Khi cái tôi bị tổn thương

22:11 29/08/2021

Ai cũng có cái tôi riêng. Cái tôi ấy đôi khi lấn át tất cả, bất chấp tất cả. Thế nhưng có đôi khi cái tôi lại tỏ ra yếu đuối, lép vế và tổn thương.

Share social

Ai cũng có cái tôi riêng. Cái tôi ấy đôi khi lấn át tất cả, bất chấp tất cả. Thế nhưng có đôi khi cái tôi lại tỏ ra yếu đuối, lép vế và tổn thương.

 

Khi cái tôi bị tổn thương

 

Cái tôi ương bướng

 

Người học và làm báo như tôi, luôn có sự ích kỷ trong lối suy nghĩ. Cái tôi “rất bự” ấy đôi khi thật khó để kiểm soát. Nó có thể nhảy dựng ra khỏi sự kiểm soát của lý trí, lao vào những cuộc tranh cãi vô bổ để chứng minh rằng mình là đúng. 

 

Khi cái tôi bị tổn thương

 

Cái tôi ương bướng đôi khi cuốn bạn vào những cuộc tranh luận bất tận

 

Thế nhưng, cũng có lúc cái tôi trở nên mềm yếu, không còn là chính nó. Khi ấy, người phải chịu tổn thương lại chính là bản thân mình. Người ta nói, trong mỗi con người luôn có phần thiện và phần ác. Cái tôi của chính ta cũng có hai phần đối lập như vậy tồn tài.

 

Cả hai thái cực này, nếu quá ương bướng, không chịu nhúng nhường, chúng đều có thể trở thành vật cản thật sự để bạn có thể thực hiện và đạt được điều tốt nhất. Và thường thì lúc bạn bị “tấn công” ở nơi làm việc cũng là lúc cái tôi vượt tầm kiểm soát.

 

Để chung hòa cái tôi

 

Cái tôi quá nóng: Có những lúc tình huống công việc áp lực cao đã thổi bùng cái tôi của chúng ta. Nổi giận và tưởng tượng rằng những người mà mình đang làm việc chung là “một kẻ đần”. Đây là những phản ứng bình thường, nhưng bạn cần phải chú ý đến chúng. Hạ hỏa ngay lập tức nếu bạn không muốn rơi vào tình thế mất kiểm soát. Bỏ ra ngoài để bình tâm lại là cách tốt nhất.

 

Khi cái tôi bị tổn thương

 

Lời nói trong lúc mất kiểm soát có thể khiến bạn mất đi tất cả

 

Lắng nghe và kiểm soát cái tôi: Chắc chắn có những lúc trong sự nghiệp bạn phải đối mặt với tình huống mà công việc của bạn bị “soi”, khách hàng hoặc đồng nghiệp dường như lái mọi thứ theo hướng đánh giá thấp sự đóng góp của bạn.

 

Khi cái tôi bị tổn thương

 

Cái tôi đôi khi cũng cần được lắng nghe

 

Đừng cho mình là giỏi nhất: Đó sẽ là sai làm nghiêm trọng mà cái tôi thúc đẩy bạn làm theo nó. Núi cao còn có núi cao hơn, điều này là hiển nhiên. Bạn giỏi cahc81 chắn sẽ có người giỏi hơn bạn. Chỉ là cái tôi quá lơn, nó đang dắt mũi bạn chạy theo nó mà thôi.

 

Khi cái tôi bị tổn thương

 

Cái tôi dắt mũi bạn trong cơn nóng giận sẽ làm bạn không còn là chính mình

 

Nếu bạn lo rằng “lắm thầy thì nhiều ma” thì hãy nhớ rằng, tất cả các loại thầy này đều có “pháp lực” nhấ định. Đừng vội đánh giá thấp một ai khi bạn chưa thật sự hiểu về họ.

 

Một khi bạn toàn tâm đầu tư cho một công việc nào đó thì thường bạn sẽ trở nên rất nhạy cảm khi bị “tấn công” dù bạn cũng cảm thấy rằng lẽ ra nó có thể tốt hơn. Học cách kiểm soát cái tôi này và giữ cân bằng là một thách thức lớn nhưng rất đáng làm. Nó sẽ giúp bạn đào sâu hơn vào quy trình và tiếp nhận nhiều quan điểm hơn, cũng như học cách tạo nên những thành phẩm tốt hơn và là một người cộng sự tốt hơn.

 

 

Trịnh Đăng

Theo Báo Người tiêu dùng

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan