Kong - Skull Island: Không chỉ là phim về quái vật

22:11 29/08/2021

Siêu phẩm mới nhất quay trên bối cảnh là đất nước Việt Nam đang bắt đầu làm mưa làm gió tại các phòng vé. Bên cạnh cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những quái vật khổng lồ, rải rác khắp trong phim là những hình ảnh ẩn dụ, thông điệp phản chiến mà bộ phim gởi gắm tới khán giả. Kong-Skull Island là bộ phim mở đầu cho việc khôi phục lại thương hiệu King Kong trên màn ảnh, đồng thời cũng là bước nối tiếp cho tham vọng xây dựng một vũ trụ quái vật Kaiju của các nhà làm phim...

Siêu phẩm mới nhất quay trên bối cảnh là đất nước Việt Nam đang bắt đầu làm mưa làm gió tại các phòng vé. Bên cạnh cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những quái vật khổng lồ, rải rác khắp trong phim là những hình ảnh ẩn dụ, thông điệp phản chiến mà bộ phim gởi gắm tới khán giả.

 

 

Kong-Skull Island là bộ phim mở đầu cho việc khôi phục lại thương hiệu King Kong trên màn ảnh, đồng thời cũng là bước nối tiếp cho tham vọng xây dựng một vũ trụ quái vật Kaiju của các nhà làm phim. Kong kể về chuyến thám hiểm của một biệt đội gồm quân nhân và các nhà khoa học tại đảo đầu lâu, nơi họ đụng độ những quái vật tờn tại từ thời tiền sử mà nổi bật là Kong – vị vua của hòn đảo. Như đó không chỉ là một bộ phim về quái vật.

 

 

Nếu tinh ý sẽ thấy kĩ sự tinh tế của các biên kịch khi chọn bối cảnh của Kong- Skull Island, phim đầu tiên trong việc tái khởi động thương hiệu King Kong và chương đầu cho vũ trụ quái vật Kaiju. Skull Island là một hòn đảo nằm ở Thái Bình Dương là nơi gắn bó khá nhiều với người Mỹ với hai cuộc chiến và hai cái kết khác biệt. Một là chiến thắng oanh liệt trước phát xít Nhật trong Chiến tranh thế giới lần II, hai là những kí ức muốn quên đi trong Chiến tranh Việt Nam.

 

 

Bản thân bộ phim cũng đầy sự hoài niệm khi mở đầu bằng cảnh cuộc đụng độ không khoan nhượng từ trên bầu trời đến lúc rơi vào máy bay và đấm đá ở mức sống còn của 2 phi công Mỹ - phát xít Nhật chính là cảnh thường ngày ở những năm 1944, khi hai Mỹ Nhật còn tranh nhau ngôi vị bá chủ của Thái Bình Dương. Ngay sau đó là loạt intro kèm rất nhiều bối cảnh lịch sử của Mỹ, bao gồm các phát kiến khoa học, các vụ thử bom, các công cuộc khám phá trái đất và vũ trụ, những tuyên bố của các đời tổng thống Mỹ, kết lại bằng các cuộc biểu tình phản chiến rầm rộ của chính người dân Mỹ phản đối chiến tranh Việt Nam, và câu chuyện mở ra ở thời điểm năm 1973, một ngày sau khi Nixon tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam.

 

Chiến tranh Việt Nam có một vị trí đặc biệt bởi nó đánh dấu một giai đoạn gây chia rẽ sâu sắc trong lòng nước Mỹ, sự đánh mất lòng tin ở cái gọi là giấc mơ Mỹ, nơi hình tượng “người anh hùng cứu thế giới” được tạc nên trong Chiến tranh thế giới lần 2 bị sụp đổ khi Mỹ hiện nguyên hình là những kẻ đi xâm lược bị chính người dân của mình phản đối. Rất nhiều người Mỹ ở nhà, lẫn những người trong quân đội trước đó đều tưởng rằng họ đến Việt Nam để làm những điều cao cả và họ đã lầm.

 

 

Kong – Skull Island dành một phần ngắn đầu phim kể về ngày cuối cùng đó, hầu hết quân nhân Mỹ đều vui vẻ vì sắp được về nhà, nhưng cũng có những kẻ luyến tiếc, khó có thể chấp nhận như trung úy Preston Packard (Samuel Jackson đóng), một người hùng chiến tranh đang buồn chán vì lạc lối. Packard sẽ không biết làm gì cho tới khi ông nhận lệnh hộ tống một đoàn khoa học tiến đến hòn đảo Skull Island bí ẩn…

 

Packard thậm chí còn vui khi nhận ra mình bị hoãn ngày về nhà, không phải vì ông lưu luyến cái chiến trường Việt Nam mà ông và cả nước Mỹ mắc kẹt suốt thời gian qua, mà đơn giản, một kẻ chăm chỉ, tuân thủ, miệt mài cho chiến trường, một quân nhân thuần chất như ông khi nhận ra sự thật ở cuối hành trình máu lửa ấy, ông không biết mình phải làm gì nữa...

 

 

Cái cách mà Packard bắt lỗi Weaver – cô phóng viên ảnh của Time, một phóng viên phản chiến tố cáo tâm trạng của ông:
“-Cô chính là nguyên nhân khiến chúng tôi thua cuộc ! Mà thật ra chúng tôi còn chưa thua đâu !
-Ồ, vậy các ông đổ lỗi cho vài tấm ảnh cho thất bại ở chiến trường?
-Đôi khi một ống kính còn nguy hiểm hơn cả một khẩu súng đấy, cô gái ạ.”

 

Packard không phải là kẻ duy nhất, cũng không phải là kẻ quái gở, mà trong đoàn hộ tống ống đầy những kẻ còn băn khoăn, phần nhiều vì họ hối hận hoặc họ không nhận ra mình hối hận vì những thứ họ đã làm ở mảnh đất này.

 

 

“-Ông biết đấy, tôi luôn giữ cây súng này (cây AKA47) như vật kỉ niệm hoặc bùa may khi rời VN. Đây là cây súng tôi cướp được tại một ngôi làng kia. Ông lão đó có đầy đạn ở nhà nhưng thậm chí còn không biết cầm cho đúng đầu súng. Đôi khi… ông biết đấy… người ta không biết ai là kẻ thù của mình cho tới khi nó đến tận nhà” – Cole nói với tiến sĩ Randa.

 

Mỗi cuộc chiến qua đi đều để lại những vết thương vật lí lẫn những vết thương tâm trí cho mỗi người tham gia, dù ở mặt trận nào. Packard, Cole, Jackman… và rất nhiều người nữa trong buổi xế chiều ấy đều băn khoăn với những cảm giác kì cục, khó tả.

 

 

Kong –Slull Island ẩn dưới cái áo phiêu lưu mạo hiểm là rải rác đầy các tình tiết phản đối chiến tranh như câu “không ai đến nhà người khác với thiện chí mà lại rải bom cả” hay như tự bạch của Packard ở cuối phim: “Chúng ta là lính. Lính thì làm những công việc dơ bẩn. Chẳng phải chúng ta làm thế để bảo vệ những người ở nhà sao? Bảo đảm cho một tương lai, một cuộc sống tốt đẹp của người thân sao?”.

 

 

Có thể thấy Waner Bros chọn Việt Nam để quay ngoại cảnh, không chỉ vì cảnh đẹp, hoang sơ, hùng vĩ, mà bản thân hai từ “Việt Nam” đặt trong bối cảnh câu chuyện nó cũng đủ gây những xúc cảm riêng cho người Mỹ, và họ cài rất khéo để ai tinh ý sẽ nhận ra, không thì cứ thỏa sức giải trí với cảnh quan, những con quái vật khổng lồ, những cuộc chiến khốc liệt ở một thế giới khác xa hiểu biết của loài người.

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích