Nhà thờ đá Phát Diệm - Không chỉ là hội tụ kiến trúc Đông - Tây

22:11 29/08/2021

Tôi đã được đến thăm rất nhiều những ngôi nhà thờ Công Giáo từ Bắc vào Nam, mỗi ngôi nhà thờ lại được xây dựng theo lối kiến trúc riêng của từng vùng miền, nhưng chưa có nhà thờ nào mà khi mới đến tôi đã bị choáng ngợp...

Tôi đã được đến thăm rất nhiều những ngôi nhà thờ Công Giáo từ Bắc vào Nam, mỗi ngôi nhà thờ lại được xây dựng theo lối kiến trúc riêng của từng vùng miền, nhưng chưa có nhà thờ nào mà khi mới đến tôi đã bị choáng ngợp trước một công trình kiến trúc nghệ thuật kiểu phương Đông nổi tiếng như nhà thờ Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình). Các cụ có câu “ Trăm nghe không bằng một thấy” quả đúng không sai, có thể mỗi người trong chúng ta đều nghe nói nhiều về Quần thể kiến trúc Nhà thờ Phát Diệm nhưng phải đến thăm thì ta mới thấy hết được nét đẹp giàu tính nhân văn, giàu sắc thái văn hoá của truyền thống Việt tại nơi này.

 

Bạn hãy cùng tôi khám phá những nét độc đáo tạiQuần thể kiến trúc Nhà thờ Phát Diệm nhé.

 

 

Sơ đồ Quần thể nhà thờ Phát Diệm

 

 

Ao hồ và tượng Chúa Giêsu làm vua

 

 

Phương Đình

 

Phương Đình được khởi dựng vào năm 1899, có nghĩa là “nhà vuông” đây là một công trình kiến trúc có chiều ngang 21m, sâu 17m, cao 25m, có 3 tầng và được xây dựng bằng đá phiến.

 

 

Sân giữa và Lăng Cụ Sáu

 

Cha Phêrô Trần Lục hay còn được gọi là Cụ Sáu sinh năm 1825 và mất năm 1899. Năm 1865 Người được đặt làm Cha xứ Phát Diệm cho tới khi qua đời. Trong 34 năm làm Cha chính xứ, Cụ Sáu đã lo giáo dục nhân bản và đời sống đạo đức của giáo dân, chính vì thế mà cho tới ngày nay bà con giáo dân Phát Diệm vẫn luôn ghi nhớ công ơn to lớn của Cụ.Điều đặc biệt hơn là Cụ Sáu đã có tầm nhìn rất rộng khi quyết định cho xây dựng khu nhà thờ Phát Diệm, dù đã trải quá hơn 100 năm tồn tại với bao biến cố thăng trầm cùng lịch sử thì ngôi Thánh Đường vẫn hiện diện ở đó như minh chứng cho những nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa, gìn giữ nơi thờ phượng của giáo dân, tới ngày nay Quần thể kiến trúc Nhà thờ Phát Diệm đã được công nhận là Di tích lịch sử Văn Hóa.

 

 

 

 

Nhà thờ lớn và hai Nhà thờ nhỏ bên cạnh

 

 

Phía bên trong Nhà thờ lớn với gian Cung Thánh sơn son thiếp vàng

 

 

Toàn cảnh Nhà thờ lớn nhìn từ trên cao

 

Trong cách tổ chức mặt bằng tổng thể, cụ Sáu đã sắp xếp quần thể công trình kiến trúc bao gồm toà Phương đình, các Nhà thờ nhỏ như: Nhà thờ thánh Giuse, Nhà thờ thánh Phêrô, Nhà thờ thánh Rôco, Nhà thờ Trái tim Chúa Giêsu, và trục chính giữa là nhà thờ lớn hay còn gọi là Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi tạo thành hình chữ "vương" (chữ Hán). Đặc biệt hơn ở phía sau có Nhà thờ Trái Tim Đức Mẹ (Nhà thờ đá) là nhà thờ cụ Sáu xây đầu tiên trong toàn quần thể và được làm hoàn toàn bằng đá, đây là một kiệt tác xứng đáng với tên gọi “ Viên ngọc”.

 

 

Nhà thờ đá 

 

Ngoài các nhà thờ lớn nhỏ còn có các hang đá nhân tạo như: Hang đá Belem, Hang đá Lộ Đức, Núi sọ

 

 

Hang đá Lộ Đức

 

“Tổ tiên đã có công lao xây dựng, con cháu có công bảo tồn, và hơn thế đó còn là sự che chở của Thiên Chúa, Ngài gìn giữ để ngôi Thánh Đường khỏi bị tàn phá bởi bom đạn của chiến tranh. Nhà thờ Phát Diệm là công trình xây dựng bởi Đức Tin của cha ông qua bao thế hệ, vì vậy anh chị em giáo dânPhát Diệm hãy cố gắng sống tốt để đáp lại lòng thương xót của Chúa, sống đạo đức, sốt sắng, tiếp tục bảo tồn ngôi Thánh Đường để truyền lại cho con cháu. Cha ông đã hy sinh cho tới cả mạng sống để bảo vệ, gìn giữ nơi Thờ phượng Chúa vì thế con cháu cũng phải nối tiếp truyền thống ấy để bảo vệ Đền Thánh này và sẽ truyền lại cho con cháu mai sau” đó là mời mời gọi, nhắn nhủ của Đức Cha giáo phận Phát Diệm, tôi cũng hi vọng rằng thế hệ mai sau không những chỉ giữ lại một công trình kiến trúc độc đáo mà còn nối tiếp truyền thống sống đạo tốt đẹp của cha ông xưa.

 

 

 

Bài được viết bởi thành viên Đặng Thị Thảo

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích