"Ma mới" và những điều cấm kỵ trong ngày đầu tiên đi làm
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Chuyên gia nhân sự Michelle Kerrigan tiết lộ: "Việc muốn được yêu quý, gây ấn tượng tốt và thích ứng nhanh với đồng nghiệp là điều tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều người cố gắng quá sức và nói quá nhiều thay vì lắng nghe".
Chuyên gia nhân sự Michelle Kerrigan tiết lộ: "Việc muốn được yêu quý, gây ấn tượng tốt và thích ứng nhanh với đồng nghiệp là điều tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều người cố gắng quá sức và nói quá nhiều thay vì lắng nghe".
Dưới đây là những lời "cấm kỵ" cho lính mới trong những ngày đầu tiên ở nơi làm việc:
1. Ở công ty cũ, tôi từng...
Có thể bạn từng là nhân viên xuất sắc và được sếp ưu ái ở công ty cũ. Nhưng trong ngày đầu tiên ở chỗ làm mới, thay vì ngồi nhắc lại quá khứ, bạn nên hăng hái bắt tay vào công việc với thái độ khiêm tốn.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn phải tỏ ra nhút nhát hay thể hiện mình quá ít. Hãy tự tin thực hiện đúng phần việc của bạn.
2. Anh có vẻ khác so với khi trao đổi qua điện thoại...
Đừng bắt đầu cuộc hội thoại với người tiếp nhận nhân viên mới bằng câu nói đầy ngụ ý hay cố tình gây ngạc nhiên hay thất vọng như vậy. Thực tế, mọi người không thể giống hệt những điều bạn mong đợi.
Thay vào đó, hãy cười thật tươi và nói "Xin chào" với mọi người.
3. Khi nào thì tôi được tăng lương?
Có lẽ bạn nên kiên nhẫn hơn và giữ câu hỏi này ít nhất 3 tháng, sau khi thử việc thành công.
4. Nhân tiện, tôi có thể về sớm vào thứ 6 không?
Nếu bạn chưa từng đề cập việc này với ban tuyển dụng thì việc đề cập đến việc này trong ngày đầu tiên đi làm khiến mọi người đánh giá kỹ năng giao tiếp của bạn không cao.
Đồng nghiệp, công ty đều mong chờ bạn tới, thể hiện năng lực làm việc và sẵn sàng học hỏi hơn là... chỉ muốn về sớm.
5. Ai là người nên chơi thân/nên tránh ở đây?
Về cơ bản, câu hỏi này như một cách mở đầu việc buôn chuyện và nó sẽ giết chết sự nghiệp của bạn nhanh chóng. Quá tò mò về đồng nghiệp xung quanh là sai lầm khiến bạn có thể trở thành kẻ bị xa lánh.
Hãy dành thời gian để gặp gỡ, trò chuyện với từng người trong phòng của bạn thay vì tìm hiểu thông tin qua người thứ 3.
6. Trước đây, tôi không được học như thế
Hãy chú ý rằng, nhà tuyển dụng không muốn nghe những gì bạn không thể làm. Họ muốn bạn có thái độ cởi mở và sẵn sàng học hỏi theo cách của họ.
Tất nhiên, ai cũng muốn thể hiện năng lực và kỹ năng chuyên môn cũng như chính kiến của bản thân. Nhưng nếu không diễn đạt khéo léo, điều đó sẽ khiến mọi chuyện trở nên rắc rối, vì bạn có vẻ như đang phê phán cách làm của công ty.
7. Dịp lễ tết công ty có thưởng gì không?
Hãy nhớ rằng bạn là người mới. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và quan sát xem mọi việc sẽ diễn ra như thế nào. Bằng không, hãy nghĩ xem bạn sẽ phản ứng thế nào nếu câu trả lời là: Không có gì?
8. Tôi vừa trải qua một giai đoạn khó khăn
Đừng đề cập đến hoàn cảnh cá nhân khi bạn gặp đồng nghiệp mới, sếp mới. Những khó khăn trong công việc cũ của bạn có thể khiến sếp nghi ngờ về năng lực làm việc và cách giao tiếp trong công việc của bạn.Hãy cố gắng để duy trì thái độ tích cực trong công việc và thể hiện bản thân là một người có năng lực và lạc quan.
9. Làm thế nào để đổi đồ mới?
Nếu đồ đạc bạn được nhận có vẻ cũ, thì có khả năng là mọi người khác cũng vậy. Nếu yêu cầu sếp cung cấp đồ dùng mới hơn, chắc chắn các đồng nghiệp khác sẽ đặt câu hỏi: Bạn nghĩ bạn là ai mà được dùng đồ "xịn" hơn họ.
Do đó, hãy tập làm quen và thích ứng với những thứ bạn nhận được. Nếu các thiết bị cần thiết quá cũ kỹ thì bạn nên chờ một dịp thích hợp khác để trình bày với sếp.
10. Sếp cũ của tôi là người thiếu năng lực
Có thể điều đó là sự thật, nhưng lời so sánh tiêu cực rất ít khi được hoan nghênh, nhất là đối với một người mới. Những câu nói vô ý này có thể ảnh hưởng tới tác phong chuyên nghiệp mà bạn đã thể hiện trước khi được tuyển dụng.
Một khi đã gây ấn tượng xấu trong ngày đầu tiên, dù bạn có cố gắng thể hiện nhiều điều tốt đẹp tới đâu cũng vô dụng.
11. Cảm ơn, nhưng tôi đã tự chuẩn bị bữa trưa
Bỏ cơ hội ăn trưa với đồng nghiệp mới là một sai lầm trong ngày đầu tiên đi làm. Ngay cả khi bạn đã chuẩn bị bữa trưa, hãy nhận lời đi ăn cùng đồng nghiệp hay ông chủ.
Đó là cơ hội tốt để bạn làm quen và thiết lập sự kết nối với những cộng sự sau này.
12. Theo ý kiến của tôi thì nên…
Trong ngày đầu tiên đi làm, bạn nên áp dụng triệt để nguyên tắc: "Hãy hỏi, đừng trả lời" trong công việc cũng như trong giao tiếp.
Tốt nhất bạn nên giữ ý kiến cá nhân trong lúc quan sát môi trường và đồng nghiệp mới. Đừng vội vàng lên tiếng, bởi những ý kiến cá nhân của bạn có thể vô tình khiến người khác đánh giá bạn không tốt.
Theo Trí Thức Trẻ.
Sản phẩm liên quan
Thông tin mua sắm hữu ích
-
Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
Được thành lập từ năm 2021, là một doanh nghiệp phần mềm còn khá non... Xem thêm >
-
"Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
Thông thường mọi người sẽ có thói quen là chấm một chút nước bọt vào... Xem thêm >
-
4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Bạn nên duy trì những thói quen sau đây vào buổi tối một cách thường... Xem thêm >
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >
-
Những mẫu quần jean sành điệu khiến mọi cô nàng yêu thích
Nếu các bạn đã nhàm chán với những chiếc quần jean trơn đơn điệu, và... Xem thêm >
-
Lông mày dày và rậm nhờ những nguyên liệu rẻ tiền
Không phải ai cũng may mắn sở hữu cho mình đôi lông mày dày và dài tự... Xem thêm >
-
Xu hướng trang điểm hot nhất năm 2020(Phần 1).
Nếu bạn là một tín đồ trang điểm thì việc cập nhật xu hướng trang điểm... Xem thêm >