Gingerbread Cake

22:11 29/08/2021

Gingerbread cake hay bánh gừng là một loại bánh ngọt đặc biệt với hương vị gừng đặc trưng, đặc biệt là, người ta sử dụng mật ong hoặc mật mía để làm bánh chứ không phải dùng loại đường thông thường.

Share social

Gingerbread cake

 

 

 

Gingerbread cake hay bánh gừng là một loại bánh ngọt đặc biệt với hương vị gừng đặc trưng, đặc biệt là, người ta sử dụng mật ong hoặc mật mía để làm bánh chứ không phải dùng loại đường thông thường. Bánh gừng có nhiều loại, từ mềm cho đến cứng xốp như bánh quy nhưng tất cả đều có chung một nguồn gốc. Đây là loại bánh không thể thiếu trong dịp Giáng sinh

 

Gingerbread Cake

 

Bánh gừng có xuất xứ từ Âu châu. Tên gọi ban đầu của nó theo tiếng Pháp là d'épices (nghĩa đen là "gia vị bánh mì” hoặc như người Đức gọi nó là Lebkuchen (nghĩa là: bánh của sự sống) hoặc Pfefferkuchen (bánh mì cay). Bánh gừng được mang đến châu Âu năm 992 bởi một người Mỹ tên là Gregory Makar, ông là một mục sư. Ông đến sống ở Bondaroy, gần thị trấn Pithiviers và ở đó 7 năm. Trong thời gian này, ông dạy cho các linh mục và Kito hữu người Pháp cách làm bánh gừng.

 

Trong thế kỷ 13, bánh gừng đã được đưa đến Thụy Điển bởi người Đức. Theo tài liệu từ tu viện Vadstena thì các nữ tu thường nướng bánh gừng để ăn nhằm giảm bớt cảm giác khó tiêu.

 

Lần đầu tiên, bánh gừng được thương mại hóa vào thế kỷ 16. Bánh được bán trong các tu viện, các hiệu thuốc, ở khu chợ tập trung nông sản. 100 năm sau, chợ Drayton ở thị trấn Shropshire, Anh đã trở nên nổi tiếng với bánh gừng. Thậm chí, bánh được khắc thành dấu hiệu riêng của thị trấn, thể hiện niềm tự hào của họ. Kể từ đó, bánh gừng được phổ biến bắt đầu từ thế kỷ 18 và đặc biệt được làm trong dịp lễ Giáng sinh bởi hương vị ấm áp của nó có tác dụng “sưởi ấm” trong những ngày đông lạnh giá.

 

Tuy bánh gừng có cùng một nguồn gốc nhưng ngày nay, mỗi quốc gia có một kiểu và tên gọi bánh gừng đặc trưng.

 

Ở Anh, bánh gừng được biết đến như một loại bánh quy có gừng. Nó thường có hình dạng của một người đàn ông “Gingerbread man”. Chúng có quanh năm nhưng vẫn thường được dùng nhất là vào dịp Giáng sinh. Ý tưởng có việc bánh gừng có hình người bắt nguồn từ nữ hoàng Elizabeth, người đã phục vụ những chiếc bánh gừng cho các viên chức nước ngoài dưới dạng chân dung của họ.

 

Tại Đức, bánh gừng thường có hai dạng, một là loại bánh mềm được gọi là Lebkuchen và một loại bánh cứng thường được phục vụ các dịp lễ hội, đặc biệt là Giáng sinh. Chúng thường dùng để trang trí hơn là ăn.

 

Gingerbread Cake

 

Một loại bánh gừng mềm Lebkuchen

 

Tại các nước Bắc Âu như Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan…  hình thức phổ biến nhất của bánh gừng là dạng kẹo gừng. Riêng ở Hà Lan và Bỉ, một dạng bánh gừng mềm gọi là Peperkoek hoặc Ontbijtkoek thường được phục vụ ở bữa ăn sáng hoặc trong ngày, thái lát dày và được phết bơ lên trên. 

 

Gingerbread Cake

 

Bánh gừng Ontbijtkoek

 

Trong dịp lễ Giáng sinh, thường thấy nhất là những chiếc bánh gừng cứng được trang trí, xếp đặt thành những ngôi nhà gừng hoành tráng. Thông thường, trẻ con sẽ rất thích thú với việc này. Bên cạnh đó, hàng năm, trên thế giới luôn xuất hiện những “tác phẩm” nhà gừng độc đáo được xếp đặt bởi những nghệ nhân nhằm chào đón Giáng sinh an lành.

 

Mời bạn cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo này:

 

Gingerbread Cake

 

Gingerbread Cake

 

Đầu bếp Bill Yosses bên ngôi nhà bánh gừng tại nhà Trắng. “Ngôi nhà” này được làm vào dịp Giáng sinh, chào đón tổng thống Obama trong năm đầu tiên ông đắc cử.

 

Gingerbread Cake

 

Ngôi nhà bánh gừng lớn nhất thế giới được trưng bày tại Mỹ năm 2006. Nó được làm từ 6.350kg bánh gừng cũng như 2.154kg kem frosting và rộng đến 500m2. Để làm ra ngôi nhà khổng lồ và “ngon lành” này, người thợ làm bánh Roger Pelcher đã mất hơn 1.700 tiếng để hoàn thành. 

 

Gingerbread Cake

 

Một tác phẩm khác mô phỏng khách sạn

 

Gingerbread Cake

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan