Những trái rừng đi cùng tuổi thơ tôi
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Có thể nói rằng tuổi thơ là một quảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Trong cái tuổi thơ đó có biết bao nhiêu là điều ngây ngô, bao nhiêu trò chơi hồn nhiên và trong thế hệ của chúng tôi tuổi thơ ấy...
Có thể nói rằng tuổi thơ là một quảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Trong cái tuổi thơ đó có biết bao nhiêu là điều ngây ngô, bao nhiêu trò chơi hồn nhiên và trong thế hệ của chúng tôi tuổi thơ ấy còn có cả những cánh rừng, đám rẫy với nhiều loại trái thơm ngon.
Và đây, những trái rừng đã đi cùng tuổi thơ tôi.
1. Trái thù lù: chẳng biết tên thật của nó là gì nhưng chúng tôi vẫn thường gọi nó là thế. Thù lù mọc đầy nương rẫy và quanh vườn. Mỗi lần đi hái thù lù là mỗi lần “có chiến sự” bởi cả đám tranh giành lẫn nhau, có khi đến “đổ máu” vì cào cấu, bấu xé, giành lộn. Tuy vậy, có đứa nào về tay không đâu, ngược lại đứa nào cũng bị quá tải, phải bó vạt áo thật chặt để đùm về. Thù lù khi ăn có vị ngọt, thanh và có khi chúng tôi còn ăn thù lù thay cơm!
Thù lù mọc khắp nương rẫy và quanh vườn nhà.
Ngoài việc ăn rất ngon, thù lù còn được lũ nhỏ chúng tôi dùng để chơi trò đua xe bằng cách găm 2 trái thù lù 2 đầu chân nhang rồi thả chạy trên bộ ván
2. Trái chùm bao: Ngoài cái tên chùm bao, tụi nhỏ chúng tôi thường gọi trái này là trái lồng đèn bởi nó giống cái lồng đèn Trung thu. Ngày đó, lồng đèn mọc đầy rào, hầu như nhà ai cũng có. Ấy thế nhưng hễ đi ngang nhà nhỏ bạn mà thấy có trái ưng ửng chín hườm là kiểu gì cũng thò tay hái, để rồi có khi bị bắt quả tang, nó đi rêu rao với cả xóm rằng mình là đồ ăn cắp! Trái lồng đèn có vị vừa ngọt vừa chua nên thường được đám con gái ưa chuộng hơn đám con trai.
Tụi nhỏ chúng tôi gọi trái này là trái lồng đèn
Lồng đèn không chỉ có lũ nhỏ chúng tôi săn lùng để hái trái mà người lớn cũng thế và họ hái cả cây đem về sắc nước uống
3. Trái dủ dẻ: Dủ dẻ thường mọc trên những cánh đồi thoai thoải và mỗi khi lùa bò ra đó, lũ nhỏ chúng mình thường tranh nhau những lùm cây dủ dẻ để tìm trái chín. Trái dủ dẻ chín vàng, lột vỏ bỏ vào miệng ngậm cho những múi dủ dẻ tan ra, mỗi múi mỗi hột thật là thú vị. Cũng vì những chùm dủ dẻ mà có khi tôi “nổi điên” cầm cây rượt đánh tụi bò vì chúng quần nát bụi dủ dẻ mà hôm trước mình đoán là sẽ có chùm chín vàng hôm nay!
Ăn dủ dẻ là phải nuốt luôn hột mới ngon
4. Trái sim: Cũng những lần lùa bò lên rừng ấy, chỉ trừ khi không có trái gì để ăn nữa chúng tôi mới tìm đến sim. Sim mùa nào cũng có, đầy đồi đầy núi và đầy cả giấc mơ. Nhớ những ngày thơ dại, nhóm 3-4 đứa chăn bò chúng tôi thường thè lưỡi ra đọ xem lưỡi ai đen hơn sau khi ăn sim. Chính vì vậy mà đứa nào cũng cố dùng lưỡi và vòm họng trên để nén múi sim cho màu đen thấm sâu vào lưỡi! Hơ hơ, nghĩ lại buồn cười!
Sim là loại cây mọc hoang ở hầu hết các vùng địa hình
Trái sim có vị ngọt chát, là “món” mà gần như ngày nào cũng có trái để ăn
5. Trái chay: Chay ngoài việc cho chúng tôi những trái chín thơm lừng, bùi bùi, chua chua, ngọt ngọt thì còn cho đám chăn bò chúng tôi những bóng mát tuyệt vời. Những bữa chiều hè nắng nóng như thiêu, cả đám nằm ngửa dưới gốc chay, tay gối đầu, tay gác tran, nói về những ước mơ mông lung. Tôi nhớ như in cái lần thằng Tèo nói về mơ ước có cái nhà cầu trong nhà bếp như nhà bà con của nó đâu đó ở Sài Gòn. Chúng tôi đã nhổm hết dậy định đập cho nó một trận vì cái tội nói láo. Làm gì ai để cái nhà cầu trong bếp bao giờ, thúi chết! (Giờ thì nhà đứa nào cũng có cái nhà cầu trong bếp hết rồi!)
Trái chay có vị chua chua, ngọt ngọt, bùi bùi.
Ngoài ăn chơi thì quả chay xanh còn được người dân quê tôi dùng để chế biến thành nhiều món ăn độc đáo
6. Trái trâm: Trâm là loại cây mọc nhiều vô cùng trong những cánh rừng cạnh xóm tôi. Trâm ăn rất thích nhưng chỉ có trái từ trong khoảng tháng 10 đến qua tết gì đó. Nói đến trâm là nói đến nổi đau của thằng Chuột bạn tôi. Vì trèo hái trâm mà cái quần vía nhất của nó bị xé rách toạc, chiều về lại bị mẹ nó cho ăn thêm mấy cây roi mây. Cũng kể từ đó, nó thề “nghỉ chơi” với trâm. Bây giờ gặp lại, cả nhóm vẫn còn nhắc nhau những kỷ niệm thời xa xưa ấy.
Trái trâm chưa chín màu xanh, dần chuyển sang hồng và có màu tím thẩm khi đã chín
Trái trâm ngọt ít, chát nhiều, thịt cũng chẳng bao nhiêu nhưng bọn trẻ chúng tôi rất mê
7. Trái chùm ruột: Chùm ruột có 2 loại, chùm ruột ngọt và chùm ruột chua. Thường ra trái quanh năm và là loại cây nhỏ nên lũ con nít chúng tôi rất thích. Bản thân tôi đã bị mẹ cho ăn vài trận đòn vì “ăn trộm” đường để ngâm chùm ruột. Hồi đó, thời bao cấp những nhu yếu phẩm đều phải ăn dè chừng chờ ngày được cấp phát tiếp chứ có phải như bây giờ!
Chùm ruột chín có màu vàng ươm, giã chén muối ớt cay cay, chấm ăn thì thật tuyệt vời
Chùm ruột ra trái rất sai và thường có quanh năm
Ngoài những trái này, còn biết bao nhiêu là trái rừng, trái nhà mà tuổi thơ tôi gắn liền với chúng. Một vài trong số đó có thể kể đến như dái mít, me, trứng cá, mận, mùng quân…Không chỉ riêng mình mà tôi tin rằng ai trong số các bạn đang xem bài này đều ít nhiều có những kỷ niệm gắn liền với những trái rừng của tuổi thơ. Nhớ quá đi mất những ngày xưa!
Bài được viết bởi thành viên Phạm Thị Tùng
THÔNG TIN MUA SẮM
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >