Khi sếp khiến nhân viên trở nên thụ động

22:11 29/08/2021

Ngồi dài chờ việc từ sếp, trì trệ trong công việc, thiếu sáng tạo, thụ động và lười nhác…bạn phải đối phó với hàng loạt vấn đề nan giải khi đứng trên vị trí của người lãnh đạo, đã bao giờ bạn tự hỏi,...

Ngồi dài chờ việc từ sếp, trì trệ trong công việc, thiếu sáng tạo, thụ động và lười nhác…bạn phải đối phó với hàng loạt vấn đề nan giải khi đứng trên vị trí của người lãnh đạo, đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao nhân viên của mình lại mắc phải những “hội chứng” khó chữa như vậy?

 

 

Bạn có kiến thức, kỹ năng, bạn am hiểu nhiều lĩnh vực và sáng tạo, bạn hiểu biết tường tận tất cả công việc chuyên môn hiện tại của nhân viên cấp dưới, thế nhưng, đôi khi chính sự giỏi giang của một người lãnh đạo hoàn hảo đã vô tình biến nhân viên mình trở thành những kẻ thụ động lười nhác.

 

Yêu cầu sự hoàn hảo tuyệt đối

 

Là sếp, bạn dĩ nhiên có kiến thức tốt hơn nhân viên của mình, với độ am hiểu sự việc sâu rộng hơn, sếp dễ dàng nhìn thấy các lỗi nhỏ trong bản dự án mà cấp dưới trình báo. Với tính cách của một người cầu toàn, bạn yêu cầu nhân viên phải chỉnh sửa lỗi theo yêu cầu, nhưng như thế không có nghĩa là bạn bắt buộc họ phải làm được 100% những gì đặt ra. 

 

 

Sự hoàn hảo mà Mr Boss đặt ra sẽ là một gánh nặng không hề nhỏ

 

Để đến khi nhân viên không đủ khả năng hoàn thành, bạn lại đích thân ngồi chỉnh chỉnh, sửa sửa. Về lâu dài, nó sẽ khiến nhân viên trở nên chán nản và thụ động, và bạn cũng cảm thấy đuối sức khi ôm đồm quá nhiều việc vào mình.

 

Tư tưởng: trên bảo, dưới phải nghe

 

Độc tài và bảo thủ là tính cách thường gặp ở những người quản lí. Sếp ép buộc nhân viên phải làm theo ý mình, phớt lờ bỏ qua hoặc phủ nhận các ý kiến mang tính đóng góp xây dựng của cấp dưới, tin tưởng tuyệt đối vào khả năng phán quyết của mình…Bạn đang biến nhân viên của mình trở thành những con rô bốt làm việc theo một lập trình có sẵn, dập tắt tư duy sáng tạo của họ. 

 

 

Với tư tưởng trên bảo – dưới nghe, bạn đang biến nhân viên của mình trở thành những con rô bốt làm việc theo một lập trình có sẵn

 

Thiếu niềm tin vào năng lực của nhân viên

 

Đó là khi bạn là một chuyên gia hiểu biết mọi thứ, bạn biết rõ trình tự thực hiện công việc của nhân viên, nhưng lại thiếu niềm tin vào khả năng hoàn thành công việc của họ. Đặt ra những kế hoạch lớn lao, rồi ôm đồm cáng đáng mọi việc, không dám để nhân viên mình tham gia vào các khâu quan trọng mà chỉ thực hiện “râu ria”, dẫn đến việc nhân viên cảm thấy chán nản, không mấy hào hứng với việc chung.

 

 

Tin tưởng vào khả năng làm việc của mỗi nhân viên, cân nhắc giao đúng người đúng việc là cách tốt nhất để sếp khuyến khích tinh thần cầu tiến của mỗi người.

 

Bắt buộc làm việc theo quy trình nhất nhất

 

Mỗi công ty đều có một quy trình làm việc rõ ràng, nhưng không có nghĩa là sếp bắt nhân viên phải tuân thủ tuyệt đối. Tính chất công việc khác biệt cần có sự linh động thay đổi, nếu cứ theo một quy trình duy nhất từ xưa đến nay, nhân viên sẽ chỉ biết tuân thủ làm theo, không còn tư duy, sáng tạo cái mới, cái hay.

 

 

Đừng biến nhân viên thành những công cụ làm việc máy móc trong tay bạn bởi một quy trình cổ hũ.

 

Đưa ra những mệnh lệnh quá cụ thể

 

Với sự cẩn thận vốn có của một người sếp, bạn đã tỉ mỉ hóa công việc của từng nhân viên, vạch ra quá chi tiết công việc cho từng cá nhân. Thay vì cho họ cơ hội được tìm hiểu, đóng góp xây dựng kế hoạch chung, thì mỗi người được nhận về một công việc cụ thể rõ ràng và chỉ cần hoàn tất nó là xong. Cách giao việc này vô tình khiến nhân viên của bạn thụ động và thiếu sáng tạo. 

 

 

Người ta sẽ  đánh giá khả năng quản lý của một người lãnh đạo dựa vào những gì mà nhân viên của anh ta làm được.

 

Tóm lại, một người lãnh đạo chỉ nên quan tâm đến kết quả cuối cùng của công việc thay vì chú trọng quá nhiều đến từng chi tiết. Cách thức làm việc của mỗi nhân viên đều thể hiện khả năng quản lí của sếp. Vì vậy, khi nhân viên lười nhác và thụ động, thay vì chỉ trích họ, bạn hãy hỏi

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích