Phim đồng tính - Đề tài nhạy cảm muôn thưở
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Theo lẽ thường, những gì trái với tự nhiên luôn có những kết cục không tốt… và đó là số phận của những người trót mang tình yêu với người đồng giới.
PHIM ĐỒNG TÍNH – ĐỀ TÀI NHẠY CẢM MUÔN THUỞ
Theo lẽ thường, những gì trái với tự nhiên luôn có những kết cục không tốt… và đó là số phận của những người trót mang tình yêu với người đồng giới. Câu chuyện của họ chìm đắm trong bóng tối suốt bao thế kỉ cũng giống như chính đề tài về họ cứ lẩn khuất đâu đó rồi mới rụt rè bước chân lên màn ảnh… nhưng đó mãi mãi là một đề tài cực kì nhạy cảm, đòi hỏi sự xử lí cực kì tinh tế của các nhà làm phim nếu không sẽ dẫn đến những cái nhìn sai lệch về giới tính “thứ ba” này.
Những năm tháng ẩn mình trong bóng tối
Không có gì đáng ngạc nhiên khi kinh đô Hollywood không phải là nơi sản xuất ra những bộ phim đầu tiên về người đồng tính luyến ái mà là Đức. Trong suốt thế chiến thứ nhất, người dân bị đẩy vào chiến đấu (nam) và lao động (nữ) tập thể trong suốt một thời gian dài không xuất hiện hình bóng người khác giới, dần dà đã hình thành việc quan hệ luyến ái với người cùng giới và nó lan rộng ra. Tại các thành phố lớn ở Đức, đặc biệt là Berlin ở thời điểm những năm 20 thì chuyện đồng tính đã trở thành chuyện bình thường đến mức nữ minh tinh huyền thoại Marlene Dietrich đã ngạc nhiên khi thấy thái độ dè chừng và khó chịu với chuyện đồng tính ở nước Mỹ khi bà đặt chân đến kinh đô điện ảnh thế giới. Tuy nhiên, sự nổi dậy và rồi dưới chính sách tàn bạo của quân Phát xít Đức sau đó khiến đồng tính luyến ái trở thành một chuyện cấm kị.
Different From the Others (1919)
Different From the Others (1919) ra đời một năm sau ngày chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc là một thành công dù nhân vật chính của bộ phim - một nhạc công đồng tính - cuối cùng tự tử bằng thuốc độc, nhưng bộ phim đã mang đến những cách nhìn tích cực về người đồng giới trong suốt câu chuyện. Một năm sau đó, bộ phim bị kiểm duyệt và bây giờ chỉ còn là những mảng phim rời rạc. Girls In Uniform (1931) được coi như một cột mốc trong điện ảnh về phim đồng tính với câu chuyện xoay quanh cuộc tình giữa cô giáo và học sinh trong một trường nữ sinh kỉ luật khắc nghiệt. Chuyện này sau đó đã dẫn đến hai hướng phát triển đối lập cùng một lúc ở Bắc Mỹ và Châu Âu trong những năm 50: số lượng người đồng tính gia tăng ở các thành phố lớn, và xuất hiện những biện pháp ngăn cản tình trạng đó.
Hollywood trong thời kì hoàng kim những năm 40 không có chút để tâm gì đến đề tài người đồng tính. Mạng lưới phim dành cho người xem nói chung trên thế giới không đả động gì về chuyện này. Các nhân vật đồng tính trong phim thường đóng vai phụ, vai trò hết sức khiêm tốn và thậm chí còn không bộc lộ công khai, chỉ được biểu lộ ngầm qua cử chỉ, có thể thấy qua các phim Rebecca (1940), The Maltese Falcon (1941), The Third Man (1949),...v.v...
Người đồng tính bắt đầu được nhìn nhận một cách khách quan
Đến những năm 70, người đồng tính dần được thừa nhận khi có các liên hoan phim của riêng mình như Lesbian and Gay film festivals. San Francisco là nơi đầu tiên một LHP đề tài đồng tính được tổ chức, sau đó tới London, Paris, New York, Toronto, Berlin và những nơi khác. Những LHP này thường được phụ kèm thêm bằng những buổi giảng trực tiếp và thảo luận, phụ giúp cho các nhà sản xuất, đạo diễn, phê bình và khán giả đồng tính luyến ái.
Basic Instinct (1992)
Thập kỉ 90 và đầu thế kỉ 21 cho thấy sự thoải mái với chuyện đồng tính luyến ái trên màn ảnh hơn so với trước kia. Năm 1995, The Celluloid Closet ra đời và được xem như một bộ phim tài liệu quan trọng trong lịch sử phim về người đồng tính trên cuốn sách của nhà nghiên cứu, phân tích phim Vito Russo viết năm 1987. Bộ phim phân tích việc miêu tả về đồng tính trong phim Hollywood và ý kiến của những người trong cuộc. Thập kỉ này nổi lên một thực trạng khiến cộng đồng người đồng tính bất bình là việc nhân vật đồng tính luyến ái trong phim bị miêu tả như những kẻ khát máu hoặc tâm thần, tiêu điểm nhất là The Silence of the Lambs (1991). Và mặc dù người đồng tính đã được thừa nhận một cách rộng rãi nhưng trong phim, các nhân vật này thường chỉ nắm vai trò phụ và hiếm phim nào có kinh phí lớn lại khai thác về tình yêu đồng giới. Các nhân vật đồng tính thường mang hơi hướm dị tính và sự khát máu, tình dục vẫn là xu hướng chung để câu khách trong thể loại phim như thế này mà tiêu biểu là Basic Instinct (1992).
Bước sang thế kỉ 21, đề tài về người đồng tính nhận được cái nhìn cảm thông sâu sắc hơn của cả thế giới và được phản ánh rộng rãi trên màn ảnh. Câu chuyện về 2 anh chàng cao bồi đồng tính trong Brokeback Mountain (2006) có thể được xem là phim tiêu biểu về đồng tính trong giai đoạn này.
A Frozen Flower
Điện ảnh Châu Á vốn có tiếng là bảo thủ cũng đã mạnh dạn khai thác đề tài này thậm chí là trong lịch sử. A Frozen Flower ra đời năm 2009 được làm dựa theo một câu chuyện có thật ở triều đại Goryeo của Hàn Quốc kể về vị vua cuối cùng của Goryeo và mối tình của ông với chàng cận vệ Hong Lim. Mối tình giữa hai người lớn dần cho đến khi đất nước Goryeo đang bị đe dọa bởi vương quốc láng giềng mạnh hơn là Yuan, nên đức vua phải lấy công chúa xinh đẹp của Yuan làm hoàng hậu. Vị vua Yuan đe dọa sẽ kế thừa ngôi vị Goryeo nếu hoàng hậu không sinh được con. Vì vậy, nhà vua đã nhờ cận vệ trung thành cũng là người yêu của ngài giúp hoàng hậu thụ thai. Từ chỗ phải cố gắng ân ái với hoàng hậu theo lệnh của vua, chàng cận vệ đã thực sự nhớ thương và cháy bỏng nỗi khao khát gần gũi người phụ nữ đầu tiên trong cuộc đời. Phim giúp người xem hiểu rõ hơn về tình cảm của người đồng tính, họ cũng yêu chân thành nhưng cũng cực kì đau khổ thậm chí là giết chết người mình yêu nếu biết người ấy phản bội mình.
Nói chung, cái nhìn về đề tài đồng tính đã được điện ảnh nhìn nhận một cách khách quan hơn và chấp nhận như là một thực tế của xã hội, cũng có buồn, vui lẫn lộn chứ không chỉ có tình dục và chém giết như ngày trước.
Đồng tính trong phim ảnh Việt Nam
Có thể nói, quá trình đưa đồng tính lên màn ảnh ở Việt Nam như một mô hình thu nhỏ về quá trình này trên thế giới. Năm 2003, Gái nhảy tạo cú hít lớn mở đầu cho sự phát triển của điện ảnh Việt Nam đã thấp thoáng hình bóng người đồng tính trong đó. Đó là vai người quản lý tiếp viên nhà hàng, dân gian gọi là “má mì”. Đạo diễn Lê Hoàng cho biết lý do anh đưa nhân vật này vào phim là căn cứ trên thực tế cuộc sống, các chủ nhà hàng thường chọn người đồng tính nam làm quản lý vì ngoài khả năng khéo ăn khéo nói, người đồng tính nam còn rất công bằng khi đối xử với nhân viên nữ chứ không thiên vị khi yêu cô này, ghét cô kia như những người đàn ông bình thường. Đây là nhân vật lấy được nhiều tiếng cười của khán giả nhất trong phim. Chỉ là vai phụ, xuất hiện không nhiều nhưng với vai “đồng cô” này, diễn viên hài Anh Vũ trở nên nổi bật.
Năm 2004, Những cô gái chân dài của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng gây chú ý với khán giả cũng như giới phê bình không chỉ vì câu chuyện rất thời sự về một ngành nghề đang rất “hot” mà còn vì lần đầu tiên trên phim Việt, tình yêu đồng tính bắt đầu cất tiếng nói. Nhân vật đồng tính trong phim là Khoa, do nhà thiết kế Trương Thanh Long vào vai. Tác giả chỉ đề cập lướt qua sự “luyến ái” của nhân vật, tuy nhiên, đây là nhân vật đồng tính đầu tiên được đưa vào phim mà không bị “làm xấu”, không bị bôi bác hoặc chỉ làm trò cười như vẫn thấy ở những phim khác.
Người mẫu Đức Hải (bên phải) trong phim Trai Nhảy
Vào mùa phim Tết 2007, đạo diễn Lê Hoàng khai thác trực diện đề tài tình yêu đồng tính trong Trai Nhảy với mục đích gây sốc và thu hút khán giả. Sự xuất hiện của người mẫu Đức Hải trong vai Tony đã rất gây chú ý ở thời điểm đó. Lê Hoàng chọn Đức Hải vào vai Tony ngay từ khi viết kịch bản và đạo diễn này đã không nhầm với lựa chọn này khi Đức Hải dù lần đầu đóng phim nhưng đã diễn xuất rất tinh tế, thể hiện đúng hình ảnh của người đồng tính nam.
Phạm Hương Hội (Thái Hòa) trong phim Để Mai Tính
Đến khi Để Mai Tính của đạo diễn Charlie Nguyễn ra mắt năm 2010, thì lần đầu tiên vai phụ đồng tính trong phim đã lấn át vai chính mà thậm chí còn giành được nhiều cảm tình của khán giả với vai hài Phạm Hương Hội của Thái Hòa. Nhưng có thể nói, tình cảm và cuộc sống của những người đồng tính nam được tái hiện trực diện, đầy đủ nhất là bộ phim Hotboy nổi loạn và câu chuyện về cô gái điếm, thằng Cười và con vịt của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng. Ngay từ khi còn là kịch bản, bộ phim đã nhận được giải kịch bản tại LHP quốc tế Việt Nam 2010 và được tài trợ 10.000USD. Bộ phim đã phải chờ duyệt rất lâu mới có thể ra mắt khán giả bởi những cảnh nhạy cảm như hôn, ân ái giữa các nhân vật được cho là có thể gây sốc. Tuy nhiên, với bản cắt được công chiếu, liều lượng cảnh nhạy cảm được đánh giá là vừa phải và rất có ý nghĩa với nội dung phim. Với bộ phim này, Vũ Ngọc Đãng được đánh giá là đạo diễn có cái nhìn thông hiểu giới gay nhất khi không bôi xấu cũng như mang gay ra làm trò cười, các nhân vật gay của anh luôn luôn đẹp đẽ, dễ thương, hiền lành.
Phim Hot Boy nổi loạn
Theo thời gian, điện ảnh đang làm rất tốt công việc của mình khi tái hiện đầy đủ các mặt của cuộc sống, sâu sát vào cả những đề tài gay gắt như người đồng tính, giúp cộng đồng hiểu rõ và đầy đủ hơn về một cộng đồng mới trong xã hội này. Trong tương lai, chắc chắn đề tài đồng tính sẽ còn được đưa lên màn ảnh rất nhiều nữa để xóa dần đi những định kiến xấu, lệch lạc của xã hội về giới tính thứ ba.
|
|
THÔNG TIN MUA SẮM
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >