Oscar bước sang tuổi 84
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Kinh đô điện ảnh Hollywood, nơi chứng kiến bao sự ra đời và lụi tàn của rất nhiều ngôi sao trên bầu trời điện ảnh, nơi có những con người đẹp rực rỡ lung linh trong mắt phần còn lại của thế giới, những con người giàu sụ mà tưởng chừng chẳng có gì họ không mua được
OSCAR BƯỚC SANG TUỔI 84
Kinh đô điện ảnh Hollywood, nơi chứng kiến bao sự ra đời và lụi tàn của rất nhiều ngôi sao trên bầu trời điện ảnh, nơi có những con người đẹp rực rỡ lung linh trong mắt phần còn lại của thế giới, những con người giàu sụ mà tưởng chừng chẳng có gì họ không mua được. Thế nhưng, dù danh tiếng ít hay nhiều, tất cả những con người ấy đều muốn ít nhất một lần trong đời được sở hữu “ông già” 84 tuổi mang tên Oscar…
Bức tượng vàng đầy ma lực
Oscar với tên gọi khác là Giải thưởng Viện Hàn lâm (Academy Awards) có thể coi là giải thưởng điện ảnh uy tín nhất thế giới của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Kể từ năm 1928, giải Oscar được trao hàng năm tại thành phố Los Angeles. Đến năm 2002, nhà hát Kodak của Hollywood trở thành địa điểm cố định để tổ chức trao giải Oscar, trở thành nơi mà những cái tên xứng đáng được nhận tượng vàng nhất được xướng lên.
Giải thưởng của giải Oscar là một bức tượng nhỏ có tên chính thức là “Giải thưởng của Viện Hàn lâm cho đóng góp xuất sắc”. Ý tưởng về bức tượng là của một trong những thành viên đầu tiên của Viện Hàn lâm Dedric Gibbons và được cụ thể hóa bởi nhà điêu khắc tài ba George Stanley và Alex Smith. Tượng vàng Oscar được điêu khắc theo phong cách Art Deco, có hình một hiệp sĩ cầm gươm đứng trên một cuộn phim có 5 cánh tượng trưng cho các nhánh gốc của Viện Hàn lâm bao gồm: diễn viên, biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất và kỹ thuật viên.
Một điều thú vị là nguồn gốc của cái tên Oscar trứ danh khắp thế giới của bức tượng này vẫn là một ẩn số cho đến hiện nay. Trong cuốn tự truyện của mình, diễn viên điện ảnh huyền thoại Bette Davis cho rằng chính mình là người đặt ra cái tên này, cô đặt nó theo tên người chồng đầu tiên – chỉ huy dàn nhạc Harmon Oscar Nelson. Một khả năng khác là Margaret Herrick, một thư ký của Viện Hàn lâm đã gọi bức tượng là Oscar vì trông nó giống như ông chú Oscar của mình.
Công việc bầu chọn ra những đại diện điện ảnh xứng đáng nhất là trách nhiệm của AMPAS – tổ chức nghề nghiệp danh dự cua những người làm điện ảnh Hoa Kỳ và các thành viên của AMPAS thì được tuyển chọn hàng năm. Các thành viên trong hội đồng bầu chọn này được chia ra thành 15 nhánh, mỗi người bầu chọn ứng cử viên cho nhánh của mình, riêng hạng mục “Phim hay nhất” thì tất cả đều có quyền tham gia bầu cử. Những người thắng giải sẽ được lựa chọn bằng vòng bỏ phiếu thứ hai, trong đó mọi thành viên đều được phép bầu cho hầu hết các hạng mục, kể cả hạng mục Phim hay nhất.
Trong hành trình 84 năm của mình, lễ trao giải Oscar là một hoạt động thường niên của giới phim ảnh, hầu như không bị ảnh hưởng bởi các biến cố của thời đại lúc đó, tuy nhiên Oscar cũng bị trì hoãn đôi lần. Đó là vào năm 1938 do trận lụt lịch sử ở Los Angeles; năm 1968 sau khi nhà hoạt động nhân quyền Martin Luther King bị ám sát và vào năm 1981, sau vụ ám sát hụt vị tổng thống từng là diễn viên Ronald Regan. Lẽ ra, lễ trao giải Oscar năm 2003 cũng đã bị lùi ngày bởi đó chính là thời điểm Mỹ gây chiến ở Iraq. Tuy nhiên, sau 4 ngày Mỹ khai chiến, Viện Hàn Lâm điện ảnh Mỹ vẫn quyết định tổ chức trao giải theo đúng lịch trình. Nhưng đó là một trong những buổi lễ trao giải ảm đạm và buồn tẻ nhất trong lịch sử.
Ban đầu, lễ giải Oscar chỉ được đưa tin trên đài phát thanh. Lần đầu tiên giải thưởng này được đưa lên truyền hình là vào năm 1953, lúc đó vẫn là truyền hình đen trắng. Đến năm 1966, khán giả TV mới được chiêm ngưỡng màu sắc lộng lẫy trên xiêm áo các minh tinh.
Trước khi có truyền hình trực tiếp như bây giờ, sự kiện này không làm ai cảm thấy hồi hộp bởi lẽ họ đã biết kết quả được công bố rộng rãi trên báo chí từ trước đó. Đến nay, sự kiện này đã được truyền hình trực tiếp đến hơn một tỷ người ở trên 150 nước trên thế giới. Dù vậy, vé tham dự lễ trao giải chưa bao giờ "ế". Người nhận vé mời luôn cảm thấy hãnh diện khi có cơ hội được góp mặt trong sự kiện trọng đại này. Và năm nay, ngày 26/2 tới, cả thế giới sẽ lại hướng về màn hình để chứng kiến sự lung linh của bộ môn nghệ thuật thứ bảy, nơi những chủ nhân mới của bức tượng vàng Oscar sẽ lộ diện
Những điều thú vị về giải Oscar
“Người đàn ông vàng” Oscar đầy cuốn hút với giới điện ảnh có giá khoảng 500 USD, nặng khoảng 3,9 kg.
Trong suốt chiều dài 84 năm của Oscar, Walt Disney là hãng phim giữ 2 kỷ lục: Được đề cử nhiều nhất (59 lần) và đoạt nhiều giải nhất (26 lần).
Tại mỗi giải Oscar, người ta dễ dàng chứng kiến sự thống trị của một bộ phim nào đó xuất sắc nhất trong năm với hàng loạt các đề cử. Có 3 bộ phim cùng đoạt 11 giải Oscar (nhiều nhất trong lịch sử), đó là The Lord of the Rings: The Return of the King (2003), Titanic (1997), Ben Hur (1959).
Peter O’Toole
Được đề cử giải Oscar là cả một vinh dự cho nghiệp diễn xuất, nhưng với riêng nam diễn viên Peter O’Toole thì ông phần nào cũng đã chán ngán điều này khi ông đang nắm giữ kỷ lục là diễn viên được đề cử nhiều lần nhất cho hạng mục Diễn Viên xuất sắc nhất (8 lần) và chưa một lần nào trong số đó ông chạm tay được vào tượng vàng. Trái ngược với O’Toole, Katherine Hepburn và Jack Nicholson là nữ và nam diễn viên đoạt nhiều giải Oscar nhất với 4 và 3 lần.
Katherine Hepburn và Jack Nicholson
Huyền thoại Cuốn theo chiều gió ( Gone with the wind) hiện đang giữ kỷ lục là phim dài nhất đoạt được giải thưởng Phim xuất sắc nhất trong lịch sử Oscar với thời lượng 234 phút. Trong khi đó, Titanic đoạt giải Oscar năm 1998 hiện là bộ phim đạt kỷ lục là phim có số lượt người xem cao nhất tại Mỹ là 52,2 triệu lượt xem.
Tính cho đến thời điểm hiện tại, diễn viên trẻ tuổi nhất đoạt giải Oscar là Tatum O’Neal (10 tuổi) trong Paper Moon (1973) và diễn viên lớn tuổi nhất đoạt giải là Jessica Tandy (80 tuổi) cho vai diễn trong Driving Miss Daisy (1989).
Heath Ledger trong vai Joker (The Dark Kniht)
Lịch sử Oscar từng chứng kiến nhiều giải dành cho những diễn viên quá cố mà mới nhất là anh hề Joker-Heath Ledger trong bộ phim The Dark Knight. Sự nhập vai quá mức khiến Ledger qua đời vì dùng thuốc ngủ quá liều, nhưng sự đầu tư đó cũng mang lại cho anh giải Oscar sau đó. Trước anh, diễn viên Peter Finch giành giải Oscar vào năm 1977, sau khi ông qua đời vài tháng.
Oscar 2012
Poster lễ trao giải Oscar lần thứ 84 vinh danh các bộ phim tên tuổi trước đó
Với tiêu chí “Celebrate the movies in all of us”, poster chính của Oscar lần thứ 84 thể hiện một loạt bộ phim xuất sắc nhất từng góp mặt trong các lễ trao giải lần trước. Oscar 2012 diễn ra trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, nước Mỹ đang là con nợ lớn và hàng loạt phong trào dân chủ bùng nổ khắp nơi trên thế giới. Điều đó tạo ra nguồn tư liệu khổng lồ để các nhà làm phim, diễn viên Holywood thỏa sức sáng tạo; nhưng đồng thời tình hình đó khiến các hãng phim không dám đầu tư vào những dự án bom tấn phi thực tế mà chỉ dám đầu tư vào các thể loại “chắc ăn” nhất.
Lần đầu tiên trong lịch sử, 2 trong số 9 đề cử Phim xuất sắc nhất năm thuộc về thể loại phim hài: The Artist (Người nghệ sỹ) và Midnight in Paris (Đêm ở Paris). Lịch sử Oscar vốn chẳng mặn mà với thể loại phim này vì họ cho rằng nó chỉ phù hợp với các bà nội trợ thì nay, trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, những âu lo về thất nghiệp khiến người ta muốn cười nhiều hơn để quên đi sự đời thì âu cũng là lúc để phim hài được vinh danh.
Lễ trao giải Oscar 2012 chứng kiến sự ưu ái của các nhà làm phim dành cho nước Pháp. Hai trong số phim lọt vào danh sách đề cử cuối cùng được quay tại Pháp (Hugo và Midnight in Paris), tuy nhiên, người Pháp lại để tuột mất một hạng mục quan trọng: Phim nước ngoài hay nhất. Sự khởi đầu đầy tiềm năng của The Artist là sự trở lại ngoạn mục cho thể loại phim câm tưởng chừng không có đất sống trong thời buổi ngày nay. Nhưng The Artist còn phải vượt qua "Ông hoàng" của đề cử Oscar năm 2012 chính là Hugo của Martin Scorsese. “Bố già” Martin vốn lừng danh với thể loại phim gangster thì nay không khiến người ta bất ngờ với Hugo, bộ phim 3D giả tưởng dành cho trẻ em dẫn đầu cuộc đua Oscar năm nay với 11 đề cử, bao gồm cả giải thưởng đáng mơ ước Phim xuất sắc nhất. Còn The Artist theo sát sau với 10 đề cử.
Ngày 26/2/2012 tới, mọi ưu phiền lo toan về suy thoái, những trăn trở về chiến tranh về nghèo đó sẽ tạm gác lại và cả tỷ người sẽ hướng mắt về thảm đỏ của Oscar, nơi những ngôi sao lấp lánh nhất của bầu trời điện ảnh sẽ súng sính bước vào lễ đài, nơi những cố gắng tốt nhất sẽ được vinh danh. Phim ảnh đã mang đến cho chúng ta rất nhiều cảm xúc, gợi nhớ nhiều điều ý nghĩa về cuộc sống, gắn bó với chúng ta qua nhiều thời kì mà Oscar là biểu tượng thay lời cảm ơn của chúng ta đến với những người làm nghệ thuật. Hãy cùng chứng kiến những giây phút thiêng liêng nhất của điện ảnh vào ngày 26/2 tới.
|
||
|
THÔNG TIN MUA SẮM
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >