Những bậc thầy lừa đảo trên màn hình

22:11 29/08/2021

Dĩ nhiên, lừa đảo, lường gạt,… là một thói xấu, nhưng việc quan sát và tìm hiểu nó không phải là không thú vị. Một điều cần công nhận rằng những “bậc thầy lừa đảo” lại là những kẻ rất thông minh, nhanh nhạy và là chuyên gia nắm bắt tâm lý của kẻ khác.

Share social

Dĩ nhiên, lừa đảo, lường gạt,… là một thói xấu, nhưng việc quan sát và tìm hiểu nó không phải là không thú vị. Một điều cần công nhận rằng những “bậc thầy lừa đảo” lại là những kẻ rất thông minh, nhanh nhạy và là chuyên gia nắm bắt tâm lý của kẻ khác. Cùng có niềm hứng thú kỳ lạ với những kẻ lừa đảo giống như bạn, các nhà làm phim đã cho ra đời nhiều bộ phim độc đáo về đề tài này.

 

Những bậc thầy lừa đảo trên màn hình

 

Ra đời sớm nhất và được đánh giá ở tầm “kinh điển” là bộ phim The Sting (1973). Bộ phim với sự hiện diện của hai huyền thoại điện ảnh là Robert Redford và Paul Newman không chỉ kéo khán giả tới rạp, thu về 159 trệu đô từ vỏn vẹn kinh phí 5 triệu đô, mặt khác còn được giới chuyên môn đón nhận với 7 giải Oscar bao gồm cả hạng mục Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất.

 

Những bậc thầy lừa đảo trên màn hình

 

Lấy bối cảnh Chicago trong thập niên 1930, bạn sẽ bắt gặp những quý ông lịch lãm trong những bộ vest, ngồi bên bàn đánh bạc trong làn khói của những điếu xì gà. Trong phim, động cơ của việc lừa đảo được thi vị hơn thực tế: trả nợ ân oán. Tên trộm Johnny Hooker có một ý định táo bạo muốn trả thù tên tội phạm khét tiếng Doyle Lonnegan – kẻ đã giết hại cộng sự của anh ta. Johnny đã tìm đến một người được mệnh danh là “nghệ sĩ lừa đảo” – Henry Gondorff để tìm kiếm sự giúp đỡ. Vậy là một kế hoạch táo bạo được vạch ra…

 

Những bậc thầy lừa đảo trên màn hình

 

Những nút thắt mở được đan cái khéo léo trong sự chỉnh chu, cẩn trọng đến từng chi tiết nhỏ của kịch bản đem đến sự hứng thú cho khán giả đến những phút cuối cùng. Khi bạn nhìn thấy Henry Gondorff chơi bài, bạn sẽ thấy được khả năng sử dụng những tiểu xảo tâm lý trong từng cái cà vạt bị nhàu nát, trong từng cử chỉ hớp một ngụm rượu, trong cách phát âm sai và cả ánh mắt bình thảm,… Tất cả thực sự đã trở thành một “nghệ thuật gài bẫy”. 

 

Những bậc thầy lừa đảo trên màn hình

 

Dựng lại từ bộ phim Rat Pack nổi tiếng trong những năm 1960, Steven Soderbergh đã tạo nên một phiên bản đặc sắc và thành công hơn với Ocean’s 11 (2001). Trong bộ phim này, bạn sẽ được làm quen với một tay xỏ lá dễ thương là Danny Ocean (George Clooney). Danny là một tay cao thủ trong sòng bạc. Cứ mỗi khi anh ta bước vào phòng và bắt đầu cược cao giá, chẳng ai muốn chơi cùng anh ta vì theo cách này hay cách khác, bạn sẽ luôn bị anh ta chơi khăm cho nhẵn túi.

 

Những bậc thầy lừa đảo trên màn hình

 

Khi Danny được mãn hạn tù, 12 giờ sau, anh ta đã đi chiêu mộ 10 cao thủ khét tiếng khác để thực hiện kế hoạch cướp 3 sòng bạc lớn tại Las Vegas của tay trùm Terry Benedict (Andy Garcia) – kẻ đang hẹn hò với vợ cũ của Danny (do Julia Robert đóng). Vậy là một “câu lạc bộ những kẻ siêu lừa bịp” được hình thành, đồng thời cũng là tập hợp những sao Hollywood đình đám luác bấy giờ. Đó là thần bài  Rusty Ryan (Brad Pitt)- cánh tay phải của Danny, cánh tay trái Frank Cattons (Bernie Mac), kẻ lang thang người Anh Bashir Tarr (Don Cheadle), vua móc túi Linus Caldwell (Matt Damon), chuyên gia lừa đảo Saul Bloom (Carl Reiner), người “rót vốn” Reuben Tishkoff (Elliot Gould), anh em nhà Malloy (Scott caan, Casey Affleck), chuyên gia điện tử Livingston Dell (Eddie Jemison) và nghệ sĩ uốn dẻo Yen (Shaobo Qin).

 

Những bậc thầy lừa đảo trên màn hình

 

Để đánh chiếm hầm chừa tiền chứa 150 triệu đô của tay trùm Terry, cả nhóm phải vượt qua rất nhiều cản trở như hệ thống anh ninh chặt chẽ, thang máy an toàn, một chiếc cửa không gì có thể phá hủy,… Cốt truyện bất ngờ, lời thoại thông minh, những kế hoạch chi tiết, lắc léo cùng tiết tấu hồi hộp xen lẫn hài hước đã thành công khi lôi kéo được tâm trí khán giả dõi theo từng chuyển biến phim. 

 

Những bậc thầy lừa đảo trên màn hình

 

Những bậc thầy lừa đảo trên màn hình

 

Bộ phim Catch Me If You Can (2002) là bộ phim tái hiện lại cuộc đời độc đáo của Frank William Abagnale (Leonardo Dicaprio) – một nhân vật được mệnh danh là siêu lừa đảo trẻ tuổi nhất nước Mỹ. Tài chính gia đình kiệt quệ và bức bối sau cuộc ly hôn của cha mẹ, cậu bé Frank lao vào cuộc đời như một cuộc thám hiểm, như một hành trình tìm kiếm lối thoát. Thừa hưởng sự ranh mãnh của bố cùng tư tưởng làm giàu bằng nguyên lý “con chuột sa hũ bơ”, từ năm 17 tuổi và trong vòng 3 năm, Frank đã đút túi mình 4 triệu dollar bằng chi phiếu giả từ các ngân hàng khắp 50 bang của nước Mỹ và 26 quốc gia trên thế giới. Sở hữu sự thông minh, lém lỉnh hơn người, óc quan sát tài tình và khả năng bắt chước, khả năng ứng biến linh hoạt, Frank sống với rất nhiều vai diễn mỗi ngày. Có khi Frank giả danh thành phi công phụ lái của hãng hàng không PanAm để bay chùa hơn hai triệu dặm, có khi là bác sĩ trưởng khoa nhi bệnh viện Georgia, có khi lại là trợ lý công tố viên bang Loisiana,…

 

Những bậc thầy lừa đảo trên màn hình 

 

Sau khi thành công với nhiều thể loại phim khác nhau, từ quái vật ngoài hành tinh, võ sĩ giác đấu, đạo diễn Ridley Scott thử sức với đề tài lừa đảo và cũng làm hài lòng khán giả với Matchstick Men (2003).Không có những màn lừa đảo hoành tráng ở các sòng bạc hay những pha chạm trán với xã hội đen, Matchstick Men đời thường hơn với những mánh khéo kiếm tiền của hai tay lừa đảo Roy (Nicholas Cage) và Frank (Sam Rockwell). Một Frank thô lỗ, phàm tục còn Roy thì ngờ nghệch, mắc hội chứng dễ hoảng loạn OCD, cả hai cùng nhau thực hiện những vụ lừa đảo bằng cách điều hành một hãng xổ số dạo, bán máy lọc nước giá cao,… 

 

Những bậc thầy lừa đảo trên màn hình

 

Mọi việc suôn sẻ cho đến khi Angela – đứa con gái rơi của Roy xuất hiện và khiến các triệu chứng bệnh lý của Roy thuyên giảm. Vậy là Roy có vai trò mới, vừa là một người cha vụng về khi chăm sóc con gái, vừa là một người thầy chỉ bảo cho cô bé những mánh lới nghề nghiệp. Và rồi trong một cao trào tâm lý, khi Angela bất cẩn bắn chết người, sự vị tha và cao thượng của một người cha đẩy Roy đến hành động nhận tội thay cho con gái. Những tưởng tình yêu thương sẽ dẫn Roy đến một kết cục tốt đẹp nhưng chính lúc này một chiêu lừa ngoạn mục, một vở kịch được dàn dựng chi li mới được hạ màn.

 

Đạo diễn Ridley Scott đã xử lý rất khéo khi lấy cái nền sôi động của những vụ lừa đảo để kể những câu chuyện cảm xúc, điều đó tạo nên một bộ phim đơn giản, nhẹ nhàng nhưng cũng không kèm phần bất ngờ.

 

Những bậc thầy lừa đảo trên màn hình

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan