Kikkoman- "Di sản" của người Nhật

22:11 29/08/2021

Chẳng lạ gì thứ gia vị có màu nâu sánh được dùng khá nhiều trong các món ăn, nhất là món chay mà người ta gọi là nước tương này. Dù cùng được làm từ đậu nành nhưng không phải các loại nước tương đều có hương vị giống nhau.

Share social

KIKKOMAN – “DI SẢN” CỦA NGƯỜI NHẬT

 

 

 

Chẳng lạ gì thứ gia vị có màu nâu sánh được dùng khá nhiều trong các món ăn, nhất là món chay mà người ta gọi là nước tương này. Dù cùng được làm từ đậu nành nhưng không phải các loại nước tương đều có hương vị giống nhau. Ví như Kikkoman - loại gia vị chủ đạo của món ăn Nhật là một điển hình của kiểu hương vị có một không hai.

 

Kikkoman- "Di sản" của người Nhật

 

Gia vị đi cùng lịch sử

 

Cách đây hàng trăm năm, từ giữa thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 18 tại Nhật, nước tương đã được  sản xuất thủ công bởi gia đình Mogi và Takanashi tại Noda. Đây được xem là nơi khai sinh ra Kikkoman.

 

Noda nằm trên vùng đồng bằng Kanto, từng là một trong những trung tâm sản xuất đậu nành và lúa mì lớn nhất Nhật Bản. Do đó, từ nguồn nguyên liệu đến lao động để sản xuất nước tương đều rất dồi dào. Sau đó, dân số phát triển, người dân di cư và lập ra Edo (Tokyo ngày nay). Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi thì vùng Noda đã phát triển hệ thống thuyền vận chuyển nên việc “tải” hàng đến Edo để tiêu thụ hàng loạt vô cùng dễ dàng. Đến giữa thế kỷ XIX, Noda đã trở thành trung tâm sản xuất nước tương lớn nhất khu vực Kanto.

 

Năm 1917, gia đình Mogi, Takanashi và Horikiri đã sáp nhập doanh nghiệp của họ để tạo thành công ty Noda Shoyu. Năm 1980, đổi tên thành Kikkoman Shoyu và ngày nay, Kikkoman là một tập đoàn sản xuất thực phẩm lớn. 

 

Kikkoman- "Di sản" của người Nhật

 

Chúng ta đều biết, nước tương được làm chủ yếu từ đậu nành, lúa mì… kèm theo những nguyên phụ liệu khác. Với Kikkoman thì đó là sự tổng hòa của khoảng 300 nguyên liệu khác nhau, được chọn lọc cẩn thận, cân bằng trong một loại gia vị có thể tạo được sự kích thích ở cả năm giác quan.

 

Kikkoman là khác biệt

 

Như đã nói, không chỉ Nhật Bản mới có nước tương nhưng hương vị Kikkoman thì vốn là duy nhất. Người ta đã làm một cuộc so sánh giữa nước tương được sản xuất theo phương pháp hóa học và nước tương của người Trung Quốc thì nhận thấy rằng, sự khác biệt rõ rệt nằm ở màu sắc, mùi vị và hương thơm do nguyên liệu đầu vào và cách làm khác nhau. Kikkoman có màu nâu sẫm rõ ràng, mùi vị và hương thơm vô cùng cân bằng, tinh tế, càng ăn, càng ngấm, càng ngửi càng thơm.

 

Ngược lại, nước tương hóa học thường chỉ có một màu đen kịt, mùi hương tương đối gay gắt và khá mạnh, xộc ngay vào mũi. Nước tương hóa học sử dụng axit clohiđric, tổng hợp cùng một số nguyên phụ liệu để cho ra thành phẩm như bột bắp, muối, màu caramel và các phụ gia khác. Do đó, chẳng có gì lạ khi nước tương hóa học chẳng thể so sánh với Kikkoman - được làm từ nguyên liệu thiên nhiên.

 

Còn riêng với Trung Quốc – quốc gia sử dụng nước tương khá phổ biến thì nước tương của họ cũng khó có thể so sánh với Kikkoman. Nước tương Trung Quốc đa phần có màu sẫm và có độ nhớt, nó thường được cho thêm phụ gia như caramel và bột ngọt. Một loại khác có màu sáng hơn cũng không loại trừ việc thêm bột ngọt và chất phụ gia. Ngoài ra, sự khác biệt lớn giữa Kikkoman và nước tương Trung Quốc nằm ở thành phần ủ bia (công đoạn quan trọng để làm nước tương). Kikkoman sử dụng lúa mì tạo ra mùi thơm đậm đặc trong khi người Trung Quốc sử dụng bột mì và cám, dẫn đến mùi thơm giảm sút. Với Kikkoman, quá trình lên men hoàn toàn thân thiện bởi các vi sinh vật như vi khuẩn axit lactic và các enzym có ích. Trong khi đó, nước tương Trung Quốc trải qua quá trình lên men rất ít nên hương thơm chưa đạt đến độ sâu mà cần phải có sự hỗ trợ của các loại hương liệu.

 

Kikkoman- "Di sản" của người Nhật

 

Các loại Kikkoman sử dụng cho nhiều món ăn khác nhau

 

Đến đây, bạn có thể hiểu rằng, Kikkoman đúng nghĩa là tự nhiên và thân thiện. Do đó, nếu giá bán Kikkoman có đắt hơn các loại nước tương bình thường cũng là điều hoàn toàn… tự nhiên. Không chỉ là loại gia vị riêng được người châu Á ưa chuộng mà ngay tại Mỹ và các nước châu Âu, Kikkoman cũng nghiễm nhiên được sử dụng. Và đương nhiên, khi thưởng thức món Nhật, nếu thiếu Kikkoman thì xem như hỏng.

 

Kikkoman- "Di sản" của người Nhật

 

Kikkoman- "Di sản" của người Nhật

 

Kikkoman- "Di sản" của người Nhật

 

Những món ăn không thể thiếu Kikkoman

 

Kikkoman- "Di sản" của người Nhật

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan