Nghệ thuật quảng cáo trong phim

22:11 29/08/2021

Khi khán giả bật tivi lên và chuyển kênh khi thấy quảng cáo là lúc quảng cáo trong phim khẳng định vị thế của mình, tuy nhiên, việc cho các sản phẩm xuất hiện thật "ngọt" trong phim là một điều không hề đơn giản .....

Share social

NGHỆ THUẬT QUẢNG CÁO TRONG PHIM

 

 

Khi khán giả bật tivi lên và chuyển kênh khi thấy quảng cáo là lúc quảng cáo trong phim khẳng định vị thế của mình, tuy nhiên, việc cho các sản phẩm xuất hiện thật “ngọt” trong phim là một điều không hề đơn giản… 

 

Nghệ thuật quảng cáo trong phim

 

Sự se duyên giữa quảng cáo và điện ảnh là một bước tiến có lợi trong lịch sử phát triển của cả hai ngành. Việc tự thân vận động kinh phí luôn làm đau đầu các nhà làm phim, trong khi chi phí xuất hiện trên truyền hình ngày càng đắt đỏ cũng khiến các nhà sản xuất “méo mặt”, và thế là, họ tìm thấy nhau. Bộ phim được xem là tác phẩm điện ảnh đầu tiên có quảng cáo trong phim cũng chính là bộ phim đoạt giải Oscar đầu tiên Wings (1928), với sản phẩm sôcôla Hershey. Thông thường các nhãn hiệu trả tiền cho hãng phim để sản phẩm của mình xuất hiện trên màn bạc.

 

Có ba cách quảng cáo trong phim:


1) Sản phẩm tham gia “diễn xuất” trực tiếp cùng các diễn viên


2) Sản phẩm đó được làm nền cho một cảnh quay


3) Sản phẩm được nhắc tên thông qua lời thoại của nhân vật

 

Tùy theo bản sắc thương hiệu và tính cách thương hiệu của sản phẩm mình, các nhà tài trợ sẽ chọn một cách thức sản phẩm xuất hiện cho phù hợp. Thường nhà tài trợ sẽ giao cho một công ty tư vấn quảng cáo đọc qua kịch bản phim, và chọn những cảnh phim thích hợp để lồng các sản phẩm của khách hàng mình.

 

Mỗi ý tưởng phim được hình thành dù chỉ mới trong trứng nước, hàng loạt các nhãn hiệu đã xếp hàng đăng ký "xuất hiện tình cờ" trên phim dù chi phí không nhỏ chút nào. Thực tế đã chứng minh rằng: phim càng nổi tiếng thì dù chỉ mấy mươi giây xuất hiện cũng khiến các nhà sản xuất lãi to về sau.

  Nghệ thuật quảng cáo trong phim

 

Để chiếc xe Z3 mới xuất hiện trong các cảnh quay của Golden Eye, một bộ phim về James Bond ra đời năm 1995, hãng BMW đã phải chi tới 3 triệu USD nhưng doanh thu sau đó thì gấp tới 80 lần vì một lượng lớn xe đặt hàng được tiêu thụ sau đó. Hay việc chiếc đồng hồ Tissot danh tiếng được vợ chồng nhà Smith sử dụng trong Mr & Mrs Smith đã kéo theo đơn đặt hàng tấp nập sau khi phim được trình chiếu. 

 

Nghệ thuật quảng cáo trong phim

 

Có đôi khi các hãng phim phải trả tiền ngược lại cho các nhà sản xuất khi muốn đưa hình ảnh sản phẩm của họ lên màn ảnh. Ở nước ngoài, việc giảm chi phí sản xuất khi có sự xuất hiện của các sản phẩm trên phim không chỉ đơn giản từ việc thu tiền từ hợp đồng quảng cáo mà còn cả từ việc giảm thiểu chi phí thiết kế do các sản phẩm đều được bảo vệ bản quyền một cách nghiêm ngặt. Chẳng hạn trong phim Cast away, nhân vật của Tom Hanks là một nhân viên của Fedex bị lạc nơi hoang đảo nhưng vẫn không từ bỏ nhiệm vụ chuyển hàng của mình. Hãng phim đã phải xin phép Hãng Fedex để được sử dụng thương hiệu này trong phim, thay vì Fedex phải chi tiền cho bộ phim (vì hãng này không có nhu cầu quảng cáo trong bộ phim này).

 

Nghệ thuật quảng cáo trong phim 

 

Tuy nhiên, đa phần sự xuất hiện của các sản phẩm trên phim đều mang lại nguồn lợi lớn cho các nhà làm phim. Nhanh chóng học tập chiến lược này, các nhà làm phim châu Á, trong đó có Việt Nam cũng nhanh chóng bắt kịp, tuy nhiên, cũng từ đây, sự non nớt mới lộ diện.

Nghệ thuật quảng cáo trong phim

 

Quảng cáo trên phim cũng là con dao hai lưỡi. Sự xuất hiện thô thiển, hoặc quảng cáo vụng về cũng có thể phản tác dụng, khiến khán giả quay sang chán ghét. Mở đầu có thể nhắc đến 39 độ yêu với cảnh diễn viên Bình Minh mua chai nước suối Aquafina mất…5 phút đung đưa qua lại để khán giả “xem cho rõ”.

 

Kế đến là sự xuất hiện của dòng xe Suzuki Vitara trong Lọ lem hè phố khi được đạo diễn ưu ái hết zoom ra, zoom vô logo của xe, lại lượn lờ quanh thân xe một cách thô thiển. Ban mai xanh một bộ phim truyền hình về giới trẻ được đánh giá tương đối cao sẽ "chất" hơn nếu không quảng cáo lộ liễu cho thời trang NEM. Khán giả chỉ biết lắc đầu khi nhìn hầu hết trang phục của các diễn viên cứ xuất hiện là y rằng thấy một biển hiệu NEM to đùng trên ngực áo cứ như là biển hiệu tên của... nhân viên khách sạn. Hay thô hơn, trong tất cả 6 tập của bộ phim truyền hình C13 đón Tết đều có những màn quảng cáo chướng mắt.

 

 Anh bảo vệ tòa nhà chung cư làm thêm cả việc bán kẹo (cho nhà tài trợ). Anh trả tiền thừa cho khách gửi xe bằng kẹo rồi còn bồi thêm:  “Loại này ngon lắm, ăn một lần là nhớ mãi”. Đủ các loại kẹo, kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo cao su xuất hiện mọi lúc, mọi nơi. Diễn viên buồn hay vui đều ăn kẹo.

                       

Cùng một phương thức, nhưng cách thức “cài” sản phẩm trong phim thể hiện một đẳng cấp cao của các nhà làm phim Hollywood. Cùng là một chai Aquafina, phim 39 độ yêu đã làm khán giả “ngứa mắt”, còn trong National Treasure, nhân vật Ben Gates (Nicolas Cage thủ vai) đã cầm lên, và dùng nó như một thấu kính để soi ra dòng mã bí ẩn trên tờ tiền giấy, một cách “quảng cáo” rất nghệ thuật.

     Nghệ thuật quảng cáo trong phim


Trong phim Men in Black (1997), không có một lời ca ngợi về sản phẩm nào, nhưng hai nhân vật chính là hai đặc vụ liên bang, lúc nào cũng kè kè cặp kính râm Rayban trên mặt, ngay sau phim, doanh số bán kính của Ryban tăng gấp 3 lần. Hoặc đơn giản hơn, trong phim I,robot nhân vật chính do Will Smith thủ vai cứ thi thoảng lại ngồi gác chân lên bàn khoe đôi giày Converse, và thế là hãng Converse thắng to về doanh thu.

 

Nghệ thuật quảng cáo trong phim

 

Hẳn sẽ rất vô lý nếu có một ngài tỉ phú lại ăn thức ăn nhanh, nhưng các nhà làm phim của Iron man đã làm quá tốt với màn quảng cáo cho Burger King. Ngay sau khi thoát khỏi tay bọn khủng bố trở về Mỹ, ngài tỉ phú thông minh, tài ba dũng mãnh Tony Stark đã đòi Burger King và ngồi bệt xuống đất ăn ngon lành trong buổi họp báo! Chi tiết này khiến người xem bật cười và cũng toát lên tính cách riêng của Tony Stark vốn không sống theo những lề lối thông thường của xã hội.

 

Nghệ thuật quảng cáo trong phim

 

Nên nhớ rằng phim không phải một hình thức “quảng cáo dài”. Phim cơ bản phải thể hiện đúng tính chất của một bộ phim, và cách xuất hiện thương hiệu không phải bao nhiêu phút mà là ấn tượng nơi khán giả.  Đó vẫn sẽ là một câu chuyện dài và sẽ là nơi mà các đạo diễn thể hiện tài năng của mình trên một lĩnh vực mới mẻ: nghệ thuật quảng cáo trên phim.

 

Nghệ thuật quảng cáo trong phim

 

Bài: Hoàng Hưng
 

Nghệ thuật quảng cáo trong phim


 


 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan