Kẻ đứng giữa

22:11 29/08/2021

Vây cánh, bè phái là tình trạng chung mà ở công ty nào cũng có. Thuyền nhỏ thì sóng nhỏ, thuyền lớn thì sóng lớn. Càng ở trong những công ty có quy mô, câu chuyện đấu đá nội bộ càng phức tạp. Trong tình cảnh ấy, chỉ có kẻ đứng giữa là người mệt mỏi nhất.

Vây cánh, bè phái là tình trạng chung mà ở công ty nào cũng có. Thuyền nhỏ thì sóng nhỏ, thuyền lớn thì sóng lớn. Càng ở trong những công ty có quy mô, câu chuyện đấu đá nội bộ càng phức tạp. Trong tình cảnh ấy, chỉ có kẻ đứng giữa là người mệt mỏi nhất.

 

 

Cuộc chiến giữa các “phe”

 

Giống như một vương triều nào đó từ xa xưa, cuộc chiến giữa các phe cánh luôn rất khốc liệt. Dù rằng, tính chất có khác đi đôi chút, tuy nhiên về cơ bản, cuộc chiến phe phái chốn công sở vẫn xoay quanh yếu tố lợi ích.

 

 

Đi người này và tang người khác là điều dễ hiểu trong cuộc chiến giành quyền lực

 

Và kết cục của cuộc chiến ấy, phe thua hay nói chính xác hơn là người đứng đầu phải chọn cách ra đi, hoặc thu hẹp quyền lực. Chính vì thế, sẽ chẳng hề có một sự khoan nhượng nào trong trường hợp này. Anh chết hoặc tôi chết, thế thôi.

 

 

Lợi ích luôn là thứ khiến người ta phải tranh giành

 

Cuộc chiến giữa các phe giống như việc khi bạn xếp mọi người vào một nhóm, cũng sẽ có những “nhóm nhỏ hơn” ngay trong chính nhóm đó xuất hiện. Nhóm càng lớn, hiện tượng này xảy ra càng nhiều, những “nhóm nhỏ hơn” này được hình thành theo nhiều cách: sở thích, tuổi tác, tính cách, giới tính, mối quan hệ…

 

Kẻ đứng giữa

 

Nhiều nhân viên có năng lực biến thành mục tiêu công kích của một phe nhóm nào đó. Nguyên nhân dẫn đến có thể là do tài năng của họ làm lu mờ những nhân viên trong phe nhóm kia. Hoặc cũng có thể là do có sự cạnh tranh giữa các phe nhóm với nhau. Đôi khi, sự trả đũa diễn ra công khai, nhưng thường thì không dễ phát hiện.

 

 

Kẻ đứng giữa không phải đóng vai trò “phán xử” mà là người bị lôi kéo

 

Đó thường là chiêu trò công kích giữa các phe phái nhắm vào đối thủ. Vậy còn những người trung gian, kẻ đứng giữa không theo bất kỳ một phía nào thì sao. Đương nhiên, kẻ ấy sẽ là đối tượng mà các phe nhắm đến, không phải để tiêu diệt, triệt hạ, mà là thèm khát. Đơn giản thôi, ai cũng muốn gia tăng thế lực, nhất là khi “phần gia tăng” – tức người, hay nhóm trung gian kia thực sự có năng lực và rất đang chiêu mộ.

 

 

Những tiếng to nhỏ rất dễ khiến bạn bị hiểu lầm

 

Vì đứng giữa, nên những “kẻ” này có cái nhìn khách quan nhất, không nghiêng về một phe, phái nào. Bên nào làm tốt thì khen, chưa tốt thì sẽ thẳng thừng góp ý, không giấu diếm kiểu như “xấu khoe, tốt che” như người trong cuộc, hay đổ lỗi qua lại cho phía đối thủ. Cũng vì điều này mà người trung lập sẽ liên tục bị làm phiền bởi nhân sự, hay người cao nhất trong công ty khi muốn tham khảo ý kiến. Và đương nhiên, kẻ đứng giữa đôi khi rơi vào cảnh bị xoay vần như chong chóng, bị đá qua đá lại như một trái banh mỗi khi nổ ra tranh chấp giữa nhiều bên.

 

 

Người đứng giữa cũng có những khó xử riêng

 

Để thoát khỏi những cuộc chiến bè phái thì tốt nhất không nên lấy lòng ai, càng không nói xấu ai, cần tỏ rõ thái độ, lập trường của mình trước mọi vấn đề. Và nếu không may bạn sống trong môi trường nhiều bè phái thì càng vui vẻ đón nhận như sự tất yếu trong cuộc sống. Bạn hãy lấy động lực và hiệu quả trong công việc là niềm vui của mình.

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích