Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

22:11 29/08/2021

Tết xưa món gì cũng tự làm, Tết nay thì cứ mua sẵn ở chợ, siêu thị cho nhanh gọn, đỡ phải bày biện linh tinh. Tôi nhớ khi xưa ở quê, mỗi lần gần Tết là xóm tôi chộn rộn lắm, làm đủ thứ món ăn để “trữ” cho mấy ngày Tết.

Share social

Tết xưa món gì cũng tự làm, Tết nay thì cứ mua sẵn ở chợ, siêu thị cho nhanh gọn, đỡ phải bày biện linh tinh. Tôi nhớ khi xưa ở quê, mỗi lần gần Tết là xóm tôi chộn rộn lắm, làm đủ thứ món ăn để “trữ” cho mấy ngày Tết. Nhà ai dù giàu dù nghèo cũng phải xênh xang một chút cho ngày Tết đủ đầy, tự làm vài món để gọi là có không khí. Những món mà các gia đình miền Nam hay làm mỗi khi Tết đến cho đến nay, không hẳn là không còn nhưng đã thưa dần, thay vào đó là cứ mua sẵn cho tiện.

 

Muối dưa cải

 

Trước Tết chừng một tháng là nhà nào cũng tranh thủ mua cải tùa xại phơi đầy sân để muối dưa. Cải này đặc biệt chỉ được bán trong dịp gần Tết để các gia đình mua về làm dưa cải mà thôi. Nhưng dù là hàng Tết, cải cũng đặc biệt rẻ. Khi xưa tôi nhớ, giá một ký cải chưa đến 1000 đồng. Cải xanh cứ thế người ta mua về, phơi cho hơi héo rồi đem rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi chuẩn rồi chuẩn bị muối. Nhà nào có hèm nấu rượu thì người ta chắt lấy nước hèm, cho vào thạp cải muối để mau chua. Nếu chỉ muối bằng muối thì cải có khi đến hơn tuần mới ăn được nhưng có thêm hèm thì thời gian này được rút ngắn, đồng thời cải cũng chua diu và thơm hơn. Nhưng có điều buồn cười là, nhà nào có đông con, bọn con nít cứ đi ra đi vô mở thạp cải, tước lấy một cọng, vắt khô nước rồi nhai rạo rạo, ăn từ khi cải còn hơi xanh, còn vị nồng và chưa chua đều. Cứ thế, đến lúc Tết chuẩn bị mang cải ra ăn thì mấy bà mấy mẹ mới phát hiện ra là cải vơi đã hơn nửa thạp, gọi lũ con mắng cho một trận nhưng cũng chỉ là mắng yêu bởi mẹ bà nào chẳng mong cải mình muối được con cháu nó thích, nó ăn nhiều. Với lại, Tết nhất thì có “hao của” chút cũng không sao.

 

Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

 

Cải tàu xại bẹ to, có mùi hăng nồng. Người miền Nam thường để nguyên cây cải, muối cải trong lu chứ không phải trong hũ nhỏ

 

Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

 

Cải sau khi chín chua giòn, có màu vàng ruộm đẹp mắt

 

Quết bánh phồng, tráng bánh tráng

 

Một hoạt động Tết không kém phần sôi nổi đó là nhà nhà tráng bánh phồng, nhà nhà làm bánh tráng. Bánh phồng ở đây gồm cả bánh phồng mì và bánh phồng nếp. Còn bánh tráng thì là bánh tráng dừa thơm béo ngon lành. Có mấy món này để nướng ăn dần, đãi khách nhâm nhi trong mấy ngày Tết thì còn gì vui bằng. Mà khi xưa, mỗi khi làm thì nhà nào cũng làm ít nhất là cả trăm bánh chứ không ít. Tôi nhớ, cứ đến ngày quết bánh là cả xóm suốt ngày nghe tiếng nện chày quết bột. Làm bánh phồng mì thì quết mì củ, làm bánh phồng nếp thì quết nếp đã nấu chín. Quết xong đâu đấy thì người ta chia bột thành những viên nhỏ vừa nắm tay, để giữa hai miếng nilong rồi dùng chày cán mỏng, vừa cán vừa xoay để bánh tròn. Mà chỉ làm hoàn toàn bằng tay nên chuyện bánh đôi chỗ dày, đôi chỗ mỏng, nếp lợn cợn mà người ta gọi là “óc trâu” không phải hiếm. Trong khi các bà các mẹ đang làm thì lũ con nít quay xung quanh để “chực” phần bột thừa, cần trên tay mà ăn ngon lành.

 

Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

 

Mì nấu chín, chuẩn bị quết bánh phồng

 

Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

 

Việc quết bánh sẽ để cho những người đàn ông khỏe mạnh trong nhà

 

Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

 

Bánh được cán mỏng

 

Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

 

Rồi xếp trên manh chiếu mới, còn thơm mùi lát và đem phơi

 

Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

 

Trẻ con mà được cho bánh phồng ăn thì cũng thích lắm

 

Còn làm bánh tráng thì mỗi nhà đầu tư cái nồi tráng bánh mà thật ra là cái nồi to, có miếng vải dày căng ở miệng nồi như bạn thấy người ta làm bánh cuốn ngày nay rồi pha bột có đường, nước cốt dừa, thích thì thêm sữa, hột gà vào, tráng mỏng. Bánh chín xong được mang ra phơi trên những tấm liếp đan bằng lá dừa, mùi bánh cứ thoang thoảng nghe vui đến lạ. Nhà nào không có điều kiện tự tráng thì mang gạo, mang dừa, mang đường đến lò tráng gần đấy để thợ tráng cho, đến khi giao là người ta giao 1 chồng bánh đã khô cong gọn gàng. Tôi nhớ, cứ 1 lít gạo thì cỡ chừng được 30 bánh mà nhà nào hình như cũng làm từ 5 lít trở lên.

 

Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

 

Bánh tráng nướng thơm giòn

 

Làm mứt

 

Mứt thì Tết nay Tết xưa đều có, có nhà làm, nhà không nhưng ngày xưa, người ta tư làm mứt Tết là chủ yếu. Mứt thì đủ loại, nào là mứt chuối, mè xửng, mứt dẻo, mứt dừa đến mứt khóm, mứt chùm ruột, mứt mãng cầu, mứt me, mứt khoai, mứt gừng, mứt bí đao, mứt đậu… Nhà nào siêng thì làm đủ thứ, ít siêng hơn thì làm vài ba thứ mà thôi. Mà nghĩ vui là, cứ nhà này sang hỏi nhà kia là Tết này làm mứt gì rồi ai cũng hì hụi chuẩn bị các thứ về gọt,sên. Mà làm mứt thì có vẻ rất công phu chứ không đơn giản nhưng vui thì thôi rồi. Gần Tết là cứ nghe mùi mứt thoang thoảng đến nao cả lòng cả dạ.

 

Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

 

Mứt dừa phải có tí màu sắc mới đẹp

 

Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

 

Mứt chùm ruột

 

Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

 

Mứt dẻo

 

Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

 

Mứt mãng cầu

 

Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

 

Mứt chuối

 

Gói bánh Tét

 

Miền Bắc có bánh chưng thì miền Nam có bánh tét. Mà bánh Tét thì thường được gói vào mùng 2 để mùng 3 đem cúng. Mà cái cảnh cả nhà đi cắt lá chuối, chuẩn bị dây buộc rồi đong nếp, làm nhân, chầu chực bên nồi bánh tét mới vui và ấm áp làm sao. Không khí Tết lúc ấy “đậm đặc” hơn bao giờ hết. Nhà có đông người thì gói đến vài chục đòn rồi đem biếu anh chị, họ hàng. Nhà “thưa” người thì mang nếp, mang đậu, mang thịt đi gửi, nhờ nhà làm nhiều làm nốt cho vài ba đòn để vừa vặn ăn trong nhà. Tình làng nghĩa xóm cứ thế mà thắm lại, vui vẻ, bình dị biết bao. Lũ con nít thì cứ thế canh nồi bánh chín, ngủ gà ngủ gât nhưng vẫn cứ thích canh. Ngày nay, không nhiều nhà còn giữ thói quen gói bánh tét, người ta thường mua vài ba đòn ở chợ bánh sẵn về cúng, ăn trong nhà mà thôi.

 

Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

 

Gói bánh tét

 

Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

 

Những đòn bánh tét được gói dẻ dặt, gọn ghẽ

 

Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

 

Nấu bánh tét

 

Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

 

Bánh tét nhân chuối thơm ngon

 

Ngồi viết bài này mà lòng tôi cứ chộn rộn nhớ Tết xưa – những cái Tết đượm thắm tình quê và khiến lũ trẻ như tôi suốt ngày đi ra đi vào mà “đếm” Tết. Ngày nay, mỗi khi gần Tết, tôi vẫn cứ mong, cứ nôn nao nhưng có vẻ, Tết nay ít nhiều đã thiếu “vị” tết xưa.

 

Nhìn Tết nay, ngẫm Tết xưa

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan