Những kiểu sếp khiến nhân viên ngán ngẩm

22:11 29/08/2021

Sếp - đôi khi không hẳn là người lãnh đạo cao nhất tại công ty, mà là đồng nghiệp cấp trên trực tiếp quản lý bạn. Gặp một người quản lý tốt sẽ giúp công việc của công ty thuận lợi, tuy nhiên, đối với 1 số kiểu sếp như bên dưới thì chắc ai cũng ngán ngẩm.

Share social

Sếp - đôi khi không hẳn là người lãnh đạo cao nhất tại công ty, mà là đồng nghiệp cấp trên trực tiếp quản lý bạn. Gặp một người quản lý tốt sẽ giúp công việc của công ty thuận lợi, tuy nhiên, đối với 1 số kiểu sếp như bên dưới thì chắc ai cũng ngán ngẩm.

 

Sếp đùn đẩy việc cho nhân viên

 

Sếp luôn luôn là người quyết định phân chia công việc cho từng nhân viên cấp dưới. Nếu sếp của bạn là một người đùn đẩy công việc thì đây đúng là điều tồi tệ nhất cho tất cả mọi người. Bởi khi đó, sẽ có người “ngồi mát ăn bát vàng” trong khi các nhân viên còn lại cắm mặt làm việc. Nhưng phải chấp nhận thôi, vì đó là sếp mà!

 

Sếp hay nhận công trạng về mình

 

Việc báo cáo thành quả công việc cho cấp lãnh đạo cao nhất, không ai khác, chính là người quản lý chính của nhóm đó. Một số “sếp” thường nhân cơ hội này, nhận hết công trạng về mình, và đẩy các sai phạm cho nhân viên cấp dưới. Nếu bạn không có cơ hội để nói chuyện với cấp lãnh đạo, thì đây sẽ là một thiệt thòi rất lớn cho những gì bạn và các đồng nghiệp đã đóng góp cho công ty.

 

Những kiểu sếp khiến nhân viên ngán ngẩm

 

Mọi thành quả của một nhóm sẽ nằm gọn trong tay sếp

 

Sếp nổ và hứa cuội

 

“Những vị sếp họ Hứa sinh gần hố bom” là cách nói vui mà nhân viên thường nói ám chỉ tính cách sếp của mình. Đó là những người nổ sảng long trời về những phúc lợi đãi ngộ mà họ dành cho nhân viên, hay cơ hội thăng tiến, lương thưởng mà nhân viên có được nếu đạt mục tiêu kinh doanh, nhưng sau đó mọi thứ đều lãng quên như chưa từng xảy ra. Công lao và thành quả mình làm ra, mình xứng đáng được đền trả, vì vậy, đối với những kiểu sếp như vậy, bạn không nên giữ im lặng mà phải lên tiếng đấu tranh vì quyền lợi chính đáng mà mình đã làm chứ không phải lời nói suông từ sếp.

 

Sếp soi mói việc làm của nhân viên

 

Thay vì nhìn nhận đánh giá kết quả công việc cuối cùng, có những kiểu sếp rất thích theo dõi, soi mói tỉ mỉ từng hành động nhỏ trong quá trình làm việc của nhân viên. Họ thích xen ngang mọi chuyện và tỏ ra am hiểu tất cả, họ thích quản lý thời gian làm việc của từng người và cho mình cái quyền phán xét hiệu quả công việc trên thời gian làm tại công ty. Thực tế, những sếp dạng này được xét vào dạng năng lực quản lý kém và thiếu tầm nhìn chiến lược. Nếu bạn muốn được học hỏi thì nên tìm kiếm một cơ hội được làm việc với sếp giỏi hơn.

 

Những kiểu sếp khiến nhân viên ngán ngẩm

 

Sếp mưa nắng thất thường

 

Ai cũng sẽ cảm thấy rất căng thẳng khi làm việc với kiểu sếp này, bởi chẳng thể đoán trước được chuyện gì sẽ xảy ra nếu tâm trạng của sếp theo kiểu mưa nắng. Cùng một bản kế hoạch đề xuất, nhưng bạn sẽ phải gặp hàng trăm kiểu bắt bẻ khó dễ nếu sếp đang khó ở, hoặc sẽ là 1 cái gật đầu không cần xem xét nếu “bạn ấy” đang hứng khởi.

 

Thông thường thì rất dễ đối phó với dạng sếp này nếu bạn có một chút tinh ý và nhạy cảm. Sếp tính khí thất thường rất kém trong việc giấu cảm xúc, do vậy bạn dễ dàng biết khi nào sếp vui, buồn, khi nào đang khó chịu, bực tức để nắm bắt cơ hội nói chuyện với sếp. Đây cũng là một kỹ năng cần có trong công việc, giống như việc nắm bắt tâm lý khách hàng vậy.

 

Những kiểu sếp khiến nhân viên ngán ngẩm

 

Sếp tính khí thất thường rất kém trong việc giấu cảm xúc

 

Sếp bảo thủ và độc tài

 

Kiểu sếp này thường sở hữu một tá đám nhân viên thụ động tuân thủ vô điều kiện. Tư tưởng trên bảo dưới phải nghe đã trở nên quá lỗi thời, nhưng một số sếp vẫn coi đó là nền tảng quản lý. Họ có thể rất giỏi – nhưng nếu không tiếp thu ý kiến từ nhân viên, làm việc độc tài và chủ quan, sẽ chẳng bao giờ thành công. Hơn nữa, nhân viên không có nhiều cơ hội thể hiện chính kiến cá nhân, xét về lâu dài sẽ trở thành một thói quen làm việc vô cùng xấu, thụ động và đi theo lối mòn, thiếu sáng tạo.

 

Đối với sếp độc tài, bạn cần một chiến lược mềm mỏng và khả năng đoán biết tâm lý cực tốt, nếu không trang bị các “kỹ năng mềm” này, cách tốt nhất là hãy rời xa sếp sớm vì không thể thỏa hiệp.

 

Những kiểu sếp khiến nhân viên ngán ngẩm

 

Tài sản lớn của sếp bảo thủ độc tài là 1 đám nhân viên thụ động

 

Sếp thích nhân viên là bản sao của mình

 

Sếp giỏi và am hiểu kiến thức, sếp biết tất cả và có thể làm tốt mọi việc, nhưng điều đó không có nghĩa là nhân viên của sếp phải làm được như vậy. Sếp yêu cầu sự hoàn hảo tuyệt đối, muốn nhân viên phải làm việc chăm chỉ như mình...Khi làm việc với những sếp này, có thể bạn sẽ tiến bộ trong chuyên môn nhanh, nhưng cũng rất áp lực và căng thẳng. Nhưng bạn nên biết, họ giỏi giang vì họ là sếp, bạn không nhất thiết phải giống họ 100%.

 

Sếp thiên vị và cảm tính

 

Những vị sếp cảm tính thường làm việc theo cảm xúc, đánh giá công việc rất chủ quan. Điều này không chỉ bất lợi cho nhân viên, mâu thuẫn nội bộ mà còn gây phiền phức cho chính bản thân sếp. Nhân viên “ruột” nhận được những công việc dễ xơi, thưởng hậu hĩnh, trong khi những người khác cống hiến hết mình lại không được coi trọng, điều này gây tâm lý bất bình, sếp sẽ khó làm việc với nhân viên. Với kiểu sếp này, những nhân viên theo trường phái “sống thực với chính mình” thường sẽ khó ở với sếp.

 

Những kiểu sếp khiến nhân viên ngán ngẩm

 

Mọi thành quả công việc đều không được ghi nhận vì sếp không ưa bạn.

 

Những kiểu sếp khiến nhân viên ngán ngẩm

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan