Marion Cotillard - Đóa hoa hồng nước Pháp
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Marion có một khởi đầu khá chậm trong sự nghiệp diễn xuất nhưng bằng tài năng của mình, chậm nhưng chắc chắn, cô vượt mặt các đàn chị đi trước như Sophie Marceau, Audrey Tautou, Eva Green để trở thành nữ diễn viên xuất sắc của điện ảnh Pháp đương đại.
Marion có một khởi đầu khá chậm trong sự nghiệp diễn xuất nhưng bằng tài năng của mình, chậm nhưng chắc chắn, cô vượt mặt các đàn chị đi trước như Sophie Marceau, Audrey Tautou, Eva Green để trở thành nữ diễn viên xuất sắc của điện ảnh Pháp đương đại.
Marion Cotillard đang ở độ chín của cả nhan sắc lẫn sự nghiệp, đó là điều mà ai cũng có thể cảm nhận được thông qua vai diễn mới nhất của cô trong siêu phẩm bi tráng Macbeth.
Chuyển thể từ vở kịch bi cùng tên của đại văn hào William Shakespeare, bộ phim của đạo diễn Justin Kurzel đem đến một phiên bản điện ảnh vừa trung thành với nguyên tác, vừa có những điểm mạnh mới mẻ và thú vị. Được mệnh danh là một trong những vở kịch u buồn nhất của William Shakespeare, một tác phẩm đã hơn 400 năm tuổi, được đưa vào sách giáo khoa tại nhiều quốc gia và chuyển thể thành phim tới 11 lần, Macbeth của năm 2015 tiếp tục vinh danh tác phẩm kinh điển này với sự kết hợp tuyệt vời của hiệu ứng công nghệ và diễn xuất tài năng của hai diễn viên chính Michael Fassbender và Marion Cotillard.
Marion trong phim Macbeth (2015)
Nếu như Michael Fassbender (nổi tiếng với vai diễn Magneto trong X-men) dường như sinh ra để vào vai Macbeth thì Marion Cotillard với vẻ đẹp bí ẩn bao bọc bao âm mưu tính toán bên trong đã hoàn thành xuất sắc vai trò của người nhóm lên ngọn lửa tham lam trong lòng chồng mình với những lời thủ thỉ sắc nhọn. Marion đã hoàn thành thậm chí còn làm nổi bật lên hình tượng phu nhân Macbeth, kẻ đã tạo nên và thúc đẩy tính bi kịch Macbeth kinh điển của Shakespeare.
Lúc này, người ta mới chợt nhận ra Marion bây giờ đã là đóa hoa tươi sắc nhất của điện ảnh Pháp sau một quá trình lao động miệt mài của cô.
Sinh ngày 30 tháng 9 năm 1975 tại Paris, Pháp và lớn lên ở vùng Orléans, Loiret, số mệnh của Marion như đã được sắp đặt là gắn liền với điện ảnh. Gia đình Marion có truyền thống nghệ thuật. Bố của cô là đạo diễn Jean-Claude Cotillard còn mẹ cô là nữ diễn viên Niseema Theillaud. Marion còn có hai người em trai sinh đôi là Quentin (họa sĩ và nhà điêu khắc) và Guillaume (nhà văn).
Lớn lên trong một môi trường như thế, không có gì ngạc nhiên khi Marion làm quen với nghệ thuật ngay từ khi còn nhỏ. Cô bắt đầu bằng các vở kịch trên các sân khấu nhỏ, vai diễn đầu tiên của Marion là trong vở Y a des nounous dans le placard do người anh họ Laurent Cotillard làm đạo diễn.
Sự nghiệp diễn xuất của Cotillard bắt đầu bằng các vai diễn trong các bộ phim truyền hình như Highlander hay Extrême Limite. Cô cũng có vai diễn điện ảnh đầu tiên trong bộ phim L'histoire du garçon qui voulait qu'on l'embrasse (1994).
Marion trong phim Taxi (1998)
Marion bắt đầu được công chúng biết tới qua vai Lily Bertineau trong bộ phim hài ăn khách Taxi (1998). Marion luôn có một khát khao mãnh liệt với nghề cũng như luôn khắt khe với chính bản thân mình. Chính vì vậy, mặc dù đã tham gia tiếp 2 phần sau của Taxi là Taxi 2 (2000) và Taxi 3 (2002), Marion đã thẳng thừng t đề nghị với nhà sản xuất Luc Besson cho ngừng tham gia loạt phim vì nó không giúp cô chứng tỏ được khả năng diễn xuất của mình.
Với sự nghiêm khắc và tinh thần cầu tiến, sự nghiệp của Marion Cotillard gắn liền với các giải thưởng như một điều hiển nhiên. Năm 2001 cô được đề cử giải diễn xuất đầu tiên, đó là đề cử Giải César cho nữ diễn viên triển vọng nhất với hai vai chính trong bộ phim Jolies Choses.
Năm 2003 Marion nâng sự nghiệp của mình lên tầm quốc tế khi cô có vai diễn nói tiếng Anh đầu tiên trong phim Big Fish của đạo diễn Tim Burton. Một năm sau đó, với vai Tina Lombardi trong bộ phim Un long dimanche de fiançailles (đạo diễn Jean-Pierre Jeunet) Marion đã được trao giải Vai nữ phụ xuất sắc nhất tại lễ trao giải César.
Năm 2006 đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp diễn xuất của Marion Cotillard khi cô được mời tham gia hai bộ phim lớn. Đầu tiên là bộ phim nói tiếng Anh A Good Year của đạo diễn Ridley Scott trong đó Marion thủ vai nữ chính bên cạnh nam diễn viên Russell Crowe.
Bộ phim lớn thứ hai là một cột mốc khẳng định tài năng của Marion cũng như giúp cô vượt mặt các đàn chị đi trước, bộ phim La Mo6me của của đạo diễn Olivier Dahan. La Môme là bộ phim kể lại cuộc đời của nữ danh ca số một nước Pháp thế kỷ 20 Édith Piaf. Đây là bộ phim được chờ đợi nhất của điện ảnh Pháp trong năm 2007 và nhiều người kì vọng vai nữ chính của phim sẽ được trao cho nữ diễn viên Pháp nổi tiếng nhất lúc này là Audrey Tautou. Tuy nhiên cả đạo diễn Dahan và nhà sản xuất Alain Goldman đều nhất trí trong việc chọn Marion Cotillard cho vai Édith Piaf, và điều này đã gây bất bình cho các nhà đầu tư, thậm chí hãng TF1 – một trong những nhà đầu tư - đã quyết định giảm số tiền đầu tư của họ xuống còn 1/3.
La Môme là một thách thức cho Marion khi cô phải thể hiện được hình tượng Édith Piaf từ lúc bà còn là thiếu nữ cho đến khi bà hấp hối trên giường bệnh, tuy vậy cô đã hoàn thành một cách xuất sắc. Marion nhập tâm vào vai diễn đến mức vài tháng sau khi đóng máy cô vẫn bị ám ảnh bởi giọng nói và hình ảnh của Édith Piaf. Vai diễn của cô được cả giới phê bình và công chúng đánh giá rất cao, Marion được trao liên tiếp giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong các giải thưởng điện ảnh danh giá là giải Quả cầu vàng, giải BAFTA, giải César và giải Oscar.
Marion Cotillard là nữ diễn viên Pháp đầu tiên được đề cử Giải Oscar vai nữ chính kể từ khi Catherine Deneuve được đề cử ở hạng mục này năm 1992 bằng vai diễn trong phim Đông Dương (Indochine). Với chiến thắng tại hạng mục Vai nữ chính tại giải thưởng điện ảnh danh giá Oscar, cô đã trở thành nữ diễn viên Pháp thứ hai, 48 năm sau Simone Signoret, chiến thắng ở hạng mục này. Cô cũng mới là nữ diễn viên thứ hai sau giành chiến thắng bằng một vai diễn trong phim không dùng tiếng Anh sau Sophia Loren (giành giải từ năm 1960 với vai diễn trong La Ciociara). Cô cũng là nữ diễn viên Pháp đầu tiên giành giải BAFTA Vai nữ chính kể từ khi BAFTA gộp hai hạng mục vai nữ chính của diễn viên Anh và diễn viên nước ngoài làm một (năm 1969).
Marion trong Inception (2010)
Tài năng của Marion thể hiện ở đủ loại vai diễn mà cô từng hóa thân vào mà vai Phu nhân Macbeth là biểu trưng cho một Marion đang ở đỉnh cao sự nghiệp. Trước đó là Mal - cô vợ ma mị - trong siêu phẩm Inception bên cạnh Leonardo Dicaprio. Mal trong Inception mang vẻ đẹp hư ảo pha chút mong manh lẩn thổn thức bởi đôi mắt dường như lúc nào cũng đẫm lệ, còn đôi môi dường như lúc nào cũng run rẩy, tuyệt vọng kêu gọi chồng thoát ra khỏi ảo ảnh của riêng anh. Leonardo Dicaprio thậm chí đã thừa nhận anh không thể rời mắt khỏi Marion trong suốt thời gian thực hiện Inception.
Marion có khả năng tạo dấu ấn mạnh mẽ ngay cả khi thời lượng xuất hiện không nhiều. Trong Macbeth, mặc dù chỉ xuất hiện bằng 1/3 thời lượng so với nhân vật chính Macbeth, nhưng diễn xuất của Marion thậm chí còn được các nhà phê bình đánh giá là áp đảo Michael Fassbender , bởi trong những khung hình độc thoại, ánh mắt thẫn thờ của vua Macbeth, người ta vẫn thấy ám ảnh của những tính toán, những câu thủ thỉ sắc nhọn của phu nhân Macbeth tạo nên một không khí bi loạn, dày xéo nội tâm của Macbeth.
Xinh đẹp, tài năng nhưng cầu tiến và vô cùng nghiêm khắc với bản thân, Marion Cotillard giờ đã là một biểu tượng sắc đẹp của nước Pháp, một kiểu mẫu đáng học hỏi cho những diễn viên trẻ, một diễn viên hứa hẹn sẽ còn mang đến nhiều vai diễn mang đầy chiều sâu và nhân văn hơn cho khán giả.
THÔNG TIN MUA SẮM
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >