Jeong Chasik, Crystal Rain, Shin Chi Reem và những ý tưởng lớn

22:11 29/08/2021

Năm 2011, Jeong Chasik – một ca sĩ tự do đã cho phát hành album rất khác với những tác phẩm trước của mình. Là một nghệ sĩ sáng tác nhạc có cá tính ở Hàn Quốc.

Jeong Chasik, Crystal Rain, Shin Chi Reem và những ý

 

tưởng lớn

 

 

 

Năm 2011, Jeong Chasik – một ca sĩ tự do đã cho phát hành album rất khác với những tác phẩm trước của mình. Là một nghệ sĩ sáng tác nhạc có cá tính ở Hàn Quốc. Lần này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn về thế giới âm nhạc hết sức mới mẻ của anh. Cùng lúc, tôi cũng trình bày về các tác phẩm của nhóm Shin Chi Rim – một sự hợp tác giữa Yoon Jongshin, Harim và Jo Jeongchi; cùng album của Crystal Rain – không còn là những ca khúc nhạc Pop, acid jazz bình thường nữa. (Acid jazz là thể loại nhạc sôi động được hòa lẫn với các loại nhạc như jazz, punk, soul)

 

Jeong Chasik < Turbulent Present >

 

“Một cô nàng dịu dàng. Hãy tới đây cùng tôi.

 

Thức trọn đêm nay, cùng nhau ăn uống, trò chuyện và trao nhau những nụ hôn nồng cháy. (A Street Singer)

 

Hãy ngủ cùng tôi. Một lúc nào đó, em cũng phai tàn giống như ánh trăng trên bầu trời kia. (Turn Up The Collar)”

 

Nếu đã nghe “ A Precipitous Guy” các bạn sẽ tự đặt ra rất nhiều nghi vấn. Jeong Chasik từng cho mọi người thấy sự cẩn thận, dè chừng và nhút nhát của mình, nay đã thay đổi trong một thời gian rất ngắn ( Từ lúc phát hành album cũng mất khoảng nửa năm), không biết sự thay đổi là gì nhưng còn có cả việc anh cùng một cô gái thức thâu đêm ưng đến mức này thì có vẻ hơi thái quá thì phải. uống rượu, trở thành con người phóng đãng, rất khác với ngày xưa. 

 

 

Nếu có người nghĩ theo cách này thì rõ ràng, album lần này của anh có thể cho là thất bại. Nếu giải thích rõ hơn –nghĩ trên lập trường của anh thì “ A Precipitous Guy” là câu chuyện của một gã sống vội vàng, thấy hoang mang với mọi thứ xung quanh, bối rối trước mọi chuyện và không thể đạt được ước mơ của mình, mặc dù anh ta luôn mang trong mình rất nhiều ý chí chiến thắng cùng nhiều tham vọng.

 

Album được làm theo cái gọi là “dục vọng”, nhưng những ca khúc lại thể hiện “lòng tham” âm nhạc nhiều hơn. Lần này cũng vậy, các thể loại như quốc nhạc giống tác phẩm gốc, electronica, nhạc thánh ca, nhạc trot, v.v… cùng với castanet ( cái phách dùng để gõ nhịp, được sử dụng bởi những vũ công Tây Ban Nha), âm thanh của tiếng giày cao gót, tất cả được anh ấy hòa lẫn để tạo nên sự mới mẻ cho người nghe.

 

Phần đáng chú ý nhất chính là giai điệu. So với tác phẩm gốc thì điểm đáng nói thứ nhất chính là âm điệu trở nên mạnh mẽ, thứ hai là phần chuyển đổi nhịp điệu ngoài ý muốn với những chữ như“A ha”, “Hey”, “Ha”, và yếu tố sau cùng chính là cách tiếp cận âm nhạc đặc biệt của anh đã tạo ấn tượng cho tôi nhiều hơn. Dĩ nhiên phần kết thúc vẫn chưa được hay cho lắm nhưng với kiểu nhạc này thì không biết chừng đây lại là một điều hay ho. Nhờ trời mà “phần mĩ học ngoài lề” của anh đã khiến các ca khúc lấy lại sức sống cho riêng mình. (Dù lạc đề nhưng cách thức làm việc của anh tập trung vô trọng điểm theo cảm giác “ban đầu” lại giống với cách thức của Han Daesu.)

 

Suy nghĩ của anh ấy về dục vọng vẫn không thay đổi. Giống với cảm giác khi ta xem một bộ phim black comedy (bộ phim hài kịch mang vẻ hài hước châm biếm), ca khúc “Late Autumn” thôi thúc anh ấy, đánh thức dục vọng được cất giấu trong chính con người anh cùng lòng căm hận về mọi sự của thế gian; tái hiện lại dục vọng của chính mình, anh ấy thể hiện nó bằng chất giọng mạnh mẽ; với “Fighting Man”, anh ấy thể hiện rõ tâm tư của mình “Dù nói là muốn sống cho đàng hoàng nhưng chẳng ai nghe nên mới trở nên thế này.” Nói rõ lại thì “A Precipitous Guy” vừa là album cho ta lí do vì sao anh chàng lại trở nên hoang mang, vội vã và căm ghét mọi thứ, cả cái gọi là “dục vọng” cũng thế, không còn cách nào khác, anh ấy phải thỏa hiệp với tất cả; là lời kêu than của một chàng trai yếu đuối.

 

Lí do mà sự giao hóa này trở thành vấn đề của tác phẩm vì nó thể hiện rõ cái gọi là “con người” không biết làm gì trước mọi thứ, không thể tự do trong những thứ dục vọng cá nhân, đây đều là suy nghĩ cũng như thái độ của anh ấy. Cuối cùng thì dáng vẻ bề ngoài có khác không thì tôi không biết nhưng cách thức thuyết phục người nghe với âm nhạc của anh lại giống với tác phẩm gốc; lần này cũng là câu chuyện cá nhân nhưng nó đã trở thành câu chuyện của tất cả chúng ta.

 

Qua nhiều trạng thái biến đổi thì tên của album tại sao không phải là “quá khứ” mà là “hiện tại” có lẽ chúng ta cũng hiểu. Trong mọi thứ của con người thì luôn có sự tồn tại song song của dục vọng và hư vô. Hiện tại của chàng trai này đúng là vội vã và có phần hoang mang, đứng trước dục vọng của chính mình, không biết phải đối diện và xử trí thế nào.

 

Với album này, một lần nữa anh ấy đã lên tiếng thể hiện cuộc sống vội vã của mình. Những thứ khiến chúng ta trở nên vội vàng trong đời sống của mình chính do dục vọng mà ra. Những câu chuyện được anh ấy đem ra kể, đâu đó chúng ta cũng bắt gặp hình bóng mình trong đó. Mỗi người khi nghe album này có thể cảm nhận được sự ngượng ngùng và đương nhiên phải thưa nhận về điều đó, nhưng dù là gì đi nữa thì dư âm của nó vẫn còn lại trong ta, không hề thay đổi. Cuối cùng, album này vẫn nói về một anh chàng thật lợi hại giống với tác phẩm gốc.

 

Giả sử nghe album này rồi các bạn không cảm nhận được bất cứ cảm hứng nào thì trông như các bạn đang rơi vào một trong 2 loại tôi sắp nói đây. Người biết nhận thức, thưởng thức mọi thứ hoặc đạt được mọi thứ, cảm nhận được hạnh phúc mà cuộc sống mang đến; hoặc là những người không hề có bất cứ dục vọng nào trong cuộc sống. Tuy nhiên, những người thế này lại rất ít. Tính thuyết phục mà âm nhạc của Jeong Chasik có được chính là đây. Một lần nữa, tôi muốn khen tặng về khả năng “khách quan hóa chủ quan” của anh ấy.

 

Bài viết/ Yeo Inhyeop (lunarianih@naver.com)

 

Crystal Rain < Romantic Blue >

 

Crystal Rain là một nhóm hát mang đến nét duyên dáng với phong cách của nhiều loại nhạc như pop êm dịu, acid jazz, và electronica. Nó phù hợp với tất cả những ai yêu thích những loại nhạc này. Ai nghe qua cũng thấy ưu điểm lớn nhất của Crystal Rain chính là sự thoải mái, dễ chịu và không quá phức tạp mọi thứ qua các ca khúc nhóm mang lại. Giúp người nghe cảm nhận được sự đặc biệt và cá tính trong âm nhạc của mình.

 

Thứ nhất chính là sự khác biệt về giai điệu. Mới mẻ nhưng lại mang chút thô ráp trong đó, thỉnh thoảng có chút ướt át cùng điệu nhạc êm dịu trong các ca khúc rõ ràng đã thể hiện khả năng tiếp nhận nhiều phong cách nhạc ưu việt của nhóm. Thêm vào đó là phần nhạc đệm rất đáng chú ý. Âm nhạc điện tử của nhóm có chút gì đó nhẹ nhàng, dù thể hiện loại acid jazz nhưng nó không mang nặng phong cách nhạc jazz chút nào. Dễ dàng tạo cho người nghe cách tiếp cận với phong cách nhạc đơn giản. Thêm nữa, giọng ca chính Crissie – Kim Sujeong dù ủy mị nhưng lại có giọng ca rất quyến rũ. Các ca khúc mang đến sự dễ chịu cho người nghe.

 

Sau album được phát hành vào mùa thu năm 2007 “ Eternal Love”, 4 năm sau, nhóm đã cho ra mắt tác phẩm mới. Ngoại trừ ghita Lee Sujin đã rời nhóm thì chỉ còn lại keyboard Jeon Haeil, trống Kim Sanghyeon, bass Hong Sejun, và giọng ca chính Crissie, dù chỉ còn 4 người nhưng các ca khúc của họ lại rất chuyên nghiệp. Ca khúc chủ đề “ Super Star” nổi bật với giai điệu nhanh hơn trước đây nhưng nó vẫn là album nhạc nhẹ với nhịp điệu đơn giản và gần gũi. Thay vào đó, ca khúc pop điên tử “Like A Dream” hay “Tiamo” với nhịp điệu ở giữa bài mang đến cho người nghe phong cách nhạc Latinh; giống với bài nhạc “ Mannequin” độc đáo vì sự pha trộn của bass, trống và rock; nhóm dùng ghita để tạo nên sự mới mẻ cho ca khúc của mình.  Dù vậy, họ vẫn chú ý nhiều tới sự êm dịu trong các bài nhạc.

 

 

Những ca khúc của Crystal Rain đều hướng tới phong cách nhạc punk với các nhạc khí đơn giản. “Party Tonight” được cải biên theo disco house tạo nguồn hứng tự nhiên cho người nghe, còn “Brunch” lại mang đến giai điệu nhẹ nhàng của dây đàn ghita, “Fall in love” sẽ để lại ấn tượng với phần hợp âm táo bạo, v.v…. Loại bỏ sự gượng ép cũng như sự thái quá trong cách thể hiện, âm nhạc của nhóm mang đến sự thoải mái, nhẹ nhàng cho người nghe.

 

Mặt khác, cũng có một điểm mà tôi thấy không hài lòng. Dù là ý muốn của nhóm nhưng phong cách lại chẳng khác là mấy so với tác phẩm lúc mới ra mắt, tôi muốn nhóm có một sự trau dồi về một hướng khác. Sau từng đó năm, có vẻ như cũng chẳng thay đổi được nhiều. Dù chỉ có “Rain” theo loại outro nhưng nếu như có một “Out rain” theo outro và “In rain” theo intro giống như tác phẩm trước thì có vẻ như chúng ta có một album song sinh được ra đời. Họ chưa hoàn toàn thử thách làm mới chính mình.

 

Dù vậy thì “Romance Blue” cũng là tác phẩm giống như báu vật với những ai thích nghe các ca khúc nhạc sôi động dễ chịu, là sự tồn tại giống như người thổi kèn trumpet thể hiện nhịp đập của acid jazz trong làng nhạc Hàn Quốc. Một phong cách pop điện tử đáng để chúng ta thưởng thức. Sự thay đổi quan trọng này đã được tiếp tục sau 4 năm. Và đây cũng là một việc đáng mừng cho tất cả chúng ta.

 

Bài viết/ Han Dongyun (bionicsoul@naver.com)

 

ShinChiReem < Travel >

 

Nghe 9 ca khúc của họ làm tôi nhớ đến “Director’s Cut” được phát sóng trên kênh âm nhạc vào thời gian trước đây. Với họ thì cái gọi là âm nhạc chính là những thứ trong cuộc sống đời thường, thứ có thể khiến họ nhận thức được nhiều điều, thứ mang đến cảm hứng cho họ, “Du lịch” cũng đóng một vai trò quan trọng không kém trong quá trình làm âm nhạc của họ. Album này tạo ấn tượng giống với Spin Off được tái sinh trong phần chính kết thúc của một chương trình. Hương vị độc đáo đó là phong cách nhạc mang cảm xúc của những năm 90, thứ mà chúng ta đã quên đi và giờ đây nhờ họ mà một lần nữa ta được cảm nhận về nó. Dĩ nhiên, tôi cũng không biết liệu đây có phải là ý đồ của họ không, nhưng dù sao chúng ta cũng nên hoan nghênh cho việc này.

 

Cả ba đã hộ trợ cho nhau rất nhiều trong công việc và giờ đây họ lên dự án mới dành cho mình. Từ đầu cả ba nghệ sĩ Yoon Jongshin, Harim và Jo Jeongchi, tất cả đều tìm hiểu và biết được những điểm đặc biệt của nhau rồi họ kết hợp để tạo nên một album nhạc. Hơn hết, chúng ta thấy được sự tinh vi, khôn ngoan cũng như sự hài hòa trong cá tính của ba người. Chính sự ăn khớp này đã góp phần làm nên thành công cho tác phẩm lần này của họ.

 

Đặc biệt là giọng ca chính Harim, khi được nghe ở đoạn giữa bài hát, chính nó đã tăng thêm sự hào hứng cho người nghe. 2 phút 20 giây, giai điệu nhạc được cất cao hơn và phần điệp khúc trong “On My Way Home” thật sự rất tuyệt vời với keyboard – được mua cách đây 15 năm đã vỗ về những nỗi đau cũng như niềm vui cho những ai đang làm công chức; với “Start”, ta được thưởng thức sự tinh tế của nhạc cụ hammond organ, sự gào thét trong “Come To Me” cộng thêm nỗi tuyệt vọng trong “Leaving” tất cả đều mang đến cho ta nhiều cảm xúc. Giọng hát khiến ta phải nhớ và không thể quên.

 

Ca khúc “Have Been With You” cho tôi ấn tượng ban đầu rất khác. Nhìn tổng thể thì nó cũng hài hòa nhưng sự xuất hiện bất ngờ của ballad theo phong cách của Yoon Jongshin có thể khiến ta lo ngại một chút. Tuy nhiên, phần giai điệu của ghita điện cũng như nhịp điêu của đàn xếp do Jo Jeongchi thể hiện lại tạo nên sự bất ngờ. Hơn nữa, ở mỗi đoạn, chúng ta sẽ được sự thay đổi liên tục của họ, chính điều này đã mang tới sự mới mẻ cho người nghe. Cách biểu hiện “càng thấy càng mê” sẽ không hay bằng “càng nghe càng mê” đâu nhỉ!

 

Những người không có khả năng nói lại có cách truyền đạt ngôn ngữ riêng của mình. Tất cả đều nói “sự nghỉ ngơi sau mỗi chuyến đi” khi nói về “sự hào hứng của chuyến đi”, khi nói trực tiếp về “nỗi đau ly biệt” thì ta chỉ thấy những vết thương lòng của sự chia tay, các bạn sẽ biết điều này khi nghe “The Number I Don’t Know”. Đối với những người làm âm nhạc thực sự thì những tác giả chuyên môn giống ba người này đều có một nét hấp dẫn và thế giới quan mà không ai có thể theo được. Một hồi chuông cảnh báo cho những nhà âm nhạc đang phớt lờ đi tầm quan trọng của các “lời nhạc” trong ca khúc của mình

 

Theo phong cách ngày xưa của những năm 90 nhưng trông họ không quê mùa chút nào. Nếu nhìn kĩ  hơn một chút ta sẽ thấy được nét tự nhiên mà họ mang đến, dù lớn tuổi nhưng không cõ nghĩa là họ không thể trở nên sang trọng, tìm lại những gì mà chúng ta đã quên, đã đánh mất trong suốt thời gian qua. Đó chính là tái phát kiến cho những thứ chúng ta không biết. Sau khi kết thúc công việc của mình trong thinh lặng thì ba anh chàng lịch lãm trong trang phục vest mỉm cười tự mãn nói “Mình cũng hấp dẫn đấy chứ”; theo đó là “sự khôn ngoan và lịch lãm” mà ta có thể tìm thấy được ở ba người Yoon Jongshin, Harim và Jo Jeongchi, họ đã giữ lại cho mình một hình ảnh rất riêng như thế.

 

Bài viết/ Hwang Sunup (sunup.and.down16@gmail.com)

 

 

Nội dung bài viết trên cafestyle thuộc sở hữu của Hansae Yes24 Vina Co.,Ltd

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích