận của sếp chỉ là nhất thời, vì thế những người nhân viên nên tận dụng sự nhất thời này để có thể tránh được cơn giận dữ từ sếp của mình. Tôi xin đưa ra một vài gợi ý giúp bạn tạo ra “là chắn” hữu hiệu trước “ngọn lửa” từ sếp:

 

Giữ Bình tĩnh đến mức có thể: Nếu thấy sếp của mình sắp sửa nóng tính hãy giữ bình tĩnh và lắng nghe tất cả những gì sếp nói, kể cả những lời quát mắng. Nếu có lỗi, hãy nhanh chóng và thẳng thắn nhận trách nhiệm về những lỗi sai của mình.

 

 

Thái độ mềm mỏng, điềm tĩnh của bạn cò thể khiến cơn giận của sếp mau qua

 

Tuyệt đối không được tranh cãi dù biết sếp sai: Bạn nên hiểu rằng khi nóng tính, tức là sếp của bạn đang mất dần sự kiểm soát. Nếu cãi lại, lý giải, phân bua tức bạn đã đổ dầu vào lửa. Hãy đợi khi sếp hạ hỏa, lúc đó bạn có thể viết mail, hay nói chuyện trực tiếp thì hiệu quả sẽ cao hơn. Ai trên đời đều không hoàn hảo hãy coi nóng giận như là một nhược điểm của sếp. Như thế bạn sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.

 

 

Im lặng chịu trận là nguyên tắc vàng giúp bạn tránh được sát thương của cơn “bão lửa”

 

Tập thói quen nhỏ nhẹ, bình tĩnh trong mọi tình huống: Lời khuyên cho những ai đang hàng ngày, hàng giờ đới mặt với người sếp “mạng hỏa” là bạn phải tập cho mình thói quen luôn bình tĩnh và nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp cho sếp bình tâm lại và tin tưởng vào bạn, rằng bạn là người mà sếp thật sự cần.


Lời khuyên cuối cùng: "Phòng" bao giờ cũng tốt hơn "chữa":

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng phòng những cơn nóng giận của sếp bằng cách nào? Tôi xin đưa ra một vài gợi ý dựa trên kinh nghiệm của một người bạn thân của tôi:


- Luôn note lại các vấn đề sếp giao để không bao giờ được quên.


- Hoàn thành công việc đúng thời hạn, gửi mail báo cáo kết quả hoặc tiến độ dù sếp không yêu cầu. Làm như thế sếp sẽ tin tưởng và không mất thời gian thường xuyên kiểm tra đột xuất công việc của bạn.


- Khi đã cố gắng hết sức mà vẫn không thể hoàn thành xong công việc được giao, cách tốt nhất là bạn nên “tự thú” trước khi sếp bị "gõ cửa". Như thế sếp sẽ không bị bất ngờ và cón thêm thời gian để giải quyết mớ bòng bong trước mắt

 

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích