Sống "giản dị" như người Nhật có dễ?

22:11 29/08/2021

Câu chuyện về xu hướng sống giản dị đang lên ở Nhật đang là đề tài bàn tán sôi nổi . Nhưng điều đó không đơn thuần là việc quăng hết mọi thứ đi, chỉ giữ lại “3 cái áo, 4 cái quần, 4 đôi vớ”, để rồi áp bản thân vào một cuộc sống khổ hạnh, kiêng khem. Đó được xem là một dạng nghệ thuật sống tối giản, “less is more – Ít mà chất”.

Share social

Câu chuyện về xu hướng sống giản dị đang lên ở Nhật đang là đề tài bàn tán sôi nổi . Nhưng điều đó không đơn thuần là việc quăng hết mọi thứ đi, chỉ giữ lại “3 cái áo, 4 cái quần, 4 đôi vớ”, để rồi áp bản thân vào một cuộc sống khổ hạnh, kiêng khem. Đó được xem là một dạng nghệ thuật sống tối giản, “less is more – Ít mà chất”.

 

Sống "giản dị" như người Nhật có dễ?

 

Fumio Sasaki, một biên tập viên sách đang được chú ý trong thời gian gần đây vì đã thổi bùng trào lưu sống tối giản trong giới trẻ Nhật. Anh hiện đang thực hành lối sống tối giản tại căn hộ của mình sau khi nhận ra bản thân đã mua sắm quá nhiều thứ không cần đến.

 

Sống "giản dị" như người Nhật có dễ?

 

Tủ đồ được xếp ngăn nắp, gói gọn các vật dụng cần thiết

 

Sống "giản dị" như người Nhật có dễ?

 

Fumio Sasaki có tập sách riêng “We do not need things” để nói về những trải nghiệm và phân tích mang tính triết lý cho lối sống này. Anh cho biết mình không còn tiêu tiền để mua sắm, mà thay vào đó là mua những trải nghiệm. Bằng cách đó, anh ta thấy mình giàu có hơn thay vì có tài sản. “Tôi có một cái Kindle, phim ảnh hay các chương trình để giải trí thì đã có Macbook Air. Dù căn phòng này trống trơn, nhưng tôi vẫn tận hưởng được mọi thứ” Sasaki chia sẻ. “Giờ thì tôi rất biết ơn những gì mình có, và không bị cảm giác thiếu thốn theo đuổi. Điều đó khiến tôi thấy rất hạnh phúc”

 

Như vậy, phong cách sống tối giản có thể được hiểu là một sự loại bỏ những gì không cần thiết hay quá rườm rà, để chừa lại không gian cho những gì thực chất phát huy tác dụng của nó một cách tối đa. Sự bố trí và chọn lọc này cũng không phải diễn ra một cách tuỳ tiện mà ngược lại, còn đòi hỏi óc thẫm mỹ tinh tế và mục tiêu rõ ràng của mỗi người. Mỗi đồ vật vì sao được chọn mua và đặt ở đâu cũng phải đều có dụng ý, gợi ra nhiều suy tưởng cho người nhìn và cả chủ nhân của nó.

 

Sống "giản dị" như người Nhật có dễ?

 

Chủ nghĩa tối giản (Minimalism) ra đời tại phương Tây trong thế kỉ trước, và còn định hình thành cả một hệ tư tưởng sống nhẹ nhàng, thực chất của cả một thế hệ. Các giá trị mà Apple và Steve Jobs của giới công nghệ và Coco Chanel của thời trang tạo ra cũng bắt nguồn từ triết lý tối giản như thế.

 

Sống "giản dị" như người Nhật có dễ?

 

Từ khi xuất hiện, NTK CoCo Chanel với chủ trương tạo ra những thiết kế lưỡng tính cũng kèm theo đó những hàm ý về sự đơn giản trong trang phục, nhưng có thiết kế tinh tế, mang đến nét đẹp thực chất cho trang phục.

 

Sống "giản dị" như người Nhật có dễ?

 

“Đơn giản hoá là bí quyết để thanh lịch thật sự” – CoCo Chanel

 

Một cách tình cờ Minimalism và Zen của Nhật có mối quan hệ mật thiết. Chủ trương của tư tưởng này là không làm cho cuộc sống quá lộn xộn, cũng không quá bận rộn, và nhất là không được lãng phí. Ý nghĩa chính là cần tìm ra những gì là hạnh phúc thật sự, chứ không phải những gì được thổi phồng do quảng cáo.

 

Đời sống càng hiện đại, nhu cầu vật chất càng gia tăng nên hơn lúc nào hết, tinh thần Tối giản càng trở nên cần thiết. Nói một cách tóm tắt, phong cách sống tối giản sẽ giúp chúng ta: Thôi bất mãn, Có thêm thời gian, Sống cho từng khoảnh khắc, Theo đuổi đúng đam mê, Biết việc cần làm, Tự do nhiều hơn, Sáng tạo nhiều hơn, tiêu thụ ít đi, Chăm sóc sức khoẻ tốt hơn...

 

Sống "giản dị" như người Nhật có dễ?

 

Rất nhiều ý kiến cho rằng, để thực hành lối sống tối giản hãy bắt đầu từ tủ quần áo của bạn. Quả nhiên, không phải tình cờ mà trong thời trang Trường phái thiết kế tối giản đã trở lại mạnh mẽ và đang tạo một ảnh hưởng nhất định đối với các xu hướng trong vài năm trở lại đây. Nó không chỉ tác động đến cách ăn mặc và việc bạn trông như thế nào, mà còn tạo ra một sự khích lệ cho việc mua ít nhưng mặc bền, đẹp và tinh tế.

 

Sống "giản dị" như người Nhật có dễ?

 

Sống "giản dị" như người Nhật có dễ?

 

Trào lưu này bắt đầu được thổi bùng vào những năm ’80 từ thương hiệu Comme des Garçon (Nhật) cho phong cách thiết kế phi giới tính. Tiếp nối sau đó trong những năm ’90 của Calvin Klein’s cho ra đời những trang phục có đường nét thiết kế rõ ràng, thẳng thớm trên những bảng màu trung tính. Phoebe Philo, Olsens, Levi’s …là những cái tên kế thừa khi tái sinh triết lý tối giản này trong thời trang trên nền tảng của những cấu trúc trang phục nhìn qua có vẻ gì đó bất thường.

 

Sống "giản dị" như người Nhật có dễ?

 

Thiết kế tối giản những năm ’90 của CK.

 

Phong cách tối giản ngày nay là sự kế thừa và phát huy được tính giản lược tối đa cũng bởi công nghệ mới. Về cơ bản hiện nay, thời trang tối giản thường là những kiểu trang phục đơn giản, với các màu trung tính như: Trắng, đen, xám, nude… là chủ yếu. Nó loại bỏ hết các chi tiết thêu đính, đắp vải rườm rà không cần thiết. Thay vào đó, NTK bằng kỹ thuật sáng tạo riêng của mình, họ khiến cho form dáng trang phục trở nên có đường nét hơn là dùng biện pháp cắt, drap truyền thống trên từng mảnh vải nhỏ. Chất vải cũng thường là loại tốt như lụa, linen, cotton…Vì vậy, thời trang tối giản thoạt nhìn tưởng là đơn giản, dị dạng, nhưng càng nhìn bạn mới phát hiện ra được những tỷ lệ độc đáo trên trang phục và tính hiệu quả của nó cho nhiều mục đích khác nhau.

 

Sống "giản dị" như người Nhật có dễ?

 

Sống "giản dị" như người Nhật có dễ?

 

Sống "giản dị" như người Nhật có dễ?

 

 

Lưu Liên Anh

Theo Báo Người tiêu dùng

thời trang

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan