Khi tôi nói: Tôi yêu công việc của mình

22:11 29/08/2021

Đó là khi tôi biết hài lòng với vị trí mình đang có, công việc mình đang làm, mức lương mình được hưởng và những mối quan hệ xung quanh mình. Tôi biết rất nhiều người mỗi buổi sáng...

Đó là khi tôi biết hài lòng với vị trí mình đang có, công việc mình đang làm, mức lương mình được hưởng và những mối quan hệ xung quanh mình. Tôi biết rất nhiều người mỗi buổi sáng lại thở dài thượt khi nghĩ đến một ngày chiến đấu với công việc, vậy nên tôi sẽ giúp bạn yêu hơn công việc của mình, tất nhiên ở một mức độ nào đó. 

 

 

Tôi yêu công việc của mình, vì tôi “biết đủ là hạnh phúc”

 

Tại sao đứa bạn thân chẳng giỏi giang gì lại được đề bạt làm trưởng phòng, tại sao cái thằng bạn cù lần là thế lại được hưởng mức lương cao ngất, tại sao tôi vẫn mãi là một nhân viên quèn không hơn không kém…. Thay vì ngồi than thân trách phận và so sánh với hàng loạt những người giỏi giang nào đó ngoài kia, bạn hãy tự vấn bản thân, với khả năng hiện có, mình đã nhận được những gì xứng đáng. 

 

 

Quá kỳ vọng” cũng khiến bạn không còn tình yêu với công việc

 

Và để có được một khoản thù lao tốt hơn, một vị trí công việc cao hơn,  hãy cố gắng làm tốt nhất những gì liên quan đến mình, bạn sẽ có niềm tin vào công việc và cảm thấy nó ý nghĩa hơn nhiều. Lương bổng, chức tước,…nếu nó không khiến bạn hài lòng, thì rất khó để bạn yêu công việc của mình.

 

Duy trì mối quan hệ tốt với sếp và đồng nghiệp – “tip” không thể bỏ qua

 

Môi trường làm việc với các mối quan hệ phức tạp cản trở lớn đến công việc của bạn, đặc biệt là khi mâu thuẫn xảy ra giữa những người cộng sự với mình, bạn sẽ cảm thấy chán nản tột độ mỗi khi nghĩ đến việc đi làm. Hãy tạo tình yêu cho công việc bắt đầu bằng những mối quan hệ tốt đẹp, bạn sẽ có thêm một sự ủng hộ về tinh thần, sự thoải mái giúp công việc trở nên thuận lợi hơn. 

 

 

Mối quan hệ tốt với các thành viên trong công ty giúp bạn yêu công việc của mình hơn

 

Đừng hi vọng quá nhiều vào những chế độ đãi ngộ, tăng lương khi chưa làm được gì.

 

Hi vọng đi kèm với thất vọng, thất vọng dẫn đến chán nản và buông xuôi… Do vậy, bạn đừng quá đặt nặng những vấn đề này nếu cảm thấy mình chưa thực sự làm tốt công việc được giao. Cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất công việc của mình, dù chưa nhận được ngay chế độ đãi ngộ tốt hơn, nhưng bạn đã xưng dựng được cho mình một hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt đồng nghiệp và sếp. 

 

 

Năng lực tốt đồng nghĩa với lương cao, nhưng bạn phải chứng minh được năng lực của mình

 

Yêu công việc không hẳn là phải được làm những gì mình thích

 

Nhiều người cho rằng, để yêu công việc là  phải được làm những gì mình thích. Tôi nghĩ không hẳn như vậy, thực tế công việc không lý tưởng như bạn nghĩ. Rất ít người chọn được công việc phù hợp 100% với sở trường của mình. Trong khi đa phần ngoài những việc chính, bạn sẽ phải có hàng tá thứ công việc không tên nhàm chán và tẻ nhạt khác phải làm. 

 


 

 

Chỉ chú tâm vào những việc mình thích, bạn sẽ chẳng thể nào yêu nổi công việc hiện tại.

 

Hạn chế tối đa tám chuyện với những người ghét việc

 

Hiệu ứng dây chuyền sẽ khiến căn bệnh ghét việc lây nhiễm một cách nhanh chóng như virus khi bạn tiếp xúc với những người ghét việc. Cả tinh thần lẫn thể chất đều trở nên uể oải bi quan khiến bạn luôn có những suy nghĩ tiêu cực về thực tế công việc của mình. Do vậy, tốt nhất là tránh xa các đề tài lùm xùm về chuyện lương bổng, công việc, đi hay ở.

 

Luôn giữ tinh thần học hỏi và cầu tiến

 

Bạn có nhớ cảm giác của ngày đầu tiên được nhận việc? Đó là lúc bạn hăm hở với hàng loạt ý nghĩ về sự thành công, những bước thăng tiến và bước ngoặt trong cuộc đời, là khi bạn cảm thấy mình có thể nỗ lực và phấn đấu tối đa vì công việc, bạn vạch ra hàng loạt những thứ cần phải làm và hoạch định cho tương lai…Hãy cố gắng duy trì trạng thái này cho hiện tại, tất nhiên điều đó không hề đơn giản. Hãy giữ cho mình tinh thần học hỏi, cầu tiến và cố gắng trong mọi hoàn cảnh, bạn sẽ biết đó là cách để yêu công việc của mình hơn.

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích