Mùi hương của Tokyo: Kenzo & IsseyMiyake ( phần 2 )

22:11 29/08/2021

Nếu đã đọc qua truyện tranh Gallery Fake của tác giả Honoso Fujihiko, hẳn các bạn đều biết nhân vật chính trong truyện có khiếu thẩm mĩ vô cùng đáng nể, từng là người phụ trách Viện mĩ thuật nổi tiếng thế giới ở Metropolitan.

Mùi hương của Tokyo: Kenzo & IsseyMiyake (Phần 2)

 

 

 

Nếu đã đọc qua truyện tranh Gallery Fake của tác giả Honoso Fujihiko, hẳn các bạn đều biết nhân vật chính trong truyện có khiếu thẩm mĩ vô cùng đáng nể, từng là người phụ trách Viện mĩ thuật nổi tiếng thế giới ở Metropolitan. Dù là truyện tranh nhưng nó lại là khung cảnh để ta thấy được nét thẩm mĩ độc đáo mà chỉ Nhật Bản mới có; ngoài tác phẩm này ra, tác giả còn mang hình ảnh Ikebana và nghi thức uống trà vào các khung cảnh khác nhau. Dù là câu chuyện trong truyện tranh nhưng đa số đều là nhân vật có thực, cả Sen Rikyu cũng vậy. Trong thời đại Heian mà Sen Rikyu hoạt động (794 ~ 1185) có rất nhiều những văn hóa được biết đến như nền văn hóa đặc trưng của NB bây giờ. Văn hóa uống trà và văn hóa Ikebana rất được coi trọng và nổi tiếng.

 

Có một câu chuyện được lưu truyền về nghệ thuật Ikebana: Vào một ngày nọ, khi những cây bìm bìm hoa tím đã nở rộ trên bức tường đá của nhà Sen Rikyu – người đã tạo nên nghi thức uống trà được gọi là văn hóa trà của NB. Toyotomi Hideyoshi – người cầm quyền khét tiếng thời đó, người từng khơi nguồn chiến tranh xâm lược Joseon (Triều Tiên) nghe vậy liền gửi tin báo sẽ ghé qua nhà của Sen Rikyu để ngắm những đóa hoa đó.

 

Nhưng khi Hideyoshi ghé tới thì tất cả các đóa hoa đó đã bị cắt sạch. Hideyoshi tức giận bước vào gian nhà của Sen Rikyu, ngay lúc đó, ông thấy một nhành cây bìm bìm hoa tía đang được cắm trong một chiếc bình ở ngay góc phòng. Sen Rikyu đã cắt sạch các đóa hoa ngoài kia và chỉ để lại một nhành duy nhất bên trong phòng mình để cho mỗi Hideyoshi thưởng thức mà thôi.

 

Vào ngày Hideyoshi ghé qua đó, cả hai có vẻ như không chỉ uống trà với nhau rồi chia tay thì phải. Trong căn phòng yên ắng, họ đã cùng ngắm một nhành cây bìm bìm hoa tía.

 

 

Các bạn có thể thấy cuộn giấy da, bình hoa và các tách trà trong phòng trà truyền thống của Nhật

 

Người Nhật thích sự biến đổi theo hình thức đơn thuần, tự chủ và hình thức mang tính chức năng. Họ rút ngắn hán tự làm nên tiếng Nhật, họ mở các ca vũ kịch với động tác nhảy múa rất có chừng mực, bài thơ xonê truyền thống của Nhật giải thích sự lôgic của vạn vật thế gian chỉ với 17 mẫu tự, cách gấp cánh quạt to, tròn để gọn trong tay …, đây là những ví dụ điển hình cho khuynh hướng nói trên của người Nhật.

 

Ta có thể giải thích theo cách tương tự với văn hóa Ikebana. Nếu việc thay đổi tự nhiên hùng vĩ đem vào trong nhà là văn hóa vườn Nhật Bản thì việc biến đổi lại nó nhỏ hơn đem vào trong phòng gọi là văn hóa Ikebana và phân hóa bonsai. Cũng có lí đấy chứ. Nếu nhìn thấy bonsai và khu vườn của Nhật, bạn có thể thấy rất nhiều những ngọn núi, con sông được làm nhỏ lại cùng với cây trồng và đá to v.v…

 

 

Nước hoa Flower By Kenzo

 

Nước hoa cũng cùng một hướng giải thích như thế. Đặc biệt, nếu nhìn thấy những loại nước hoa giống với  nước hoa Flower By Kenzo của nhà thiết kế Nhật Bản Kenzo, hay nước hoa L’eau D’issey của Issey Miyake…, các bạn sẽ thấy sự kế thừa nét thẩm mĩ theo khuynh hướng biến đổi bên trên.

 

Nước hoa Flower By Kenzo mang hình của một nhành hoa được vẽ trên mặt, bình hoa và hoa trang trí phòng trà truyền thống Nhật Bản được thể hiện, biến đổi một chút rồi đặt vào bình nhỏ và làm cho nó có thể mang theo bên người. L’eau D’issey thì giống văn hóa phân hóa bonsai với văn hóa vườn. Nó được biến đổi từ ngọn núi, con song lớn trở thành một hạt nước rồi đem “cất” trong lọ nước hoa. 

 

 

Nước hoa L’eau D’issey

 

Tuy nhiên, mĩ học của sự rút ngắn và biến đổi có thể sẽ không được cho là một hình thái đặc trưng của các loại nước hoa dành riêng cho các NTK Nhật Bản. Nếu không, văn hóa của một đô thị hay quốc gia, nét truyền thống và lịch sử của một nhãn hàng cũng trở thành đối tượng của sự biến đổi đó

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích