Khám phá món ngon ngày Tết của một số quốc gia Châu Á
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Nhiều quốc gia châu Á ngoài đón Tết dương lịch theo thế giới thì Tết cồ truyền mới thực sự là cái tết chào đón năm mới đúng nghĩa. Tùy mỗi quốc gia mà người ta có những phong tục, món ăn riêng với điểm chung là cầu mong may mắn, suôn sẻ cả năm.
Khám phá món ngon ngày Tết của một số quốc giachâu Á
Nhiều quốc gia châu Á ngoài đón Tết dương lịch theo thế giới thì Tết cồ truyền mới thực sự là cái tết chào đón năm mới đúng nghĩa. Tùy mỗi quốc gia mà người ta có những phong tục, món ăn riêng với điểm chung là cầu mong may mắn, suôn sẻ cả năm. Hãy cùng điểm qua một số quốc gia với những món ăn độc đáo mà có thể bạn chưa biết của họ nhé.
Mông Cổ
Tết của người Mông Cổ gọi là Tsagaan Sar, cũng kéo dài ngày mồng 1 âm lịch cho đến hết ngày mồng ba âm lịch giống như tại Việt Nam hay Trung Quốc. Họ cũng thắp đèn thờ cúng tổ tiên trong suốt những ngày này. Món ăn thường ngày không thể thiếu của người Mông Cổ là các loại bánh bột và sữa ngựa. Trong ngày Tết, chúng cũng hiện diện trong bữa ăn của họ nhưng được chăm chút hơn. Đó là những chiếc bánh bao nhân thịt cừu nóng hổi, uống cùng sữa ngựa lên men hoặc trà nóng. Mọi người cũng sẽ quây quần đón giao thừa trong không khí ấm cúng, cầu năm một năm sung túc, an lành. Bên cạnh đó, người ta cũng có tục xuất hành lên đỉnh núi trong ngày tết để đón ánh mặt trời, cầu mong may mắn cả năm.
Người Mông Cổ cũng có tục hát giao duyên ngày tết.
Bhutan
Bhutan – vùng đất đầy bí ẩn và cũng nhiều sức hút nhất trên thế giới. Bhutan tương đối khép kín và cũng rất hạn chế trong việc đón khách tham quan. Nằm kín trong lục địa tại Nam Á nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, toàn bộ nước này đều là đồi núi ngoại trừ một dải đồng bằng cận nhiệt đới nhỏ ở vũng viễn nam bị phân cắt bởi các thung lũng được gọi là Duars. Những ai có ý định đến đây, trước hết phải rèn cho mình một thể lực thật khỏe, có thể chịu được áp suất không khí đè nén. Chưa kể, du khách muốn ở đây, phải đóng chi phí 200USD/ngày cho một người, chưa kể những quy định nghiêm ngặt về đi lại. Tuy nhiên, sức hút của một vùng đất hoang sơ, hùng vĩ nơi có kiến trúc Dzong độc đáo vẫn chưa bao giờ ngừng thu hút khách du lịch phương xa. Đạo phật là tôn giáo chính ở vương quốc này và người Bhutan vẫn có ngày Tết cổ truyền. Vì sống ở vùng đất lạnh quanh năm nên món ăn của người Bhutan rất nhiều ớt. Người ta bán ớt như rau và bán theo ký. Theo đó, những món ăn ngày Tết của họ cũng rất cay. Ngoài các loại bánh hấp nóng hổi còn có cà ri và thịt bò kho. Nếu đến Bhutan vào ngày xuân, bạn sẽ được thưởng thức một đặc sản khác là nhìn thấy những cô gái trong điệu múa Tsechu uyển chuyển.
Kiến trúc Dzong hiện diện trong mỗi công trình ở Bhuta
Singapore
Món ăn truyền thống nổi tiếng của Singapore trong ngày tết là Yee Sang. Đó là một loại gỏi với các hồi sống và nhiều loại rau củ thái sợi như đu đủ, khoai môn, bưởi, gừng chua… và cá hồi sống thái lát thật mỏng mỏng hay cá thu. Nước xốt được làm từ nước mắm ngon pha chua ngọt vừa phải cùng mè, đậu phộng rang. Khi dọn ra, mỗi thứ sẽ được xếp một ít quanh đĩa to cùng bao lì xì. Khi ăn, người ta sẽ xới tung tất cả lên càng cao càng tốt nhưng không được làm rơi ra ngoài và hét lohei (vừa có nghĩa là trộn đều, vừa có nghĩa là thịnh vượng) rồi trộn xốt vào và thưởng thức. Nhưng đây lại là món ăn mang đậm phong cách Trung Hoa nhưng ngườii Hoa không dùng món này ngày Tết mà thay vào đó là món há cảo.
Hàn Quốc
Tết âm lịch Hàn Quốc được gọi là Seollah - là dịp nghỉ lễ quan trọng nhất đối với người dân xứ sở kim chi. Cũng như Việt Nam, ngày tết là dịp để những ai xa gia đình về tụ họp cùng gia đình, người thân. Người ta sẽ dọn dẹp nhà cửa, thắp đèn đủ màu sắc, tắm nước nóng và đốt cây tre để đuổi tà ma.
Hanbok là trang phục truyền thống của Hàn Quốc sẽ được diện vào ngày này khi làm nghi lễ cúng bái tổ tiên. Đặc biệt, người ta sẽ dùng món súp tteok là một loại súp nấu bằng bánh gạo, báo hiệu cho một năm mới bắt đầu. Bên cạnh đó, mâm cơm của người Hàn Quốc không thể thiếu kim chi. Sau bữa ăn, mọi người thường uống một loại nước uống có tên poricha được làm từ trà pha với bột lúa mạch. Riêng loại rượu guibalki sool thì bắt buộc trong ngày Tết ở Hàn Quốc ai cũng phải uống, dù ít hay dù nhiều để lấy may.
Kim chi hiện diện trong mỗi bữa ăn người Hàn Quốc, không riêng gì tết
|
Sản phẩm liên quan
Thông tin mua sắm hữu ích
-
Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
Được thành lập từ năm 2021, là một doanh nghiệp phần mềm còn khá non... Xem thêm >
-
"Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
Thông thường mọi người sẽ có thói quen là chấm một chút nước bọt vào... Xem thêm >
-
4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Bạn nên duy trì những thói quen sau đây vào buổi tối một cách thường... Xem thêm >
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >
-
Những mẫu quần jean sành điệu khiến mọi cô nàng yêu thích
Nếu các bạn đã nhàm chán với những chiếc quần jean trơn đơn điệu, và... Xem thêm >
-
Lông mày dày và rậm nhờ những nguyên liệu rẻ tiền
Không phải ai cũng may mắn sở hữu cho mình đôi lông mày dày và dài tự... Xem thêm >
-
Xu hướng trang điểm hot nhất năm 2020(Phần 1).
Nếu bạn là một tín đồ trang điểm thì việc cập nhật xu hướng trang điểm... Xem thêm >