Mùi hương của Parisien (Người Pháp) _ Lolita Lempicka

22:11 29/08/2021

Để nói đến loại nước hoa này, tôi sẽ bắt đầu bằng câu chuyện trong tiểu thuyết “Lolita” của nhà văn Nabokov. Lolita là nữ nhân vật chính – một cô bé 12 tuổi. Tiểu thuyết được xuất bản lần đầu tiên tại Paris và khoảng năm 1958 thì được phát hành tại Mỹ


Mùi hương của Parisien (Người Pháp)_ Lolita Lempicka

 

 


 
Để nói đến loại nước hoa này, tôi sẽ bắt đầu bằng câu chuyện trong tiểu thuyết “Lolita” của nhà văn Nabokov. Lolita là nữ nhân vật chính – một cô bé 12 tuổi. Tiểu thuyết được xuất bản lần đầu tiên tại Paris và khoảng năm 1958 thì được phát hành tại Mỹ. Tuy nhiên, nghe nói rằng việc xuất bản không được thuận lợi cho lắm; lý do có lẽ là do tính gây shock và nội dung quá nhạy cảm của quyển tiểu thuyết này. Tiểu thuyết nói về câu chuyện tình yêu của cô gái nhỏ 12 tuổi và một người đàn ông trung niên nhưng đáng nói là khi được xuất bản xã hội còn chưa bước qua thế kỉ 21 (Ngay cả bây giờ, thời đại thế kỉ 21 đi chăng nữa thì nội dung này cũng khó mà có thể chấp nhận được). Với suy nghĩ của những người thuộc thời đại khi ấy thì đây là nội dung không chấp nhận được. Thậm chí, do muốn được ở cùng với cô gái ấy, người đàn ông đã kết hôn với mẹ của cô ta.

 

 


 
Bức tranh “Thérèse mơ mộng” của Balthus – một họa sĩ người Pháp từng vẽ rất nhiều bức tranh về những thiếu nữ trẻ tuổi (Thérèse Dreaming, 1938)

 


Nhờ vào nội dung gây ngạc nhiên ấy mà cụm từ “Lolita syndrome” (hội chứng Lolita) đã xuất hiện. Nội dung câu chuyện ấy như đã gây nên “nỗi ám ảnh về tính cách không bình thường của một cô bé chưa trưởng thành” cho người đọc. Tuy không phải là một hội chứng chung, nhưng khi cụm từ ấy được tạo ra thì có số đông nghĩ rằng mình có triệu chứng đó.

 

 


Dù bắt đầu có gặp phải sự phản đối hay gì đi chăng nữa thì bây giờ cuốn tiểu thuyết này đã được công nhận như một tác phẩm thật sự. Mặc dù nội dung gây shock của nó được xem là điều cấm kị (tình yêu bị ngăn cấm) và cả những trò đùa về mặt ngôn ngữ gây ngạc nhiên của tác giả. Tuy nhiên với một người không hề có chút tài năng gì về văn học thì trước hết đây là một cuốn tiểu thuyết gây ấn tượng ở điểm nội dung khá mở và hiện đại, tự do.

 

 


Dục vọng của người đàn ông trong câu chuyện, chính xác hơn là sự dục vọng đáng xấu hổ chỉ muốn giấu đi (càng tưởng tượng đến càng khiến họ xấu hổ) phơi bày ra cho toàn cả thế giới thấy và cả tội mà người đàn ông ấy đã gây ra (tội do chính ông ấy tưởng tượng ra) tạo được sự đồng cảm cho rất nhiều đấng mày râu và nhận được sự cảm thông ít ỏi đồng nghĩa với việc quyển tiểu thuyết này nhận được khích lệ từ phía đọc giả.

 

 


 
Năm 1997, Lolita xuất hiện trên màn ảnh rộng nhờ đạo diễn Andrian Lyne

 

 


Một lần nữa, cũng như phần đầu của quyển tiểu thuyết, tác giả, à không chính xác hơn là nhân vật người đàn ông trung niên đã miêu tả Lolita như thế này.
“ Lolita tồn tại đồng thời trái ngược giữa sự trong sáng và sự dối trá, quyến rũ và sự khiếm nhã, sự bất mãn phiền muộn với sự vui vẻ luôn ánh lên sắc hồng”

 

 


 
 
Cảnh trong phim điện ảnh “Lolita” (Diễn viên Dominique Swain đóng vai Lolita)

 

 


 
Câu chuyện của Lolita như câu chuyện của một thiếu nữ đang công hữu vẻ đẹp của một cô gái trưởng thành và cả sự trong sáng của một thiếu nữ mới lớn.

 


Trở lại với nước hoa Lolita Lempicka. Liệu có mối quan hệ gì với câu chuyện của nhà văn trên? Thật ra loại nước hoa này do một nhà thiết kế thời trang Pháp có tên Lempicka sáng tạo, cô sản xuất thương hiệu thời trang với tên của chính mình rồi phát triển nên thương hiệu nước hoa Lolita Lempicka.

 


Theo Lolita Lempicka, cô chọn tên thương hiệu này bắt đầu từ tên của mình, nhưng ý tưởng lại xuất phát từ cô bé Lolita trong câu chuyện. Lempicka chính là nữ họa sĩ Tamara Lempicka. Tamara Lempicka (1898-1980) xuất thân từ Ba Lan và đã sang Pháp, sau đó thì bà chủ yếu làm việc tại Pháp. Bà nổi tiếng là một họa sĩ thường vẽ những bức tranh khỏa thân đầy biểu cảm theo lối nghệ thuật trang trí (art deco) của phương Tây.

 


Đã rõ phần tên rồi bây giờ sẽ đến phần nước hoa; nhiều người cho rằng nước hoa đã như vượt qua ranh giới của sự trong sáng của trẻ thơ và chỉ có người lớn mới có thể dùng chúng được thôi nhưng nước hoa Lolita Lempicka lại vẫn mang được sự ngây thơ, trong sáng của cô bé Lolita trong câu chuyện thưở nào.Những miêu tra về nhân vật Lolita ở phía trên như “quyến rũ và khiếm nhã”, “sự bất mãn phiền muộn và sự vui vẻ luôn ánh lên sắc hồng” xuất hiện cùng lúc trong loại nước hoa này.

 

 


 


Nước hoa Lolita Lempicka

 

 


Sự quyến rũ và sự vui vẻ ánh hồng được vẽ với hình ảnh cô gái xinh đẹp nằm giữa khu rừng (núi Eden); và sự khiếm nhã và nỗi bất mãn phiền muộn được biểu hiện qua sự quyến rũ của con rắn và ánh sáng tím từ quả táo (chai nước hoa hình quả táo).

 


 Và mùi hương của nước hoa Loliata Lempicka chứa đầy sự quyến rũ và sự khiêu khích của ánh sáng hồng được lấy từ mùi hương nồng nàng của hoa. Nỗi u buồn được thể hiện qua mùi xạ hương đậm đà cùng mùi hương ngọt ngào. Mùi hương ấy giống như mùi hương mà người đàn ông trung niên trong truyện Lolita cảm nhận được từ tình yêu đầu tiên cũng là nguyên nhân khiên ông lầm tưởng rằng mình bị bệnh gì đó.

 

 

 “Mùi xạ hương tỏa ra. Mùi hương ấy tỏa ra từ người cô ấy kết hợp với mùi thơm của bánh qui như quấn lấy cả 5 giác quan của tôi”


 

Nội dung bài viết trên Cafestyle thuộc sở hữu của công ty HansaeYes24 Vina Co,.Ltd 


 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích