Mách mẹ bỉm sữa 3 mẹo giúp bé giảm đau khi mọc răng

22:11 29/08/2021

Thông thường, bé bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên từ 6 – 7 tháng tuổi. Mẹ sẽ không thể biết được thời điểm nào bé sẽ mọc răng, cho đến khi con có những biểu hiện như chảy dãi, sưng má, quấy khóc... mà không phải do bé đói bụng, tã bị ướt hay một nguyên nhân nào khác.

Share social

Thông thường, bé bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên từ 6 – 7 tháng tuổi. Mẹ sẽ không thể biết được thời điểm nào bé sẽ mọc răng, cho đến khi con có những biểu hiện như chảy dãi, sưng má, quấy khóc... mà không phải do bé đói bụng, tã bị ướt hay một nguyên nhân nào khác.

 

Mách mẹ bỉm sữa 3 mẹo giúp bé giảm đau khi mọc răng

 

Giai đoạn mọc răng bé thường quấy khóc khiến bố mẹ vô cùng lo lắng

 

Mọc răng là giai đoạn không thể thiếu trong quá trình phát triển bình thường của bé. Tuy nhiên chiếc răng đầu tiên bao giờ cũng khiến bé đau nhất, chính vì vậy các mẹ cần phải lưu ý để giúp con giảm đau kịp thời nhé.
Dưới đây là 3 mẹo nhỏ các mẹ có thể áp dụng để cùng con trẻ vượt qua giai đoạn đau răng đầu đời.

 

1. Mẹo thứ nhất: Chuẩn bị núm ti lạnh cho trẻ

 

Thực tế cho thấy chúng ta không có cách nào ngăn cản những cơn đau răng của trẻ, tuy nhiên chúng ta có thể làm dịu những cơn đau ấy bằng cách tạo ra một núm ti lạnh. Độ lạnh từ núm ti sẽ giúp trẻ bớt đau, không những thế việc dùng núm ti sẽ giúp mẹ tránh được việc bị đau khi cho bé bú. Vì trong quá trình mọc răng bé thường có xu hướng cắn các đồ vật có trong miệng.

 

Mách mẹ bỉm sữa 3 mẹo giúp bé giảm đau khi mọc răng

 

Công thức để tạo ra núm ti lạnh bao gồm: sữa mẹ + núm ti giả + khay đựng đá

 

Cách tạo ra núm ti lạnh: Bạn đổ sữa mẹ vào khay đựng đá và đặt núm vú giả lên trên khay. Sau đó cho khay đá vừa rồi vào tủ lạnh đến khi sữa trong khay đông lại thì có thể lấy ra cho bé dùng. Cách này sẽ giúp bé giảm đau hiệu quả đấy.

 

2. Mẹo thứ hai:  Ướp lạnh khăn cùng trà hoa cúc

 

Chăm con khi bé mọc răng quả thật rất gian nan nhưng đừng bỏ cuộc các mẹ nhé. Khi bé bắt đầu khóc to vì những cơn đau hãy cho bé một chiếc khăn ướp lạnh. Cái lạnh của chiếc khăn lúc này có tác dụng như thuốc tê đối với bé. Lớp vải mềm của khăn khi bị đông cứng rất thích hợp để chườm lên vị trí mọc răng. Ngoài ra bạn cũng có thể để bé “gặm nhắm” chiếc khăn này để dịu bớt cơn đau.

 

Mách mẹ bỉm sữa 3 mẹo giúp bé giảm đau khi mọc răng

 

Với phương pháp này, bạn cần ngâm một chiếc khăn mềm trong trà hoa cúc sau đó mang đi đông lạnh. Khi đã đông cứng, bạn đưa chiếc khăn để bé thỏa thích “cắn nhai”. Nó không chỉ giúp bé giảm đau, làm sạch các chất nhờn trong miệng bé mà còn giúp bé thư giãn và ngủ ngon hơn.

 

3. Mẹo thứ ba: Táo nghiền lạnh

 

Khi bé bị đau răng hay để bé được nhai vì hoạt động của lợi sẽ giúp con yêu của bạn bớt đau hơn đấy. Bạn hãy đặt một lọ táo nghiền vào ngăn mát tủ lạnh, sau đó mang ra cho bé nhai. Hoa quả tươi chứa nhiều acid tự nhiên có tác dụng làm giảm đau khi mọc răng. Thêm vào đó việc đặt táo nghiền trong tủ  lạnh có tác dụng làm mát vùng lợi của bé.

 

Ngoài táo nghiền bạn có thể cho bé ăn các thức ăn mát lạnh như sữa chua. Nếu bé nhà bạn thích rau, củ, quả bạn có thể cho bé gặm một củ cà rốt hay củ đậu đã đặt trong tủ lạnh. Cách này sẽ giúp bé bớt đau răng đồng thời kích thích răng mọc nhanh hơn đấy.

 

Táo nghiền lạnh sẽ là món ăn giải quyết cơn đau răng của bé một cách nhanh chóng. KHông những thế đây sẽ là món ăn vặt tuyệt vời giúp bé bổ sung vitamin cần thiết. Mách nhỏ các mẹ nên cho thêm một chút quế vào táo nghiền để kích thích vị giác của bé.

 

Mách mẹ bỉm sữa 3 mẹo giúp bé giảm đau khi mọc răng

 

Các mẹ đừng quá lo lắng khi bé mọc răng

 

Bé mọc răng thường có biểu hiện sốt cao, tiêu chảy, quấy khóc suốt đêm là nỗi lo lắng chung của hầu hết các bà mẹ. Nhìn thấy con mình bị đau, cân nặng thì không lên thậm chí còn giảm sút thì chắc hẳn bà mẹ nào cũng cảm thấy xót xa. Nhưng các mẹ đừng quá lo lắng bởi  đây là những biểu hiện vô cùng bình thường khi mầm răng tách lợi mọc lên. Bất cứ đứa trẻ nào ở độ tuổi 6 – 7 tháng đều như thế cả. Thời gian đầu vất vả là thế nhưng nếu các mẹ biết cách làm dịu cơn đau cho con, về sau bé sẽ quen dần và sẽ không còn đau như chiếc răng đầu tiên nữa.

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan