Ông hoàng của Southern rock trở lại sau 14 năm! - Gregg Allman, Lee Hye Won, Ninesin

22:11 29/08/2021

Người anh cả của nhóm nhạc Mĩ tượng trưng cho Southern rock Allman Brother Band, Gregg Allman cuối cùng đã trở lại sau 14 năm dài vắng bóng.

Ông hoàng của Southern rock trở lại sau 14 năm! 

 

Gregg Allman, Lee Hye Won, Ninesin

 

 

 

Người anh cả của nhóm nhạc Mĩ tượng trưng cho Southern rock Allman Brother Band, Gregg Allman cuối cùng đã trở lại sau 14 năm dài vắng bóng. Một nhân vật có sức nặng với những tác phẩm của các nhân vật nổi tiếng trong dòng nhạc blu như “Sleepy” John Estes, Muddy Waters, BB King v.v… Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu với các bạn thêm nhóm metal Ninesin cùng Lee Hye Won cũng chung niềm đam mê như nhân vật tôi vừa kể trên.

 

Gregg Allman < Low Country Blues >

 

“Cơ thể tôi không còn sung sức như ngày trước nữa. Nhưng tình yêu tôi dành cho âm nhạc thì không bao giờ hết. Tôi đã sẵn sàng để quay lại.”

 

Người anh cả của The Allman Brother Band, Gregg Allman đã phát hành ca khúc solo của riêng mình sau 14 năm vắng bóng. Tôi rất vui khi nghe tin anh ấy quay lại cùng album mới của mình sau tác phẩm cuối cùng được phát hành vào năm 2003 của The Allman Brother Band  < Hittin' The Note > .

 

Sự quay lại đầy bất ngờ này là do sự ảnh hưởng về việc qua đời của một người bạn vào năm 2002, người này có mối quan hệ thân tình trong giới âm nhạc từng cùng anh nhận rất nhiều giải thưởng “Tom Dowd”. Với tình trạng như thế, Gregg Allman cần một người cho anh lời khuyên về dòng nhạc của mình trong album tiếp theo. Và nhân vật chính được chọn như một chỉ huy chính ‘T-Bone Burnett’ – một nhân vật có vinh dự được nhận Grammy với Robert Plant. Nếu Tom Dowd đóng vài trò là “ nhà cố vấn dày dặn kinh nghiệm” trong việc thúc đẩy khả năng cảm thụ âm nhạc cùng sự nhiệt tình của tuổi trẻ thì T-Bone Burnertt lại trở thành “người trợ lí” giúp đỡ Gregg và hiểu tâm tư tình cảm của anh.

 

Anh ấy đã chọn các ca khúc của những tên tuổi nổi tiếng như “Sleepy” John Estes, Junior Wells, Muddy Waters, BB King v.v… và thể hiện nguyên hiện trạng của xã hội hiện giờ. So với việc dốc hết sức cho từng ca khúc thì anh lại tập trung vô việc ghi âm các bản nhạc cùng với nguồn cảm hứng về phần âm thanh cho ca khúc mình thể hiện.

 

Màn trình diễn của Dr.Jone – một nhân vật nổi tiếng trong giới piano blues, theo sau là giai điệu quen thuộc của Dennis Crouch chơi ghita base với Jay Bellorose chơi trống cùng T-Bone Burnett, tất cả tạo nên một bản nhạc đầy hòa hợp với hammond B-3 của Gregg.

 

 

‘Floating bridge’ của  John Estes là một ca khúc được chơi ghita qua phần trình diễn của JJ Cale. ‘Devil got my woman’ được kết hợp bởi màn trình diễn ghita liên hồi cùng một giọng ca buồn, từ đoạn giữa sẽ là phần chơi piano nhịp nhàng với base, mọi thứ hòa hợp tạo nên một ca khúc tuyệt vời.

 

Trong single đầu tiên ‘Just another day’, Doyle Bramhall sẽ trình diễn màn chơi slide ghita. Ca khúc này được làm chung với Warren Haynes – tay ghita của The Allman Brother Band. Nếu đã giao cho Warren phần trình diễn ghita thì ta sẽ thấy được sức sống tràn trề của ca khúc nhưng cảm giác căng thẳng có thể sẽ làm phát sinh sự bất hợp trong bản nhạc của họ.

 

Trong ‘Please accept my love’, việc ta cảm thấy sự khác biệt lớn với ca khúc gốc của BB King là do sự khác biệt về cách thức thực hiện bản nhạc. Giọng ca chính của King là giọng trầm đi cùng phần trình diễn piano, còn Gregg lại tạo nên sự hòa hợp đầy lôi cuốn bằng sự sáng tạo trong giai điệu với âm cao.

 

Tác phẩm gốc thể hiện sự phóng khoáng nhưng có sự cân bằng đúng như cái tên ‘cổ điển’. Với thế hệ của Elvis trong những năm 60 thì đây là album nhạc blu-soul sẽ để lại dư âm sâu sắc trong dòng nhạc blu thế giới.

 

Bài viết/ Shin Hyeon Tae (rockershin@gmail.com)

 

Lee Hye Won với Lee Mi Jeong < Embraced in Harbour pointe >

 

Lại một tác phẩm âm nhạc nữa ra đời. Nữ diva Lee Hye Won trong “Go alone like a rhino’s horn” – một tác phẩm năm 1994 dành cho những ai muốn tìm kiếm dòng nhạc quần chúng. 10 năm trôi qua,  giờ đây chị ấy quay lại với âm nhạc sau khi đã ổn định mọi thứ trong cuộc sống của mình. Chị ấy bắt đầu phác thảo lại cuộc sống với giọng hát khiến ai cũng đồng cảm với mình, dù đó là một vấn đề riêng tư đi chăng nữa, trong đó có các chủ để như tình bạn, tình yêu, sự lãng mạn, tình yêu của mẹ, sự hiếu thuận của con cái v.v…đều phản ánh chân thực và sâu sắc.

 

Cùng quay lại khi chị ấy 20. Bản nhạc ballad ‘ First love’ với những cảm xúc chớm nở, đẹp đẽ. Ca khúc này nói về tình yêu của chính chị, sự lãng mạn trong tình yêu dành cho một người duy nhất trong suốt 9 năm. Ai lại không muốn một cuộc tình như thế, nếu giống như phim ảnh thì dễ tạo cảm giác nhàm chán, nhưng đối diện với hiện thực thì ca khúc này đã bộc lộ rõ một tình yêu không chút hi vọng trong một khoảng thời gian dài đằng đẵng.Trong ca khúc ‘That child’, chị ấy dùng âm điệu nhẹ nhàng để thể hiện tình yêu vĩ đại của một người mẹ dành cho đứa con của mình. Từng câu hát rất cảm động mà ta không thể hình dung ra được cũng dễ hiểu vì chị vừa ghi âm bài này vừa nhìn bức hình con trai mình.

 

Tôi đã có tuổi. Ca khúc ‘Waiting’. Bài này với giọng ca truyền cảm làm ta phải cảm động sâu sắc. Bộc lộ rõ quyết tâm lớn vượt qua nỗi đau, khó khăn cũng như ‘hi vọng và chờ đợi’.  Phần nhạc thể hiện đoạn “woo~” không chuẩn bị trước ở đoạn cuối của bài là một biểu hiện khát khao hi vọng vô cùng mãnh liệt của chị ấy. ‘Summer breeze’ với phần chơi sáo cùng giai điệu nhạc bossa nova ở đoạn giữa được hoàn thiện, nó như cơn gió mùa hè mát mẻ trong một bức tranh thủy mặc lấp lánh ánh nước diệu kì.

 

Thay cho lời nhạc của ca khúc gốc, Lee Hye Won đã viết vô đó phần triết học của chính mình bằng tiếng Hàn. ‘Both sides now’ được Judy Collins phát hành vào năm 1968 nhưng bản cover của Joni Mitchell lại nổi tiếng hơn. Cũng có ca khúc được thực hiện theo phương thức hoàn toàn khác với bản nhạc này.  Ca khúc ‘Duman River’ được viết lại giai điệu nhưng vẫn giữ nguyên lời nhạc xuất hiện trong tác phẩm “Duman River Full of Tears” năm 1936 của Kim Jeong Gu. Một ca khúc dành riêng cho người bố yêu quí của mình. Phối hợp nhuần nhuyễn giữa jazz và mọi thứ theo kinh nghiệm chị ấy học được từ dòng nhạc hiện đại với quốc nhạc tạo nên nhịp điệu hoàn toàn khác.

 

Chị ấy đã đồng hành cùng người bạn cũ trong album như một bức tranh tự họa. Giống như dòng chữ được in trên bìa đĩa Lee Hye Won hát với Lim Mi Jeong. Sự tham gia của  Lim Mi Jeong với phần trình diễn piano trong ca khúc do Lim Hye Won viết lời đã trờ thành sức mạnh lớn lao cho chị ấy. Album < Embraced in Harbour pointe > có nhiều sắc thái từ tình bạn, tình yêu, tình mẫu tử đến sự lãng mạn v.v.. tất cả đều rất hài hòa với nhau. Sống với âm nhạc từ khi còn nhỏ nhưng chị ấy lại không hoạt động nghệ thuật nhiều. Với album chính thức đầu tiên hơi muộn một chút này, chị ấy sẽ tỏa sáng hơn rất nhiều đây.

 

Bài viết/ Park Bom(myyellowpencil@gmail.com)

 

Ninesin  < Ninesin >    

 

Tôi vẫn biết. Mỗi khi nhóm nhạc metal nổi tiếng nào đó xuất hiện trên đất này thì họ thường xuyên được nói đến theo cách này. Dù vậy tôi vẫn phải làm thôi. Sau khi nghe họ phát hành album thì câu nói kiểu như “Dòng nhạc của nhóm có hợp với Hàn Quốc hay không?” cũng là chuyện thường tình. Có nhàm chán hay không và album  < Ninesin > sẽ cho cảm xúc gì, cái sắc thái đó có thể nhận thấy một cách rõ rệt khi tôi trình bày những điều dưới đây.
Không phải vì cả bài chỉ có lời nhạc được viết bằng tiếng Anh. Album này ,về mọi mặt tuy chất lượng âm thanh tốt, phần giai điệu và sức hấp dẫn đặc biệt của hợp âm trong bài được lộ rõ v.v… nhưng phần âm thanh bản địa vẫn chưa thể hiện rõ ràng. Sắc màu âm nhạc khác nhau nhưng sự trình diễn theo lối kết hợp nhiều kiểu âm nhạc giống nhau lại tạo nên một nét đặc biệt trong dòng nhạc của họ.

 

Trọng tâm của nhóm chính là Bae Gyeong Sae – xuất thân là một tuyển thủ chơi bóng bầu dục tự hào mình là người có giọng ca dày dặn. Sự quay vòng từ âm thấp tới âm cao rồi đến tiếng thét trong bản nhạc, giọng ca ấy vừa sắc sảo vừa đặc biệt; ở Hàn Quốc, anh ấy giống như báu vật của thần nhạc rock vậy.

 

Album này có thể thuyết phục được nhiều người với cách thể hiện theo nhiều dòng nhạc được giới trẻ yêu thích từ các fan của thrash metal đến những fan metal điên cuồng của Châu Âu thích giai điệu du dương, và những fan luôn tìm kiếm sự hấp dẫn trong các hợp âm. Chẳng hạn như ca khúc ‘Revival’ với giai điệu dồn dập của côngbát (double-bass), và một bài giống ‘Arena’ có phần hợp âm du dương, giai điệu tuyệt vời. Họ cũng không quên ca khúc với phần trình diễn có nhịp điệu vừa phải, với dụng ý muốn người nghe cảm nhận liên tục dòng nhạc mà họ thể hiện.

 

Mặt khác, nó cũng cho ta cảm giác rằng họ tập trung thái quá vô phần hợp âm nguyên bản theo lối phương Tây, dường như tôi chỉ có thể nghĩ đây là một ưu điểm hoàn hảo khi họ trung thành với phần bản gốc. Việc tìm kiếm ‘cái gì đó chỉ thuộc về Ninesin” sẽ là bài tập ưu tiên hàng đầu nếu họ còn hoạt động lâu dài về sau.

 

Người ta nói rằng metal đã chết ở sông Hàn. Nhưng liệu có phải như thế? Những nghệ sĩ tràn đầy sinh lực vẫn luôn bên ta, bây giờ, họ còn tiến gần với ta hơn. Hãy thử nhìn Ninesin mà xem! (Bỏ qua mọi tranh cãi)  họ được mọi người nghĩ tới như một ban nhạc mạnh mẽ, luôn chắc chắn, kiên định với dòng nhạc của mình. Album lần này, chỉ với việc có thể xác nhận được điều đó cũng là một ‘thu hoạch lớn’ cho họ rồi.

 

Bài viết/ Yeo In Hyeop (lunarianih@naver.com)

 

 

Nội dung bài viết trên Cafestyle thuộc sở hữu của công ty HansaeYes24 Vina Co,.Ltd

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích