Nói sao cho hay
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Học ăn, học nói, học gói, học mở, những sự học mà ông bà ta đã từng chỉ dạy và còn kèm theo cả cảnh báo. Bạn dù có địa vị, dù được coi là sếp lớn, thế nhưng cách nói sẽ vẫn cần phải học, phải trau dồi.
Học ăn, học nói, học gói, học mở, những sự học mà ông bà ta đã từng chỉ dạy và còn kèm theo cả cảnh báo. Bạn dù có địa vị, dù được coi là sếp lớn, thế nhưng cách nói sẽ vẫn cần phải học, phải trau dồi.
Những gợn sóng từ cách nói
Trong môi trường công sở, văn phòng vốn rất nhạy cảm với những thay đổi dù chỉ là nhỏ nhất. Và các nói năng cũng không phải là ngoại lệ. Hàng tỷ người trên hành tinh này cũng đồng nghĩa với hàng tỷ tính cách, cá tính khác nhau. Trong văn phòng chỉ vài mét vuông cũng vậy thôi. Hàng trăm, hàng chục, thậm chí chỉ là vài người đi chăng nữa thì điều này cũng không thay đổi, tức mỗi người một tính cách, một cách biểu thị sự nóng giận, vui buốn khác nhau. Chính những hỷ nộ ái ố trong cảm xúc của con người đem đến nhiều cách xứ lý lời nói khác nhau.
Sức mạnh của lời nói bạn đừng nên xem thường
Và như tôi nói ngay lúc đâu, môi trường công sở luôn nhạy cảm với những thay đổi. Nếu như trong lúc nóng giận, hay buồn bực, những lời nói của bạn thốt ra ngay khi ấy hoàn toàn có thể khiến người khác có đánh giá thiếu thiện cảm về cá nhân bạn.
Hình ảnh của bạn sẽ thay đổi vì lời nói của mình
Chỉ từ những ngôn từ không hợp lý bạn phát ra, những gợn sóng có thể bắt đầu hình thành và hẳn nhiên nó sẽ dẫn đến những con sóng, hay nói thẳng ra là những biến động không hề nhỏ với sự nghiệp của bạn. Tôi tin chắc nằng có không ít người đã chịu cảnh mất việc và vài ba lần vạ miệng. Và như thế thì thật không đáng.
Nói sao cho đúng
Không có một khuôn phép nào để áp dụng giúp cho việc học nói dễ dàng, đơn giản hơn. Mỗi cảm xúc khác nhau, lời nói, cường điều sẽ khác. Và như thế kết quả mà chúng ta nhận được cũng sẽ khác. Tuy nhiên, tôi xin mạo muội đưa ra một vài câu nói, cũng như cách vận dụng nó vào trong từng ngữ cảnh cụ thể, để từ đó hy vọng sẽ giúp các bạn biết tận dụng lợi thế của ngôn ngữ trong công việc một cách tốt hơn.
“Việc của ai người nấy làm”: Câu trả lời ích kỷ này không những làm đồng nghiệp và sếp nổi giận mà còn có thể khiến bạn mất việc. Có thể công việc được giao chưa từng được đề cập đến trong bảng mô tả công việc của bạn, nhưng nếu đó là việc trong tầm tay để đóng góp cho sự phát triển của công ty thì bạn không nên từ chối.
“Tôi sẽ ráng”: Câu nói có vẻ không mấy không ngoan, bởi nó khiến mọi người nghi ngờ năng lực của bạn. Thay vì nói như thế, bạn thử bằng các câu như “Tôi nhận việc này”, "Tôi sẽ làm việc này”. Kết quả nhận lại hẳn sẽ khác rất nhiều đấy.
Là việc nằm trong khả năng của bạn, nên chẳng cần “ráng”.
“Tôi không thích” : Câu nói khiến bạn dễ dàng bị cô lập. Có rất nhiều cách để góp ý và đánh giá, bạn nên chọn cách mềm mỏng nhất. Thay vì nói “Tôi không thích”, thử đề nghị “Tôi nghĩ chỗ này chưa ổn, chúng ta có thể làm theo cách này” xem sao.
“Tôi bận quá”: Chẳng có ai rảnh rỗi cả đâu. Mọi người đều căng thẳng Trong trường hợp bạn thực sự đang quá tải, hãy từ chối khéo léo hơn “Tôi đang làm dở một số việc, khi nào xong tôi sẽ hỗ trợ anh/chị ngay”.
Trịnh Đăng
Theo Người tiêu dùng
THÔNG TIN MUA SẮM
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >