Những bóng đêm của nền thời trang thế giới

22:11 29/08/2021

Thời trang xét cho cùng được tạo nên để giúp cho con người đẹp hơn, và việc ăn mặc nhằm một mục đích là để che đi khuyết điểm của cơ thể...

Những bóng đêm của nền thời trang thế giới

 

 

 


Thời trang xét cho cùng được tạo nên để giúp cho con người đẹp hơn, và việc ăn mặc nhằm một mục đích là để che đi khuyết điểm của cơ thể. Trải qua nhiều thế kỷ phát triển, thời trang đã nhân danh vẻ đẹp và quyền lực để tôn vinh con người, nhưng có những giai đoạn thời trang đã gây không ít tranh cãi đầy đau đớn về những xu hướng đã thống trị hằng thế kỷ.


Chân gót sen – Trung Quốc, TK 10.

 

 


 

Phụ nữ có gót chân sen, hồng hào nhỏ nhắn được cho là quý phái sang cả. Điều này được các gia đình hoàng tộc Trung Hoa xưa đặt thành chuẩn mực về cái đẹp hàng đầu cho các cô con gái. Ngay từ lúc 5 tuổi, đôi chân của họ đã bị quấn chặt trong nhiều lớp vải nhằm giữ chúng nhỏ gọn trong khoảng 7cm. Càng nhỏ, đôi chân họ càng vừa vặn trong đôi giày hình nụ hoa sen. Thế nhưng việc phá vỡ liên kết và hình dáng xương làm bàn chân trở nên dị dạng.

 

 


Việc bó chân làm thay đổi hình dạng xương bàn chân

 

 

Khi họ không thể tự đi lại trên đôi bàn chân yếu ớt, càng trở thành biểu tượng cốt yếu cho quan niệm của người xưa về sự quyền quý. Vì bằng cách hạn chế di chuyển điều đó có nghĩa là những phụ nữ này không thể làm việc, cũng có nghĩa là họ phải sinh ra trong những gia đình giàu có. Và rằng là họ đã kết hôn với một người đàn ông giàu có, đủ để hỗ trợ họ, phục vụ cho họ. Qua thời gian, kích thước của bàn chân của người phụ nữ đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu để họ có thể kết hôn. Người đời vẫn gọi đây là tục “bó chân”, kéo dài hơn 1.000 năm và hàng triệu người phụ nữ đã bị ảnh hưởng cho đến khi nó bị cấm vào năm 1949.

 


Khuôn mặt nhẵn bóng. – châu Âu, TK 11

 

 


lối phục sức của phụ nữ hoàng tộc thời đại Elizabeth.

 

 

Khi thời trang chưa có những thay đổi chóng mặt như hiện nay và vải vóc chỉ là những loại tơ sợi thiên nhiên hay từ các tấm da thú thì phụ nữ thuộc tầng lớp cấp cao Châu Âu có những cách phục sức khác lạ để phân biệt với những người bình dân. Họ cạo sạch chân mày, lông mi, nhổ phần tóc trước trán để cốt làm sao lộ rõ khuôn mặt nhẵn bóng và vầng trán cao. Điều này cũng ảnh hưởng đến những phụ nữ lao động, phải làm việc vất vả mỗi ngày khiến họ trông như những người ngoài hành tinh. Có thể nói đây là Mốt của cả một thời đại Elizabeth kéo dài 1.000 năm từ năm 500 (sau công nguyên).

 

 


 Lối tạo hình biếm họa về nự hoàng đỏ trong bộ phim Alice in wonderland

 


Guốc Chopine – Ý, TK 14

 

 


 

 

Là một loại giày cao gót xưa, giày chopin có thể nói là kiểu mẫu thời trang đánh dấu sự gặp gỡ của hai nền văn hóa Đông – Tây. Xuất phát từ những thương nhân Venetia khi họ mang những sản phẩm văn minh từ Trung Hoa theo Con đường Tơ lụa như pháo hoa, giấy, những đôi giày vải thêu… thì những đôi guốc chopin cũng du nhập theo đó.

 

 

 
Guốc chopin của phụ nữ Ý và Trung hoa

 


Nhưng khác với những đôi guốc chopin của hoàng tộc Trung Hoa dưới triều đại Mãn Thanh, guốc chopin ở Ý được làm cao hơn. Các cô gái ở đây quan niệm rằng sự cao ráo là đại diện cho địa vị xã hội. Nhưng vì cấu trúc guốc không vững khi càng làm lên cao, nên khi mang các cô gái phải đi vịn vào một người hầu. Kiểu guốc này cũng đã lan rộng khắp châu Âu và kéo dài cho đến năm 1600, khi giày cao gót ngày nay dần dần xuất hiện.

 


Những bộ tóc giả khổng lồ - Pháp, TK 17

 

 


Tượng sáp của vua luois XIV và hoàng tộc thể hiện lối phục sức tiêu biểu với bộ tóc giả bự

 


Khi Louis XIV của Pháp đã bắt đầu bị trụi tóc vào giữa những năm 1600, ông bắt đầu đội bộ tóc giả tóc giả xoăn bự. Sau đó, đến lượt các chính trị gia, luật sư, thẩm phán đều tự nguyện làm theo đức vua và đội bột tóc giả bự lên đầu. Từ đó, thuật ngữ “bộ tóc giả bự” được dùng để mô tả một người nào đó quan trọng và có địa vị. Bên cạnh đó, tóc giả được làm công phu tốn kém và khó bảo quản, nên chúng họ đã trở thành một phần thiết yếu của xã hội trang phục cao cấp trong gần 150 năm. Vào đêm trước của Cách mạng Pháp những năm 1770, phụ nữ thường mang tóc giả cao hơn nửa thước vào dịp đặc biệt, và họ trang trí trên đó những con tàu, tòa lâu đài làm bằng đá quý. Họ thường mang chúng trong nhiều ngày mà không chải chuốc, chùi rửa, nên đôi khi những bộ tóc giả này thường bị phá hoại bởi lũ chuột.

 


Đầm thúng – Pháp, TK 18

 


 


Những chiếc đầm với khung váy phồng của TK 16 trở lại pháp sau 200 năm trong hình thức tinh giản một phần ba chiếc khung váy. Theo đó, chiếc khung váy sẽ chỉ mở rộng phần váy ngang làm phình hai bên hông, như hình dáng người đang đeo thúng. Những phụ nữ khi mặc loại đầm này phải mua hai ghế khi đi xem hát và đi một lối vào riêng. Không ít nhà làm truyện tranh đã biếm họa loại đầm này như việc một cô gái bất cẩn ngồi bên lò sưởi để đầm bị cháy mà không biết. Tuy vậy, phong cách này cũng đã thịnh hành suốt hơn nửa thế kỷ.

 


Áo lót Corsets - Châu âu, Mỹ TK 19

 


 

 

Áo Corsets nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại và đã ngừng sử dụng từ những năm 1500. Nhưng sang TK 19, vòng eo nhỏ lại trở thành tiêu chuẩn đẹp cho các cô gái, áo corset lại được sử dụng để thắt chặt lưng và eo từ khi họ mới lên 8. Ngay vào thời đó, các bác sĩ đã lên án những chiếc corsets cực chặt làm biến dạng buồng phổi, gẫy xương, sẩy thai, và nhiều biến chứng khác. Vào năm 1850, Amelia Bloomer, người ủng hộ quyền phụ nữ đã lên tiếng chỉ trích corset, và kêu gọi các chuẩn mực mới trong trang phục cho phụ nữ. Quần áo phải cho phép họ có thể chơi thể thao, và di chuyển một cách thoải mái, tự do. Nhưng đa số đã không ủng hộ cô và corset đã phổ biến cho tới những năm 1920.

 

Bài: Anh Lưu

 

 

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích