Nhảy việc 4 lần, lương từ 2 triệu lên 120 triệu

22:11 29/08/2021

Tôi lấy ví dụ về trường hợp một vị giám đốc khu vực ở một công ty để làm tiêu đề cho bài viết lần này. Đó là vấn đề nhảy việc để tăng lương!

Nhảy việc 4 lần, lương từ 2 triệu lên 120 triệu

 

 

 

Tôi lấy ví dụ về trường hợp một vị giám đốc khu vực ở một công ty để làm tiêu đề cho bài viết lần này. Đó là vấn đề nhảy việc để tăng lương!

 

Người giám đốc đó, tốt nghiệp với tấm bằng loại khá tại một trường ĐH Giao thông vận tải, khởi nghiệp ra trường với mức lương 2 triệu đồng. Và chỉ sau 6 năm kinh nghiệm 4 lần nhảy việc, anh đã có được mức lương 120 triệu đồng. Trong khi một đồng nghiệp khác “ngang tài ngang sức” vẫn trung thành 1 công ty với mức lương 20 triệu đồng. Thêm một chia sẻ khác của một người lao động mà tôi tình cờ đọc trên trang báo khá uy tín, rằng sau mỗi lần nghỉ việc, lương của anh ta đều tăng gấp đôi so với mức ban đầu. 

 

 

Đã là người lao động, hầu hết ai cũng từng 1 lần có ý định nhảy việc vì vấn đề lương bổng. Bài viết không bàn đến vấn đề nên hay không việc nhảy việc, mà chỉ khai thác ở một góc cạnh khác, đó là tại sao có người rất thành công khi áp dụng biện pháp này để tăng lương đột biến, có người lại thất bại?

 

Tôi xin đưa ra một số quan điểm tổng hợp từ các chuyên gia tuyển dụng.

 

Vì sao lương tôi thấp?

 

Tâm lí lo sợ và an phận: Sợ mất việc

 

Bạn biết mức lương của mình thấp hơn so với một số người, bạn biết khả năng và vị trí của mình có thể hưởng mức lương cao hơn, nhưng khi sếp nói rằng, công ty không thể trả lương cao hơn cho bạn, thay vì có một hành động nào đó quyết liệt hơn, bạn lại chọn giải pháp im lặng trong hòa bình với sự thiệt thòi cho bản thân mình. Bạn lo sợ, nếu thương thuyết nghỉ việc, bạn sẽ không thể tìm kiếm được một công việc mới phù hợp với mình. 

 

 

Tâm lí an phận là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn mãi mãi phải sống với mức lương mà mình không hài lòng.

 

Thiếu bản lĩnh và tự tin: Sợ sự thay đổi môi trường

 

Tôi làm việc ở đây đã 10 năm, tôi quá quen với nhịp điệu công việc hiện tại, tôi lo lắng khi phải làm lại từ đầu, lo lắng không biết mình có thể bắt kịp yêu cầu ở công việc mới, môi trường mới…những điều khiến bạn lo lắng và tự ti sẽ giết chết con đường lương bổng của bạn.

 

Người có bản lĩnh sẽ có quyết định táo bạo và đầy thử thách, nó đồng nghĩa với việc có thể thành công hoặc thất bại, nhưng họ vẫn quyết định thử để tạo cơ hội mới cho mình, nếu bạn sợ thất bại, bạn khó có thể thay đổi được thực tại.

 

 

Tôi lo lắng khi phải làm lại từ đầu, lo lắng không biết mình có thể bắt kịp yêu cầu ở công việc mới, môi trường mới…

 

Thiếu kinh nghiệm về thị trường lao động: Không “định giá” được bản thân

 

Bạn biết vai trò và vị trí của mình quan trọng như thế nào, bạn mới quyết định được mức lương phù hợp nhất với năng lực của mình.

 

Nếu năng lực kém cỏi nhưng bạn vẫn đặt ra một mức lương cao ngất khi nhảy việc, thì cũng không nhà tuyển dụng nào ngu ngốc bỏ một số tiền lớn để có bạn. Hoặc ngược lại, nếu bạn thực sự có năng lực, nhưng lại không am hiểu về thị trường lao động, bạn sẽ không đề ra được mức lương tương xứng với mình.

 

 

“Định giá” bản thân là một trong những điều quan trọng quyết định sự thành công và thất bại của bạn

 

Bí mật của người nhảy việc thành công

 

Biết mình là ai, và mình làm được gì:

 

Khi bạn đưa ra một mức lương cao ngất, đồng nghĩa với việc sẽ rất nhiều áp lực và trách nhiệm đè nặng trên vai, người thực sự hiểu được bản thân sẽ đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của mình.

 

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, bạn đã vạch ra được một kế hoạch rõ ràng cho bản thân với công việc và môi trường mới, bạn dám thử thách và dám đương đầu. 

 

 

Bản lĩnh sẽ giúp bạn thể hiện được khả năng của mình ở bất kỳ hoàn cảnh và môi trường làm việc nào.

 

Có đam mê và khát khao:

 

Có mục đích sống và làm việc rõ ràng, những người biết ước mơ và theo đuổi ước mơ chẳng bao giờ bỏ lỡ các cơ hội trước mắt. Họ sẽ không cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại nếu nó quá an toàn và không mang lại một tương lai sáng rạng.

 

Họ luôn tự tự tìm kiếm và tạo cho mình những cơ hội để có thể “đổi đời”. Không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, một số quyết định có thể khiến họ phải nhận thất bại đau đớn nhưng biết đứng lên và không từ bỏ đam mê để đạt đến nấc thang thành công.

 

 

Không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, nhưng biết đứng lên và không từ bỏ đam mê chắc chắn sẽ đạt đến nấc thang thành công.

 

Biết sẵn sàng nói không với sếp

 

Nhiều người nghĩ rằng, khi tôi cố gắng hết mình, tôi làm tốt mọi việc sếp giao, tôi sẽ nhận được công lao xứng đáng. Nhưng thực tế, chỉ rất ít trong số họ được đền đáp tương xứng. Người sử dụng lao động luôn phải làm mọi cách để giảm thiểu tối đa chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất cao nhất, trong đó có  cả vấn đề lương bổng.

 

Bạn có biết, lí do khiến các công ty yêu cầu nhân viên phải giữ bí mật về mức lương của mỗi người, vì họ đang giấu diếm một sự bất công ở đây. Mọi người sẽ hành động như thế nào nếu biết được, mức lương của mình – một nhân viên lâu năm tại công ty lại thấp hơn cả mức lương của một nhân viên mới vào làm, trong khi năng lực của mình cao hơn hẳn? 

 

 

Không phải ai cũng được trả lương đúng theo năng lực, đó là điều chắc chắn. Khi đó, bạn cần biết cách nói không với sếp nếu thỏa thuận lương không như mong muốn.

 

Khả năng đàm phán và thương thuyết

 

Và thêm một tố chất quan trọng nữa, tất cả những người đạt được mức lương cao khi nhảy việc đều là những người có khả năng đàm phán và thương thuyết. Họ biết cách phô diễn toàn bộ năng lực và kinh nghiệm của mình trong vài chục phút phỏng vấn; họ là người thắng cuộc, ít nhất là khi họ chinh phục được nhà tuyển dụng và yêu cầu được mức lương tương xứng mà không phải trả treo nhiều.

 

 

Khả năng đàm phán và thương thuyết thể hiện cách xử lí thông minh và đẳng cấp của một người lao động có năng lực. Chiếc chìa khóa thành công sẽ do chính bạn nắm giữ.

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích