Những dòng nhạc với âm sắc đa dạng Hàn Quốc: Naty, Lim Jihoon, Yeon Nam Dong & Dumber

22:11 29/08/2021

Giới âm nhạc giống như thế giới của các idol, nhưng nếu quan sát kĩ hơn, như kiểu người ta nhìn ngắm các sinh vật qua ống kính hiển vi, thật sự vẫn có nhiều dòng nhạc đa dạng liên tục xuất hiện.

Những dòng nhạc với âm sắc đa dạng Hàn Quốc:

 

Naty, Lim Jihoon, Yeon Nam Dong Dumb & Dumber

 

Giới âm nhạc giống như thế giới của các idol, nhưng nếu quan sát kĩ hơn, như kiểu người ta nhìn ngắm các sinh vật qua ống kính hiển vi, thật sự vẫn có nhiều dòng nhạc đa dạng liên tục xuất hiện. Tuần này, tôi xin giới thiệu với các bạn album thứ 2 <Pride> của Naty - một nhóm nhạc luôn giữ cho mình lối chơi nhạc heavy metal chính thống của Hàn Quốc; một thông tin mới mẻ của Lim Ji-hoon trong <Organ, Orgasm> với ca khúc “Yeon An Harbor” được trình diễn bằng hammond organ (một loại khác của organ điện), và sau cùng là album đầu tay <We Will Fly> của nhóm Yeonnam-dong Dumb And Dumber đã gắn liền với đời sống hàng ngày của các bạn trẻ trong thời gian gần đây.

 

Naty

 

Có thể khi nhắc đến album này, các bạn sẽ không muốn nghe vì nó chẳng có gì mới mẻ, giống như nhắc lại những câu chuyện cũ, nhưng thực sự mà nói, ban nhạc Naty đáng để chúng ta đề cập thêm lần nữa.

 

Với những người nghệ sỹ, những ban nhạc, ai cũng có thời kì hoàng kim với nghệ thuật và tài năng âm nhạc vượt bậc của mình. Trước đây, trong thời kỳ hoàng kim của những ban nhạc metal, người ta từng biết đến các cuộc chạy đua ngang tài ngang sức của những ban nhạc metal nổi tiếng, người ta tung hô danh hiệu cho “người gẩy đàn nhanh nhất”, “người gẩy đàn mạnh mẽ nhất”, và “người có khả năng hét lên to nhất”…như tính chất của dòng nhạc.

 

Những nhóm nhạc gạo cội như Black Hole, Baek Doo San, Sinawe vẫn còn hoạt động đến giờ, những ban nhạc ngày xưa như Sadhu, Sahara, Stranger, Dionysus v.v…mỗi thành viên trong nhóm vẫn được nhiều người nhắc đến như một ban nhạc metal làm bật lên cái thần của metal.

 

Nhưng, khi đạt tới đỉnh điểm của cao trào metal, thì cơn sốt alternative xuất hiện. Mọi người bắt đầu thay đổi một cách nhanh chóng, chuyển sang một phong cách nhạc mới không được công nhận về kĩ thuật, và tự gọi là “nghệ thuật và tài năng trong âm nhạc”. Cũng chính từ đó, cái thần trong phong cách metal đã thay đổi. Rất nhiều những ban nhạc nổi danh theo trào lưu metal thời bấy giờ dần bị quên lãng. Cả Naty cũng vậy – một trong những ban nhạc lúc đó đã biến mất. Bởi vậy mà bây giờ, ban nhạc heavy metal “Naty” có thể là một cái tên vẫn còn xa lạ với nhiều người.

 

Bẵng đi một thời gian, thông qua album <Long Time No See>, một lần nữa, họ đã cho thấy dáng vẻ thật sự của mình. Naty đã trở lại!!! Để có được chất lượng âm thanh hoàn hảo, họ làm việc chuyên nghiệp trong phòng thu nổi tiếng của Mỹ và dốc hết tâm huyết của mình vào nghệ thuật v.v… với âm thanh metal trong “Night Train” của Lee Eunha, “Playing With Fire” của Oxen 80 thì ta có thể nói đây là album đóng góp đưa Naty đi lên sau khi bị chìm trong “lịch sử” của thần metal.

 

 

Và năm 2011, Naty phát hành album thứ 2 <Pride>. Ngay khi nghe về album của họ, mọi người nói rằng đây là một phong cách của “thế kỉ 20”, dù gần đây có nhiều ban nhạc đang hoạt động theo phong cách metal. Âm điệu khô khốc, cả riff (nốt nhạc ngắn được lặp lại nhiều lần) cũng thật ngớ ngẩn, cái gì là “nét nhạy cảm” đang là xu hướng hiện nay, tôi không thể tìm thấy được. So với việc liều mình trong thử thách mới mẻ hay chạy theo xu hướng thì có vẻ như họ vẫn cố chấp với phong cách heavy metal thực sự của mình. Cả lời nhạc cũng tương tự như thế. Sự biểu cảm ngôn ngữ của  “tough guy (anh chàng mạnh mẽ)” đã đành mà hoàn cảnh xã hội cũng không dễ dàng đón nhận dòng nhạc này nữa.

 

Phải, đúng vậy. Những người này hoàn toàn không thay đổi gì. Nhưng album của họ vẫn phát hành. Và tôi nghĩ lí do mà chúng ta phải chú ý tới âm nhạc của Naty đó là điểm chính này đây. Không biết tự bao giờ, nền âm nhạc đại chúng trở thành món hàng mua bán hay chạy theo thị hiếu đám đông, âm nhạc của Naty được đặt ra trong vấn đề này. Âm nhạc đúng đắn, âm nhạc mới mẻ đương nhiên là không sai. Và có vẻ họ đang bùng lên ngọn lửa như thể đã đè nén nó rất lâu rồi vậy. Đây chính là nền âm nhạc mà chúng ta vẫn lấy làm vinh quang từ trước đến giờ.

 

Vì vậy mà tôi cảm ơn họ. Thay cho một thế hệ đã quên đi việc nổi giận, họ đang phẫn nộ giúp chúng ta, điều này thật tốt. Mặt khác, tôi cũng thấy có lỗi. Có vẻ như tôi chỉ cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với âm nhạc của thế hệ đi trước mà không phải thế hệ của chúng ta.

 

Nếu nghe dòng nhạc mạnh mẽ, thỉnh thoảng, tôi lại thấy buồn. Dù là trước đây hay bây giờ thì việc làm tôi phát cáu cũng như nhau cả thôi, thật sự, chúng ta đã quên mất việc nổi giận rồi sao? Với lí do như thế, tôi ước gì thế giới mà tôi đang sống đây có nhiều hơn một chút những người hay phẫn nộ thì tốt biết mấy. Nếu có nhiều người hét lên đối diện thẳng thắn với vấn đề của “chúng ta” hơn là vấn đề “cá nhân” thì tốt biết mấy. Những vị thần metal làm dấy lên sự bất mãn của thế giới đầy tham vọng và không có tình bạn, đó chính là Naty.

 

Bài viết/ Yeo Inhyeop (lunarianih@naver.com)

 

Lim Ji-hoon

 

Đối với các fan rock ngày xưa, tôi có thể giải thích bằng phong cách nhạc rock Psychedelic, đối với những người hâm mộ dòng nhạc của người da đen thì nhạc khí của họ khiến tôi liên tưởng đến một buổi liên hoan đình đám đầy sôi nổi. Có thể nó được chia ra không mấy rõ nét nhưng trong thế kỉ 21 thì cảm hứng mà hammond organ mang tới dù sao cũng là phong cách của ngày xưa. Vừa xa lạ vừa như liều thuốc tê bất thường khiến chúng ta phải điên đảo đầu óc.  Nếu hammond organ này mang âm điệu Hàn Quốc thì tôi lại chẳng mong đợi chút nào. Trên thực tế thì có một kết quả tự nhiên đầy thú vị đã xuất hiện.

 

Còn nhớ Lim Jihoon đã từng để râu trông rất bảnh và tuyệt vời trong Asoto Union, Funkafric Booster thì các bạn có thể không tưởng tượng được thử thách định quay lại với hương vị cũ và quen thuộc của anh ấy đâu. Bởi một ý tưởng chiến lược lôi kéo đội từng đi theo phong cách Funk thập niên 70 và Jazz theo phong cách nhạc dance đã xuất hiện. 

 

Khi biết và tìm hiểu nó, bạn sẽ ngạc nhiên lần thứ nhất vì sự lựa chọn loại nhạc và lần thứ 2, bạn sẽ ngạc nhiên vì cách thể hiện sex đầy táo bạo của anh ấy. Một cô gái trẻ đang nâng cổ với góc độ 120 và gập lưng xuống giống như mũi tên ở bìa của album, và cô gái này là một diễn viên người Nhật Maki Hojo được nhiều người biết đến. Anh ấy dẫn đầu với một concept hết sức quyến rũ và thu hút người khác.

 

Cái mà tôi muốn đề cập trước tiên chính là ca khúc nổi tiếng hiện nay trong album này. Mulatu Astatke có thể nói là người tiên phong cho phong cách nhạc jazz Ethiopia, và Santana cũng là đương nhiên; nhưng cuối cùng mọi thứ lại trôi theo dòng chảy đến “Bến tàu Yeon An” – dòng nước mặn của Incheon. Nếu không tính “Yeon An Harbor” thì hầu hết các ca khúc đều dành riêng cho đôi tay điêu luyện của Lim Jihoon, bỏ qua cả giọng ca chính. Một bữa tiệc đình đám xuất hiện đầy thú vị như thể ta đang khám phá mê cung huyền bí cùng với giai điệu thoải mái khiến ta lắc lư lại bị phản đối. Vậy màn diễn kèn xắcxô của Son Seong-jae thì thế nào? Nhịp độ của nó được nâng lên nhưng không quá mức, quá trình thay đổi giây phút của sự hân hoan đã thực sự thu hút được mọi người.

 

Nhấn chìm gương mặt rạng rỡ này trong chốc lát, nếu nhìn toàn thể các mặt của album thì chúng ta chỉ có thể nói đó là phong cách của ngày trước. Mặc dù âm sắc của nhạc khí chiếm vai trò quan trọng nhưng nó lại không có đủ sự hài hòa trong mọi yếu tố của các nhóm nhạc tràn đầy năng lượng và vẫn bị phản đối. So với mục tiêu là orgasm thì việc có được từ khóa là sự trở lại có thể sẽ đạt được thành quả lớn hơn. Theo đó, <Organ, Orgasm> của Lim Ji-hoon, so với dòng nhạc của một ban nhạc thì nó là âm nhạc của một ban nhạc bậc thầy, và so với Starbucks thì nó là nhạc nền của cửa hàng cà phê dưới tầng hầm.

 

Bài viết/ Hong Hyukeui(hyukeui1@nate.com)

 

Yeonnam-dong Dumb & Dumber 

 

Sự xuất hiện của cậu bé “siêu nhân” bay phất phơ trong chiếc áo choàng không tay ném văng cặp kính trông như chỉ còn một nửa kia lại khiến tôi có cảm giác vui sướng hơn nhiều hơn là cảm giác bắt đánh một gã xấu xa. Cảm xúc mừng vui đối với “Yeonnam-dong Dumb & Dumber” cũng giống với điều dưới đây. Ba người đàn ông ẩn mình một thời gian dài để được huấn luyện chuyên nghiệp rồi xuất hiện với cái tên rất đơn thuần. Tay ghita của “ Wiretapping Equipment of My Ears” và “RainySun” Kim Tae-Jin( Nimi Kim) cùng tay chơi base của “ Wiretapping Equipment of My Ears” Hwang Eui-Jun( Hook), và nhân vật chính cuối cùng là No Yeong- Seok (Cover)

 

Album này kêu gọi sự ủng hộ với việc “bay nhảy” như cá sống dưới nước. Trước hết, tôi sẽ tỉnh lược “trình độ chuyên nghiệp” về mặt âm thanh của họ và nhấn mạnh vấn đề chính trong lối trình bày. Cả lời bài hát cũng đã bộc lộ rõ ràng sự tình bên trong vốn được ẩn dấu trong hình tượng “Wiretapping Equipment of My Ears”. Họ than vãn một cách khó chịu sau cuộc chia li “ Hui Zhe Ding Li Qu Zhe Bi Fan” ( Nếu gặp gỡ thì một ngày nào đó sẽ phải từ biệt lẫn nhau, và người ra đi nhất định sẽ trở về), rồi lời hát thể hiện đời sống ở trọ tự túc đầy đáng thương. Hầu như các tình tiết trong “ Thắng lợi của sự lười biếng” đều bắt đầu từ rượu và đến khi kết thúc cũng là rượu nốt. (Huống hồ sự ra đời của ban nhạc cũng được thiết lập ngay trên bàn rượu.) Trong lời bài hát, các bạn sẽ thấy sự thú vị trong việc tìm kiếm giọng hát chính với đặc trưng của cả 3 người rất tuyệt vời. Đoạn rap và âm trầm là do Hook thể hiện, còn âm cao đến điên người và trình diễn solo ghita thuộc về Nimi Kim, cuối cùng là Cover, anh ấy trung thành với phần bổ trợ 2 người kia.

 

Bài hát của họ giống như đoạn điệp khúc đầy cảm động “Rain and Bacon” với “Intestine Trouble” mong muốn cấp thiết tìm kiếm nhà vệ sinh khiến tôi nghĩ tới bộ truyện tranh hài hước. Bản tóm tắt rõ ràng này bắt cặp hết sức tự nhiên với hình thức của Showtune hay Pansori (Một loại nhạc dân tộc của Hàn Quốc).  với ChuImSae( Âm thanh được đưa vào để dấy lên cảm hứng trong mỗi đoạn nhạc Chang – một bài ca mang tính kể chuyện truyền thống của Hàn Quốc khi người dẫn đầu bắt nhịp.), “Intestine Trouble” và “Hongdae Arirang” lại dùng âm thanh của cây sáo và TaePyeongSo (Một loại nhạc khí cổ của Hàn Quốc với hình dáng của hoa súng nở rộ) tất cả đều chứa đựng nét mĩ học của Pansori, “I’m inside Cover” lại làm tôi liên tưởng tới buổi hòa nhạc với lối diễn rất thực tế. Điệu thứ làm dậy lên tình cảnh thất lễ với mọi người và ghita Flamenco xuất hiện tượng trưng cho sự nhạy cảm cũng như cảm nhận mang tính âm nhạc.

 

Tiếng địa phương cứ xuất hiện liên tục ở phần giữa bài hát bộc lộ sắc thái mạnh mẽ và khô khốc của “chàng trai tỉnh Gyeongsang”. Nếu gọi sắc thái địa phương thế này là “xu hướng” thì các bạn có thể tìm thấy “đặc tính” này tại phường YeonNam. Các bạn có thể đi và về giữa HongDae với phường YeonNam chỉ mất 10 phút, nhưng rõ ràng “(dong)phường” lại là một khu vực độc lập.

 

Bài viết/ Kim Banya (10_ban@naver.com)

 

 

Nội dung bài viết trên Cafestyle thuộc sở hữu của công ty HansaeYes24 Vina Co,.Ltd

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích