Những bộ phim khiêu vũ đáng nhớ nhất
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Nổi lên từ những năm 70 của thế kỉ trước, dòng phim lấy đề tài về các thể loại khiêu vũ hay nhảy vẫn tồn tại đến nay và thu hút đông đảo khán giả.
NHỮNG BỘ PHIM KHIÊU VŨ ĐÁNG NHỚ NHẤT
Nổi lên từ những năm 70 của thế kỉ trước, dòng phim lấy đề tài về các thể loại khiêu vũ hay nhảy vẫn tồn tại đến nay và thu hút đông đảo khán giả. Có thể chúng ta không phải là những vũ công, có thế chúng ta cũng chẳng phân biệt được như thế nào là popping hay locking và cũng có khi chúng ta chẳng bao giờ nhún nhảy trước mặt người khác,…
Chúng ta đến rạp không hẳn chỉ vì âm nhạc hay những vũ điệu mà vì chính những đam mê bất tận, những lòng dũng cảm dám đánh đổi để một lần chạm đến ước mơ mới là điều đọng lại lâu nhất của những bộ phim thể loại này.
Có thể nói bộ phim Saturday Night Fever (1977) chính là bộ phim khởi xướng lên trào lưu phim khiêu vũ tại Hollywood. Bộ phim nói về Tony Manero tìm đến với sàn nhảy disco và những vũ điệu sôi động dưới ánh đèn rực rỡ như một cách khơi mở cõi lòng vốn chồng chất bởi những bế tắc trong cuộc sống như thất bại trong công việc, gia đình bất hòa, xung đột chủng tộc với cộng đồng,… Bài hát How deep is your love trong cảnh Tony ngồi bần thần trên xe điện ngầm, lòng bần thần, tâm trí bao trùm bởi hình ảnh người yêu đã trở thành một bài hát kinh điển có có sức sống vượt thời đại.
Thời điểm đó, Saturday Night Fever đã thực sự tạo nên một cơn sốt trong giới trẻ, đạt doanh thu ngất ngưỡng với hơn 237,1 triệu đô và đưa tên tuổi diễn viên John Travolta trở thành thần tượng, chàng trai trong mơ của vô số các cô gái. Những điệu nhảy điêu luyện mang thương hiệu riêng của John trong phim, cũng như sự kết hợp ăn ý giữa anh và Karen Gorney giữa sàn nhảy disco nhiều màu sắc đã góp phần tạo nên một thành quả to lớn là phổ biến âm nhạc disco vươn ra thế giới và làm hàng triệu người thích thú.
Năm 1987, bộ phim Dirty Dancing được công chiếu và tạo nên cơn sốt với những vũ điệu nóng bỏng của Patrick Swayze và Jenifer Grey mà nay đã trở thành một biểu tượng không thể quên của điện ảnh Mỹ thập niên 80. Bộ phim cho ta thấy rằng trong đời sẽ có những khoảnh khắc bản lề quyết định nhắc ta biết rằng mình phải sống như thế nào và điều gì thực sự có ý nghĩa với bản thân mình. Ví như cô bé Frances Houseman, trong chuyến nghỉ dưỡng cùng gia đình tại cao nguyên Catskill trước khi trở thành sinh viên ngành kinh tế, chỉ vài phút nhìn ngắm các vũ công biểu diễn mà làm cô nghẹt thở, toàn thân tê cứng, tim đập rộn rã như điều gì mách bảo: mình phải khiêu vũ!
Đam mê ùa đến, tình yêu cũng nối gót theo. Dirty Dancing không chỉ là một bộ phim khiêu vũ đặc sắc, nó còn là một bộ phim tình cảm lãng mạn giữa Frances và vũ sư Johnny Castle. Điệu nhảy của họ vào cuối phim trở thành điệu nhảy nổi tiếng nhất mọi thời đại và bài hát The Time Of My Life đã giành được giải Oscar cho Nhạc phim xuất sắc nhất. Từ một bộ phim kinh phí thấp, không có diễn viên ngôi sao, Dirty Dance đã lọt vào danh sách 10 phim đạt doanh thu cao nhất năm 1987 và trở thành phim được xem lại nhiều nhất trong lịch sử điện ảnh.
Bộ phim Shall We Dance (2004) với sự góp mặt của nam tài tử Richard Gere và diễn viên Jennifer Lopez là một chuyến phiêu lưu kỳ lạ vào thế giới của những vũ điệu. Một ngày tình cờ, người đàn ông trung niên John Clark cứ tình cờ trông thấy một người phụ nữ bên khung cửa sổ của một ngôi nhà ven đường với ánh mắt u buồn xa xăm. Ngày thứ nhất, rồi ngày thứ hai, ngày thứ 3,… John lại tiếp tục bị ám ảnh bởi vẻ xám xịt u uất của người phụ nữ trong câu lạc bộ khiêu vũ ấy rồi như đến đỉnh điểm của một sự tò mò lạ lùng, John lao ra khỏi tàu và quyết định đăng ký vào lớp học khiêu vũ ấy để được hiểu rõ hơn.
Trong lớp học khiêu vũ ấy có rất nhiều câu chuyện về những chuyến phiêu lưu của mỗi người đến với những vũ điệu. Có người đến chỉ vì mong muốn được giảm cân, có người muốn tô vẽ cho bề ngoài lịch lãm hơn trong mắt có hồng, có người lại quan niệm “good dance” là “good in bed”,… Và cũng có người đến với khiêu vũ như Paulina bằng cả trái tim, và ngay cả khi bị chấn thương bóp chết ước mơ của mình vẫn không thôi nghĩ về nó trong mỗi giấc mơ, trong mỗi lần chớp mắt, trong cả mỗi hơi thở. Shall We Dance là những chuyến phiêu lưu khám phá những giá trị mà khiêu vũ mang đến cho tâm hồn con người như sự tinh tưởng sáng trong giữa hai bạn nhảy, sự vị tha trong tình yêu hay lòng dũng cảm dám dấn thân bước qua những giới hạn vốn cầm tù bản thân chúng ta trong cuộc sống bận rộn thường ngày.
Đến những năm 90, phong trào phim khiêu vũ chợt lắng dịu đến yên ắng, đến nỗi người ta cứ tưởng rằng phim khiêu vũ chẳng thể nào phát triển được nữa. Tuy vậy, sự lớn mạnh qua ngày tháng của nhiều thể loại mới đã hồi sinh được trào lưu này. Tiêu biểu cho thế hệ sau của trào lưu phim khiêu vũ có lẽ không thể không nhắc đến loạt phim Step Up vốn đã quá quen thuộc với khán giả.
Step Up không có những ý tưởng mới mẻ trong kịch bản nhưng lại tiềm ẩn những công thức để hút hồn người xem. Đầu tiên là âm nhạc thời thượng và vũ điệu sôi động mê hồn. Trước khi bộ phim được công chiếu thì giới trẻ gần như đã download và gật gù đến thuộc lòng với những bản nhạc cuốn hút như Get up hay Give it up to me. Vũ điệu của phim thì không thể bàn cãi nhiều với sự kết hợp sáng tạo giữa ballet cổ điển sang trọng và hiphop bụi bặng đường phố nhưng rộn rã, sôi nổi. Nhiều khán giả bất ngờ khi xem cảnh Jenna nhỏ nhắn có thể nâng bổng anh chàng múa cặp dễ dàng. Ít ai biết rằng cô đã phải đổ mồ hôi trên sàn tập suốt 8 tiếng/ngày trước khi bấm máy Step up. Và rồi xúc cảm được đầy lên, ngày một ào ạt, dào dạt khi các nhân vật của chúng ta nhảy tập thể ở một bữa tiệc hay ở buổi diễn cuối phim. Bên cạnh đó, bộ phim quy tụ nhiều diễn viên trẻ đẹp qua cả một quá trình casting gắt gao và mời được nhiều nhân vật nổi tiếng tham gia. Những thông điệp bên cạnh niềm say mê nhảy múa như tình yêu, tình bạn, gia đình, chủng tộc,… cũng là những gia vị góp phần tạo nên thành công cho Step Up nói riêng và cả 3 phần sau của loạt phim này nói chung.
Thật khó mà không nhắc đến Black Swan (2010) của đạo diễn Darren Aronosky trong bài viết này vì những màn trình diễn ballet nhiều kỹ thuật phối hợp với âm nhạc cổ điển trong phim, nhưng dường như bộ phim này vượt quá khuôn khổ của một phim khiêu vũ hay âm nhạc bởi những triết lý sâu xa ẩn trong một câu chuyện nhiều kịch tính. Một tượng vàng Oscar ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho Natalie Portman và hai đề cử cho Đạo diễn xuất sắc nhất và Phim xuất sắc nhất là minh chứng cho thực lực và sức thu hút mạnh mẽ của Black Swan.
Black Swan xoay quanh quá trình thử vai và biểu diễn vở kịch Hồ thiên nga nổi tiếng của Tchaikovsky, cũng là một quá trình phấn đấu, nỗ lực đầy những mâu thuẫn tâm lý phức tạp như mê cung và cả sự đau đớn, bi kịch khi vươn đến sự hoàn hảo của nữ diễn viên chính Nina. Để được đóng vai chính, Nina phải diễn tốt cả vai thiên nga trắng và thiên nga đen. Bản thân Nina đã là một con thiên nga trắng thánh thiện, trong sáng và để có được vai diễn mà cô ước ao, Nina buộc phải mở cửa, xua những gì đen tối nhất, phàm tục nhất từ sâu thẳm con người mình bước ra.
Nhưng bộ phim không chỉ đơn giản có thế, đó chỉ là phần nổi, còn phần chìm đạp diễn để ta cảm nhận bằng những trường đoạn nghẹt thở trong ảo giác của Nina, bằng những cao trào văng vẳng tiếng thở dồn dập trong tiếng kêu nghe rợn người của thiên, bằng sự hào nhoáng chói lòa của ánh sáng, góc quay thay đổi liên tục,… Một triết lý được truyền tải rất thực và sống động về sự hoàn hảo khiến người xem phải không thôi suy nghĩ. Để tồn tại, con người ta buộc phải chiến thắng quy luật đào thải luôn luôn khắc nghiệt mà cuộc sống đề ra để hướng đến sự hoàn hảo. Ấy vậy mà khi khán giả vỗ tay không ngớt, thừa nhận tài năng của Nina, thời khắc cô hoàn thành ước nguyện bao lâu nay cũng chính là thời khắc cô nhận ra bi kịch của mình khi cô trả cái giá quá đắt cho sự hoàn hảo đó là đánh mất bản thân mình…
Đến một lúc nào đó, khi bạn nhận ra niềm say mê của mình, khi rèm đã mở, khi khán giả đã vỗ tay, đám đông đã trở nên cuồng nhiệt, hãy cứ dũng cảm mà mặc trang phục đẹp nhất, bước ra cúi chào khán giả và cho họ thấy bạn là ai, nhé!
|
THÔNG TIN MUA SẮM
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >