Một mình tham quan các quán ăn ở New York

22:11 29/08/2021

Khi đi vòng vòng cùng với tấm bản đồ, tôi luôn đánh dấu vào những nơi mình không thích, những thứ hay những nơi không còn bán hoặc đã đóng cửa...

Một mình tham quan các quán ăn ở New York

  

  

 


Đến New York có một niềm vui thú vị lớn, đó là vừa bước trên những con đường vừa tìm hiểu các món ăn. Ở New York những con đường luôn thẳng tắp trải rộng ra trước mắt và dù có bước trên con đường nào đi chăng nữa thì chúng không gây cho bạn chút mệt mỏi nào. Tại mỗi thị trấn đi qua đều cho tôi những cảm giác rất khác, tôi có thể cảm nhận đựơc sự mới mẻ với bất kỳ thị trấn nàomình đã đặt chân đến.

     
Không những vậy, cả những con người mà tôi đã gặp cũng cho tôi những cảm giác rất khác lạ, nhất là khi đến đỉnh Harlem, nó mang bầu không khí thật u ám và nặng nề của nền văn hoá da màu ở đây, rất đặc trưng và thú vị; điều này khác hẳn với cảm giác mà tôi có thể cảm nhận được khi đi đến những khu đo thị sang trọng, nơi có những toà nhà cao chót vót, người da trắng và tầng lớp quý tộc.

      
Tại 5th avenue, con đường chính tại trung tâm Manhattan, nơi các đoàn khách hay lui tới, rất nhiều người cầm trên tay những túi xách shopping màu sắc sặc sỡ bước đi trên những con đường sang trọng, nơi có rất nhiều cửa hàng hàng hiệu nổi tiếng. Những cô gái chàng trai ăn mặc sành điệu đi lại trên đường bước ra từ những toà nhà ở khu Soho hay Chelsea, cách đó không xa là China Town - một hình ảnh hoàn toàn trái ngược với những người Trung Hoa. Phía trên khu Soho một chút là East village, nơi những người mê rock và người Nhật sinh sống. Ngay dưới khu Soho là khu Lower East Side, là nơi bạn có thể tìm thấy những cửa hàng thời trang với xu hướng của những thập niên trước và những tiệm ăn vừa ngon vừa rẻ.

       

Được đi cùng với người bạn tâm giao trong tiết trời đẹp, thì dù có đi qua bao nhiêu toà nhà đi nữa bạn sẽ vẫn không thấy mệt mỏi. Thứ làm cho bước chân của tôi nặng nề thêm chỉ là cái giỏ xách nặng tròng qua vai đựng máy ảnh và những cuốn sách hướng dẫn về nhà hàng.

     
Máy ảnh là nơi lưu giữ những kí ức và những nơi tôi đi qua nên không thể thiếu được. Nhưng một hai quyển sách về nhà hàng và tài liệu về New York dày cộm lại khiến tôi cảm thấy mệt mỏi bởi sức nặng của chúng. Và để cho gọn nhẹ, tôi đã viết những phần cần thiết vào giấy note cùng với tấm bản đồ trên tay và lên đường, những nhà hàng ở New York không chỉ một hai nơi và thật khó để đi tìm chúng với tờ giấy note ngắn gọn ấy.

         

Khi đi vòng vòng cùng với tấm bản đồ, tôi luôn đánh dấu vào những nơi mình không thích, những thứ hay những nơi không còn bán hoặc đã đóng cửa. Tuy nhiên, khi dừng chân tại một cửa hàng thiết kế, tôi đã phát hiện ra một seri về thành phố mới trong một quyển sổ tay Moleskine thường được sử dụng như một cuốn sổ tay nấu ăn. Từ đó tôi đã quyết định bắt đầu tự làm nên một quyển sách về hướng dẫn về New York của riêng mình.

              

 

 

Quyển sổ chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay thôi và giá tuy khá đắt nhưng trong đầu chỉ cần tưởng tượng đến việc mình sẽ viết cái gì đầu tiên và viết bằng loại bút nào lên sổ ấy thì chỉ muốn tính tiền thật nhanh và cho nó vào túi mà thôi. Bây giờ quyển sổ ấy đã khá nhàu nát và khắp lề giấy được ghi chi chít các ghi chú. Dù sao đi nữa, tôi vẫn cảm thấy quyển sổ cũ kỹ của mình lại đẹp hơn rất nhiều so với quyển sổ mới đẹp đẽ lúc mới mua. Giờ đây, chỉ có duy nhất quyển sổ của tôi là được ghi chép về các điểm ăn uống của New York mà thôi.

                          

 

Những ghi chú về nhà hàng. Đánh dấu lên bản đồ bằng giấy note

 

Tôi đã đánh dấu lên bản đồ n hững thông tin cần thiết nhất giữa những nội dung phong phú trong tạp chí và các cuốn hướng dẫn du lịch, sắp tất cả và lên đường. Trong sổ tay ấy, không chỉ những cái tên hướng dẫn về nhà hàng nổi tiếng được viết đầy ở mục danh sách nhà hàng  như “Michelin” và “Zagat”, mà còn có thông tin của các tuần san như “Time Out” và “New York”. Hai tuần báo này không chỉ nói về mua sắm, hoạt động văn hoá như một tờ báo tiêu biểu của New York, họ còn đưa ra những thông tin về các nhà hàng nổi tiếng hay các nhà hàng vừa khai trương. Mỗi tuần họ sẽ giới thiệu các quán ăn theo chủ đề tuần hay một hai lần trong năm họ sẽ cho ra một kì đặc biệt “Best of  New York”, giới thiệu một cách chi tiết các nhà hàng nổi tiếng nhất trong năm.

         

Một ngày nọ, trong cuốn tạp chí mà tôi mua “Sunday Best” có một bài  giới thiệu về thương hiệu nhà hàng có tiếng với tựa “To feed your inner hipster” (Nuôi dưỡng tinh thần Hipster của bạn) [Hipster là những người yêu thích nhạc Jazz]. Tựa đề khá thú vị, tìm thử xem vị trí nó ở đâu nào, trong bài báo viết rằng  Freeman Allex,off Rivington St. Vì tôi đã được nghe cách đọc tên đường ở New York từ người cậu uyên bác của mình, nên tôi rất tự tin về việc này. Nhưng lần này thực sự tôi không thể hiểu được chúng.

                   

 

New York khi nhìn từ trên cao


New York khác với Hàn Quốc ở chỗ phần lớn những con đường ở đây được sắp xếp khá độc đáo theo hình dạng bàn cờ vây, đường 1st được bắt đầu từ hướng phía trên có ranh giới là đường Houston theo chiều ngang của bàn cờ. Đường 1st Avenue được bắt đầu từ bên trái sang theo chiều dọc của bàn cờ. Thêm vào đó, 5th Ave là ranh giới phân chia đông và tây và được biểu hiện bằng chữ cái ở phía trước địa chỉ. Tại đây điều thú vị là số thư tín cũng lấy 5th Ave làm ranh giới, mỗi khu có khoảng 100 số. Nếu là số lẻ thì nhà nằm ở phía bắc, còn nếu là số chẵn thì nhà nằm ở phía nam. Chỉ cần nghe địa chỉ, ta hầu như có thể đoán được nó nằm ở khoảng vị trí nào. Ví dụ với địa  chỉ “151 W.54th St”, vị trí của nó ở phần phía bắc đường 54th giữa 4th và 5th street Ave. Vì vậy khi nhìn địa chỉ trong tờ Sunday Best tôi đã ngạc nhiên; phía dưới đường Houston là khu vực của Soho, China town,Tribeca, Wall street và West Village nằm ở phía trên đường West Houston lại không tạo thành 1 đường thẳng và địa chỉ không hề có số mà được biểu thị bằng tên chữ.Tuy hơi khó nhưng cũng giống như bề ngang của con đường có thể vừa với phần lớn kiểu xe hơi thì nếu với bản đồ thì biểu thị của những con đường sẽ được đặt sao cho người ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng.

      

Tôi đã quen rằng đường Rivington không cách xa nhà mình là mấy nhưng dù nhiều lần đi vòng quanh khu vực đó tôi vẫn không thấy một nhà hàng nào. Có thể do tôi không nhìn kỹ nên mới như vậy, nhưng đường có tên gọi là Freeman Allex không những không có mà cả địa chỉ lạ lùng Off Rivington St. trên bản đồ cũng không thể nhìn ra. Vì vậy tôi đã quyết tâm phải tìm ra khu vực của những Hipster mà mình tò mò bấy lâu.

 

 

Con hẻm ẩn mình

    

Vào một buổi cuối tuần nọ, cùng với người bạn thân để tìm hiểu khu đó chúng tôi đã đi một vòng quanh khu gần Rivington St. nhưng dù tìm kiếm kỹ thế nào vẫn không tìm thấy nhà hàng nào.

Chỉ có những cửa hàng bán áo cao bồi đứng lặng lẽ hai bên những con đường trống trãi không bóng người, tôi đã nghĩ rằng chắc là họ đã viết nhầm địa chỉ và không có thứ mà mình tìm ở đây. Nhưng ngay lúc tôi đang bối rối cảm thấy rất có lỗi với người bạn của mình thì tôi bỗng thấy một con hẻm nhỏ. Không ngờ rằng ngay tại New York này lại có một con hẻm như thế này tồn tại. Chúng tôi tò mò đi theo ba người New York (low boy) và tự hỏi liệu trong con hẻm đó có nhà hàng ấy không?


         
Có lẽ khi đêm vắng, thì tôi nên theo luật không được phép vào những con hẻm vắng và heo hút như thế này, cánh cổng màu xanh cùng với những chậu thảo mộc đang vươn lên như đang chờ đợi người lữ khách. Thật là một cảm giác kỳ lạ. Nhìn dáng vẻ không hề có một chút nào giống với New York ấy, tôi lo lắng xoay tay nắm cửa. Vừa mở cửa, tôi đã nghe thấy tiếng nhạc vui vẻ được phát ra. Phía sau đám người đông kia là đầu của con nai được treo trên bức tường phía sau quầy bar.

  

  

Mọi người đang nói chuyện ồn ào

    
Sự tĩnh lặng của con hẻm và bầu không khí ở phía trong đó hoàn toàn khác biệt với nhau đã làm tôi không khỏi bất ngờ. Người nhân viên nhìn vẻ mặt ngạc nhiên của chúng tôi và hỏi rằng đi bao nhiêu người một cách lạnh lùng rồi hướng dẫn chỗ ngồi cho chúng tôi. Ngồi xuống, tôi cẩn thận nhìn xung quanh, không gian bên trong căn phòng đã rất cũ với những chiếc ghế sờn và tấm gương mờ mờ. Và trên bề mặt bức tường được đặt da và sừng của động vật làm cho tôi có cảm giác mình được mời vào một ngôi biệt thự cổ của một vị quý tộc trung niên có sở thích săn bắn vậy.

 

 

Xác của nai và dê núi

 

Tuy phần đầu của nai và dê núi trông khá kệch cỡm nhưng nó được cao tránh khỏi tầm mắt nên khi dùng bữa không ảnh hưởng đến thực khách. Trái lại, chúng còn rất hợp với bầu không khí của quán và tạo nên một cảm xúc riêng biệt độc đáo cho quán. Một chai nước lọc màu xanh được đặt trên bàn gỗ và chúng tôi đã gọi một loại cocktail từ quầy bar rất đẹp phía bức tường. Brunch (bữa trưa kiêm bữa sáng) ở New York ta thường được thấy những loại như Bloody mary (loại cocktail được chế biến từ Vodka, nước ép cà chua, nước chanh, sốt tabasco…) hay Bellini (loại cocktail làm từ champagne trộn đào nghiền) nhưng tại đây có một thực đơn cocktail riêng biệt được dành cho bữa brunch.

 

 

 

Applejack là nước được làm từ Apple cider - một loại nước trái cây được lên men từ Apple brandy (rượu táo mạnh). Apple butter sốt táo màu nâu được đun thật cạn nước được chế biến để bảo quản sốt táo được lâu ở Mỹ vào thế kỉ 19 chứ thực tế nó không có bơ như tên gọi. Thời điểm đó người ta hay gọi thứ chất lỏng hơi đặc này là “butter”.

 

 

 

Bellini là một trong những loại cocktail được dùng nhiều nhất trong những bữa Brunch, thường được đựng trong những ly champagne nhưng tại đây người ta đựng chúng trong những ly martini. So với loại Bellini khác thì nó đặc và mùi đào rõ hơn và có lẽ chúng được làm từ đào nghiền nguyên chất nên tôi đã uống chúng một cách thích thú. Loại rượu được uống trong bữa brunch là rượu nhẹ giúp kích thích vị giác và làm cho ta có cảm giác đói.

 

 

 

Waffle ở đây chế biến theo kiểu mỏng và giòn phía trên được chan nhiều nước sốt ngọt nhưng nếu so sánh một cách tỉ mỉ thì so với loại Waffle loại 1000won bán ở lề đường thì ở đây họ cho nhiều trứng hơn và nướng giòn hơn và cách họ cho nước sốt lên bánh cũng khác.

 

 

 

Waffle là thực đơn Brunch không thể thiếu tại Hàn Quốc nhưng tại đây chúng không nổi tiếng cho lắm. Mọi người thích pancake hơn và ưa chuộng những món ăn nấu từ trứng bằng những cách đa dạng như omelet và egg benedict.

 

 

 

Poached eggs  thường được gọi là trứng rim ở Hàn Quốc và thường được nấu cho lòng trắng chín tới dùng trong những món như egg benedict hay salad, lòng đỏ được nấu hơi chín và tâm điểm chín là phần lòng đỏ chảy ra làm đẹp thêm món ăn. Dùng dao chích phần lòng đỏ trứng căng tròn ra, quết phần lòng đỏ trứng lên bánh mì hay thịt thì sẽ tạo ra hương vị rất tuyệt cho món ăn. Tại Hàn Quốc món trứng luộc với lòng đỏ trứng chín hẳn luôn tạo những hương vị tiếc nuối cho người ăn.

    

Phia dưới phần trứng là cheddar cheese grit, trông giống phần cháo được nấu hơi đặc quánh vậy. Với hương mị của phô mai được cho thêm khoai tây trộn cùng bột mì thì so với loại cheddar thông thường mà người ta hay ăn thì grit có màu nhạt hơn và vị cũng nhẹ hơn. Nhưng nếu nấu kỹ và rải lên phía trên thì khi nhai sẽ có vị béo ngậy. Nếu khoai tây nướng chín với lá thảo dược, phía trên rắc thêm tiêu sọ và trộn đều với nhau cùng với bột nhào bánh mì lên men đã được quết bơ thì  vị béo ngậy của phô mai sẽ được giảm tối thiểu bởi vị nhạt của bánh mì giòn cùng vị chua chua của cà chua.

          

Dù gì đi nữa thì thứ ngon nhất chính là được cùng người bạn thân lâu năm trò chuyện. Lúc vừa đến thăm nhà hàng thì chất lượng món ăn cùng bầu không khí của nhà hàng thì rất quan trọng nhưng quan trọng chính yếu nhất chính là dùng bữa cùng với ai, thời gian dùng bữa có vui vẻ hay không. Những gai vị giác của lưỡi cảm nhận mùi vị món ăn và mắt truyền vẻ đẹp và mùi vị của món ăn đến não và các giác quan sẽ phân tích cảm xúc của con người và thêm vào đó được dùng bữa cùng người mà mình thích thì sẽ ngon hơn.

 

 

 

Như lời của Aldous Huxley được viết ngay trang đầu tiên của quyển sổ Tất cả mọi người, mọi điều do chính bản thân họ viết được giữ đúng khẩu vị riêng và bản chất đúng của mình thì đó chính là một người hướng dẫn du lịch đúng đắn. Dù du lịch nơi đâu, con đường đi khám phá có thế nào nếu góp nhặt thông tin từng chút một và viết chúng ra giấy thì bạn có thể trở thành một hướng dẫn viên cho chính bản thân mình. Dù sự bắt đầu tuy thấy đơn giản nhưng thực chất rất gian khổ và khá phiền phức, tuy vậy sự đặc biệt của vật sở hữu cho riêng bản thân mình lại chính là sự gian khổ ấy.

          

Tôi đã đọc trí tưởng tượng không thể nghĩ đến trong cuốn “Brave New World” về hình dạng của con người, và tôi thực sự cảm ơn những kí ức ấy đã cho tôi nhiều suy nghĩ đương nhiên của cảm xúc con người tôi. Tôi có thể cảm nhận được hương vị ngọt ngào khi được nói chuyện chân thành với người bạn thân và dù phải ăn một cách không ngon miệng món ăn ngon đi nữa, thì tất cả mọi điều ấy sẽ được ghi nhận lại từng trang từng một trong nhật kí hành trình của tôi. Quyển nhật kí hành trình của tôi đã được bắt đầu nhưng để hoàn thành được nó thì vẫn còn là một chặng đường xa. Sau này tôi sẽ lấp đầy những trang giấy bằng những tác phẩm điêu khắc chính những cảm xúc mà tôi đã được cảm nhận.Và đến một lúc nào đó nó sẽ được khoác lên mình một màu sắc khác, để tạo nên một hình ảnh mới mẻ cho người chủ của nó. Ngoài ra có thể tôi sẽ tạo được một sự ảnh hưởng đến những người xem quyển nhật kí hành trình của tôi và thôi thúc họ làm cho riêng mình một quyển thì sao.

  


 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích