Sơn Mỹ quá khứ đau thương

22:11 29/08/2021

Tôi đã từng nghe rất nhiều câu chuyện chiến tranh, vừa là người Việt Nam cũng là người con của đất Quảng Ngãi tôi lại càng thắm thía hơn sự mất mát to lớn của dân tộc. Nhưng có lẽ câu chuyện luôn ám ảnh in đậm trong tâm trí tôi đó chính là cuộc thảm sát Mỹ Lai.

Tôi đã từng nghe rất nhiều câu chuyện chiến tranh, vừa là người Việt Nam cũng là người con của đất Quảng Ngãi tôi lại càng thắm thía hơn sự mất mát to lớn của dân tộc. Nhưng có lẽ câu chuyện luôn ám ảnh in đậm trong tâm trí tôi đó chính là cuộc thảm sát Mỹ Lai. Điều này làm tôi thôi thúc mở một chuyến đi chơi xa về với bảo tàng Sơn Mỹ để tìm hiểu và chứng kiến những gì còn sót lại tạ nơi đây, một nơi đã từng là quá khứ đâu thương.

 

Nằm trên quốc lộ 24B đi cảng Sa Kỳ - Dung Quất thuộc địa phận xã Tịnh Khê, cách khu du lịch biển Mỹ Khê 3km về phía Tây và cách thành phố Quảng Ngãi 13km về phía Đông Bắc, bảo tàng Sơn Mỹ Sơn được xây dựng với tổng diện tích lên đến 1.300 m2.  Đây được xem như dấu tích, minh chứng cho một làng quê đã không may vướng phải một cuộc thảm sát chấn động nhân loại.

 

 

 

Nhà trưng bày chứng tích Sơn Mỹ

 

 

Đài tưởng niệm

 

Đến với bảo tàng một ngày đầy nắng của đất Quảng, tôi được hướng dẫn viên cho tham quan đầy đủ các hiện vật tại đây. Điều đầu tiên khi bước vào di tích là đài tưởng niệm 504 nạn nhân của vụ thảm sát Sơn Mỹ ngày ấy. Hình ảnh biểu tượng  người mẹ người chị vương tay như đòi lại công bằng cho chính quê hương mình. Sau phút chào cờ, mặc niệm chúng tôi bắt dầu di chuyển, trên đường vào là những bức tượng người phụ nữ, trẻ em, cụ gài ôm vết thương trên ngực. Phía bên trái khu di tích là mộ phần những linh hồn Sơn Mỹ, những gì đâu thương nhất giờ là hồi ức qua những bức ảnh. Dọc theo con đường dẫn vào các ngôi nhà đã in dấu một quá khứ đâu thương, những ngôi nhà tàn hoang vì súng đạn, cây cối cũng có những nỗi niềm riêng. Một điều mà bất cứ du kháchnào đến đây đều thấy đó là chính giữa những ngôi nhà phục chế này đều có một lư hương để cầu nguyện cho những vong hồn xấu số.

 

 

Bức tranh thể hiện một ngày tồi tệ

 

 

504 nạn nhân trong vụ thảm sát

 

Nhà nào cũng có hầm tránh pháo, những hầm tự chế giờ đã bị phá nhưng dấu tích nó để lại minh chứng cho rất nhiều thứ. Trong ngôi làng có con kênh một thời đã đỡ lấy bao nhiêu người nằm xuống. Sự tàn phá đầy nhẫn tâm đến những con vật nuôi như chó mèo cũng không thể sống được. Những cảnh vật được tái hiện lại như ngày xưa lại càng làm khách tham quan phải đi chậm lại, xúc động hơn. Những bức tượng làm ta nhớ đến một ngày đầy máu và nước mắt của người dân Sơn Mỹ.

 

 

Phối cảnh làng quê Sơn Mỹ

 

 

Tái hiện lại cảnh tượng hãi hùng

 

 

 

Hầm tránh pháo

 

 

 

Các nền nhà còn sót lại

 

 

Con kênh xẻ dọc minh chứng một thời

 

 

 

 

Những ngôi nhà giờ đây đã vắng bóng

 

Ở khu trung tâm là nhà trưng bày, nơi lưu trữ những hiện vật và những chứng cứ chứng minh cho tôi ác của giặc Mỹ. Một bảng danh sách dài ghi lại tên những người dân vô tội sẽ làm bạn ngạc nhiên với những dòng chữ dài này. Với mô hình thu nhỏ cánh đồng lúa thôn Tư Cung, nơi mà giặc Mỹ đổ bộ xuống. Những hình ảnh trong nah lưu niệm sẽ phần nào giúp bạn hình dung một ngày tồi tệ của 43 năm trước.

 

 

 

 

Các hiện vật vẫn còn lưu giữ

 

Dù thời gian đã đi qua, sự thật đã được phơi bày trên toàn thế giới nhưng dù cho đau thương có lớn, dù cho mất mát có rất nhiều, ta tin chắc một điều rằng không chỉ nhân dân Sơn Mỹ mà nhân dân Việt Nam sẽ vượt qua khó khăn để đi lên xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn. Và những lớp người đi sau, dù họ là ai cũng luôn nhớ về một thời thương đâu ấy như một lời dạy “hãy sống vì hoà bình”. Chứng tích Sơn Mỹ sẽ là một địa danh mà bạn không thể bỏ qua khi đến với quê hương “Núi Ấn, Sông Trà” này.

 

 

Bài viết được viết bởi Thành viên: Phạm Thị Mỹ Phượng

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích