Giải mã sự đắt giá của hàng hiệu

22:11 29/08/2021

Trong thế giới xa hoa của những món hàng hiệu danh tiếng, cái mới ra đời được thay thế nhanh chóng mỗi ngày, duy chỉ có những cái cũ xưa là lúc nào cũng mới và giá trị.

Share social

Giải mã sự đắt giá của hàng hiệu.

 

 

 

Trong thế giới xa hoa của những món hàng hiệu danh tiếng, cái mới ra đời được thay thế nhanh chóng mỗi ngày, duy chỉ có những cái cũ xưa là lúc nào cũng mới và giá trị. Sự đắt giá của những chiếc túi, cái khăn choàng… hàng hiệu chính là ở sự vững vàng qua thời gian như thế.

 

Giải mã sự đắt giá của hàng hiệu

 

Túi xách LV đã ra đời qua việc tạo nên cuộc đột phá trong việc sắp xếp hành lý, với các kiểu dáng túi được xếp chồng lên nhau.

 

Sự đắt giá mang tên lịch sử

 

Một món thời trang hàng hiệu đắt tiền không chỉ bởi nó bền, đẹp, được chế tác tinh xảo…mà người mua những món đồ xa xỉ ấy còn tìm kiếm cho mình một đẳng cấp khi sử dụng nó. Bởi mỗi sản phẩm được tạo ra đều là một biểu tượng mang dáng dấp của cả một đế chế lâu đời. Giá trị tinh thần ấy được tạo ra không phải người ta tự có thể quy định cho chúng như kể một câu chuyện, mà điều đó đòi hỏi một quá trình phát triển lâu đời cùng những dấu mốc mang tính thời cuộc của mỗi thương hiệu.

 

Giải mã sự đắt giá của hàng hiệu

 

Mẫu túi xách kinh điển “2.55 Channel” đã trở thành một biểu tượng kinh điển, bởi nó là mẫu túi được thiết kế đầu tiên bởi NTK Coco Channel vào năm 1955, và là một cuộc cách tân sáng tạo đối với các kiểu túi xách tay khi đó.

 

Giải mã sự đắt giá của hàng hiệu

 

Điểm qua những cái tên đang thống trị ngành công nghiệp thời trang thế giới, thì tuổi đời của chúng đều không dưới 100 năm. Từ Channel đến Burberry Prorsum, từ Chopard đến Hermes…mỗi thương hiệu đều đã trường tồn từ thế kỷ 19 đến nay, và ít nhiều có những tác động vào sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang thế giới theo cách riêng.

 

Nếu NTK Coco Channel đã mở đầu cuộc cách mạng thời trang nữ quyền cùng phong cách lưỡng tính, thì nhà sáng lập Burberry - Thomas Burberry đã đồng hành cùng thời cuộc của nền quân trang nhiều nước, trong những sáng chế về các chất liệu chống thấm và áo khoác quân đội. Và câu chuyện thương hiệu đẹp như cổ tích của người thợ làm giày Ferragamo, Ý là người đã cho ra đời kiểu giày đế xuồng, đế giày hình còn sò… đóng dấu sự hình thành của thương hiệu Salvatore Ferragamo đến ngày hôm nay.

 

Giải mã sự đắt giá của hàng hiệu

 

 Burberry Prorsum vẫn luôn giữ thế mạnh trong các dòng áo khoác đã đi vào lịch sử phát triển thương hiệu của nó.

 

Giải mã sự đắt giá của hàng hiệu

 

Giải mã sự đắt giá của hàng hiệu

 

Giải mã sự đắt giá của hàng hiệu

 

 Biểu tượng giày đế xuồng danh tiếng của Salvatore Ferragamo.

 

Giải mã sự đắt giá của hàng hiệu

 

Vì vậy mới nói, lịch sử là một điều được bán kèm giá trị nhất của ngành công nghiệp thời trang , mà không có mấy lĩnh vực tiêu dùng sản phẩm nào có thể tận dụng được điều đó. Mặc dù vậy, những thương hiệu như vậy không nhiều, nên giá trị của chúng càng đắt đỏ gấp bội và được chờ đợi mỗi khi trình làng những xu hướng mới.

 

Giải mã sự đắt giá của hàng hiệu

 

 Lịch sử là một điều được bán kèm giá trị nhất của ngành công nghiệp thời trang

 

Giá trị thương hiệu – Giá trị bản thân.

 

Được thẩm định bằng thời gian, là một kiểu “tem bảo chứng” mà không phải món hàng nào cũng dễ dàng có được. Thương hiệu đồng hồ Panerai của Ý thành lập vào năm 1860 đã dành phần lớn thời gian đầu của họ cung cấp hàng cho Hải quân Hoàng gia Ý. Cho đến ngày hôm nay, đó là những mẫu đồng hồ đắt giá và được săn tìm dù cho nó có bị hao mòn. Bởi đó là những mảnh ghép của quá khứ, và những tín đồ của Panerai như Nicole Kidman hay Heidi Klum đã luôn được chú ý như thế khi là một phần của Panerai.

 

Giải mã sự đắt giá của hàng hiệu

 

Heidi Klum và đồng hồ Panerai

 

Với những đối tượng khách hàng thật sự có tiền chi trả việc mua hàng hiệu, thì họ luôn sẵn sàng móc hầu bao để mua những món đồ mang tính biểu tượng hơn là tính thời trang của nó. Quả thật, trong dịp kỷ niệm 150 năm thành lập của thương hiệu nữ trang Chopard, đã giới thiệu một BST đặc biệt mang tên Animal World, được thiết kế bởi đồng chủ tịch của thương hiệu là ông Caroline Gruosi-Scheufele. BST có 150 mẫu, mỗi mẫu chỉ có 1 cái, và hoàn toàn làm thủ công. Với mức giá đắt đỏ, nhưng chúng vẫn nhanh chóng được bán hết. Lý do cho điều này là vì người mua mong muốn tìm kiếm một giá trị riêng mà điều đó sẽ được ấp ủ qua nhiều thế hệ nữa.

 

Giải mã sự đắt giá của hàng hiệu

 

 Bộ nữ trang Animal World của Chopards.

 

Giải mã sự đắt giá của hàng hiệu

 

 Khăn lụa Hermes mang giá trị riêng bởi những hoa văn mang tính huyền thoại.

 

Có thể nói, nền tảng cho các giá trị thương hiệu thời trang danh tiếng cho đến ngày hôm nay là hoàn toàn được nhấn mạnh dựa trên nền tảng trong quá khứ. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức không nhỏ. Di sản thương hiệu dù được để lại, nhưng tất cả cũng phải đối mặt với việc cân bằng giữa kỷ niệm trong quá khứ và chất lượng hiện tại để phù hợp với xu thế mới. Vì vậy, việc các thương hiệu lớn thường xuyên đưa ra những từ như "gia truyền" và "phải có" là một chuyện, còn việc các sản phẩm có bị rơi vào sự tẻ nhạt hay lạc hậu là một cái gì đó khác hoàn toàn. Cho nên, cuộc đua tranh giành lấy vị trí riêng trong thế giới hàng hiệu vẫn luôn khốc liệt từng ngày.

 

Giải mã sự đắt giá của hàng hiệu

 

Giải mã sự đắt giá của hàng hiệu

 

Giải mã sự đắt giá của hàng hiệu

 

 Di sản thương hiệu dù được để lại, nhưng tất cả cũng phải đối mặt với việc cân bằng giữa kỷ niệm trong quá khứ và chất lượng hiện tại để phù hợp với xu thế mới

 

Giải mã sự đắt giá của hàng hiệu

 

 

thời trang

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan