Frankenstein - Không chỉ là chuyện về quái vật

22:11 29/08/2021

Là một trong những quái vật kinh điển của làng điện ảnh thế giới, Frankenstein tái ngộ với khán giả trong năm nay với tác phẩm Victor Frankenstein, một lần nữa minh chứng cho sức hút khó cưỡng từ con quái vật của nhà văn Mary Shelley.

Share social

Là một trong những quái vật kinh điển của làng điện ảnh thế giới, Frankenstein tái ngộ với khán giả trong năm nay với tác phẩm Victor Frankenstein, một lần nữa minh chứng cho sức hút khó cưỡng từ con quái vật của nhà văn Mary Shelley.

 

Frankenstein - Không chỉ là chuyện về quái vật

 

Nếu nhìn vào poster của bộ phim mới nhất về quái vật Frankenstein với hai anh chàng bảnh bao : phù thủy Harry Potter (Daniel Cradliffe) và giáo sư Xavier của X-men (James McAvoy) thì lớp khán giả mới khó có thể hiểu được những ý tưởng ẩn đằng sau con quái vật xấu xí Frankenstein.

 

Frankenstein còn được gọi là Prometheus hiện đại, bởi nó mang chung dòng tư tưởng: con người chống lại các quy luật tự nhiên hay còn gọi là phản kháng lại các đấng tối cao (thần linh)

 

Frankenstein - Không chỉ là chuyện về quái vật

 

Prometheus vị thần mang lửa cho loài người trong thần thoại Hy Lạp

 

Trong thần thoại Hy Lạp, Prometheus là một vị thần khổng lồ, từng đánh cắp ngọn lửa thiêng để ban tặng cho loài người. Cũng chính nhờ ngọn lửa, con người biết ăn chín uống sôi, biết sưởi ấm, biết chế tạo công cụ lao động và vượt lên trên các giống loài khác để làm chủ Trái Đất. Chính vì sự ưu ái của Prometheus dành cho loài người mà ông bị các vị thần thánh trên đỉnh núi Olympus trừng phạt bằng cách trói ông vào một tảng đá, mỗi ngày cho chim đại bàng bay xuống, mổ bụng moi gan ăn sống. Vì thương loài người mà thần Prometheus mỗi ngày phải chịu nhục hình, vì cho dù có bị nuốt chửng, nhưng ruột gan của ông vẫn mọc lại.

 

Frankenstein - Không chỉ là chuyện về quái vật

 

Frankenstein cũng được tạo ra với nguồn tư tưởng tương tự với khát khao của con người nhằm chống lại một quy luật tự nhiên: cái chết. Tác giả của Frankenstein là Mary Shelley. Shelley bắt đầu viết tiểu thuyết này khi bà 18 tuổi và nó được phát hành khi bà 20 tuổi. Năm 1818 cuốn tiểu thuyết được xuất bản ở London khuyết danh tác giả. Tên của Shelley được xuất hiện ở lần tái bản thứ nhất ở Pháp năm 1923. Tựa đề của cuốn truyện liên quan tới một nhà khoa học là Victor Frankenstein, là người đang học để cố gắng tìm cách tạo ra sự sống giống con người từ vật chất, nhưng to lớn và khoẻ mạnh hơn người bình thường. Frankenstein là câu truyện có tác động lớn về văn học và Văn hoá đại chúng, nhiều hơn cả một vỏ bọc về phim kinh dị. Nó được coi là câu truyện đầu tiên phản ánh thật sự về tiểu thuyết khoa học giả tưởng, tập trung về vấn đề tôn giáo lúc bấy giờ như việc Chúa tạo ra sự sống từ vật chất.

 

Cốt truyện của Frankenstein bắt nguồn từ nhà khoa học lỗi lạc Victor Frankenstein. Victor sinh trong một gia đình giàu có và có sở thích học về các ngành khoa học tự nhiên như tạo nên sự sống từ vật chất. Sau cái chết của mẹ mình, Victor càng điên cuồng hơn với các thí nghiệm tái tạo lại sự sống từ cái chết hơn bao giờ hết.

 

Frankenstein - Không chỉ là chuyện về quái vật

 

Ông làm việc ngày đêm, chỉ ăn khi rất đói. Qua sự cố gắng nỗ lực, ông cuối cùng cũng được trả ơn xứng đáng. Ông đã tìm ra công thức tạo nên sự sống. Thế là ông mua nguyên liệu về và quyết định tạo ra một con người từ những bộ phận của các xác chết. Sau khi làm xong, ông ngồi đợi thành quả của mình nhưng sau mấy tiếng trôi qua cái xác vẫn như vô hồn do đó ông tưởng rằng mình đã thất bại và rất buồn. Vì đã quá mệt mỏi nên ông đi ngủ, chẳng bao lâu sau con người mà ông tạo ra bắt đầu có sự sống và đến gặp ông nhưng bị ông lẩn trốn như tránh một tên quái vật kinh khủng.

 

Victor bỏ đi thật xa để trốn con quái vật do mình tạo ra cho đến một ngày ông nghe tin em trai mình bị chết trong vườn. Sau đó ông tìm đến để xem chuyện gì xảy ra thì gặp thứ mà ông đã tạo ra và bị ông gọi là quái vật. Tên quái vật nói: "Tôi là thứ ông tạo ra, là thứ bị ông gọi là quái vật. Tôi cũng như bao đứa trẻ khác được sinh ra để mong đợi tình thương của người cha nhưng những thứ tôi được là bị mọi người căm ghét, sợ hãi, hắt hủi. Tôi không bảo ông tạo ra tôi nhưng một khi tôi đã tồn tại, tôi muốn được sinh tồn, ông có hiểu được cảm giác cô đơn và tuyệt vọng của tôi không?".

 

Frankenstein - Không chỉ là chuyện về quái vật

 

Tên quái vật kể "Tôi không cố ý giết em ông, tôi chỉ muốn nó ở lại với tôi thôi." Cuối cùng Tên quái vật ra điều kiện cho Victor tạo ra một người phụ nữ giống mình và hắn hứa sẽ không bao giờ xuất hiện giữa loài người nữa. Victor hỏi: "Nếu ta từ chối thì sao?", tên quái vật đáp "Thì tôi sẽ làm ông phải khổ và cô đơn giống tôi". Thế là Victor bắt tay vào làm một người đàn bà giống như tên quái vật nhưng khi sắp làm xong ông dừng lại và suy nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu lần này tên quái vật lại hung dữ và độc ác hơn lần trước. Ông quyết định không làm con quái vật cái kia nữa và hủy nó đi.

 

Frankenstein - Không chỉ là chuyện về quái vật

 

Vào ngày đám cưới của ông, tên quái vật tìm đến giết vợ ông và tất cả khách mời, sau đó cha ông cũng chết vì buồn sầu. Từ đó ông thề sẽ tìm bằng được tên quái vật và giết nó. Ông bỏ ra hết cả tài sản của mình để đuổi theo đuôi tên quái vật. Cuối cùng ông dừng lại ở bắc cực, ông lúc này đã già yếu và sắp chết. Tên quái vật tìm đến và định gặp ông để nói lời "xin tha lỗi cho tôi" nhưng khi tên quái vật đến, ông đã qua đời. Cuối cùng tên quái vật nói: "Ta thật sự chỉ có một mình" và sau đó đi mất vào sâu Bắc Cực. Từ đó về sau không ai còn thấy nó nữa.

 

Frankenstein - Không chỉ là chuyện về quái vật

 

Frankenstein là một tác phẩm vừa chịu nhiều ảnh hưởng của triết lý tôn giáo lúc bấy giờ nhưng cũng vừa mang tư tưởng vượt thời đại. Tôn giáo thời bây giờ quan niệm rằng con người không được vượt quá giới hạn của mình, không được làm những việc của đấng tối cao như tạo ra sự sống mà Victor đã làm, để rồi sẽ bị trừng phạt. Nhưng cũng chính hình tượng Frankenstein như một lời cảnh báo cho làn sóng công nghiệp bắt đầu xâm chiếm thế giới, nơi con người vì lòng tham, khát vọng, sự ngông cuồng của mình, tự cao tự đại cho phép mình nhúng tay vào những việc làm điên rồ mà “sản phẩm” sản sinh ra từ nó, có một ngày nào đó sẽ quay lại hủy diệt loài người.

 

Với những thông điệp sâu xa mà tác phẩm mang lại, Frankenstein trở thành một trong những con quái vật kinh điển của văn học cũng như điện ảnh. Tuy nhiên, vì thông điệp mang tính triết lý cao siêu nên số lần lên màn ảnh của Frankenstein ít hơn hẳn so với những hình tượng mang tính giải trí nhiều hơn như ma cà rồng hay ma sói.

 

Frankenstein - Không chỉ là chuyện về quái vật

 

Phim Frankenstein (1931)

 

Hai phim chuyển thể và thành công nhất của quái vật này chính là Frankenstein (1931) và Bride of Frankenstein (1935) vốn bám rất sát nguyên tác của Mary Shelley. Về sau, Farnkenstein xuất hiện lác đác trong các lễ hội Halloween, hay các phim khác nhưng cũng chỉ để làm nền cho các nhân vật kinh dị khác như phim Van Helsing (2004)

 

Frankenstein - Không chỉ là chuyện về quái vật

 

Tạo hình của Frankenstein trong phim Van Helsing (2004)

 

Tuy nhiên, với bản tính cố hữu của mình, Hollywood chắc chắn sẽ không để yên cho bất cứ hình tượng nào có thể hái ra tiền rảnh rang được. Thế là năm 2014, I, Frankenstein ra đời. Frankenstein trong phim này chỉ còn gương mặt sẹo và sự bất tử là giống với nguyên bản và anh… xách gậy đi đập ma cà rồng!

 

Frankenstein - Không chỉ là chuyện về quái vật

 

Có lẽ các nhà sản xuất đã lo sợ Frankenstein chưa đủ nổi tiếng trong khi ma cà rồng đang là mỏ vàng thu hút giới trẻ nên tiếp tục gán ghép hai hình tượng này lại với nhau, nhưng phim không mấy thành công.

 

Frankenstein - Không chỉ là chuyện về quái vật

 

Hai nhân vật chính Victor và Igor trong phim Victor Frankenstein (2015)

 

Đến 2015, Victor Frankenstein ra đời, tiếp tục lôi con quái vật này sống lại nhưng chỉ để làm nền cho câu chuyện của Victor và trợ lí Igor (nhân vật không có trong tác phẩm gốc của Mary Shelley). Victor Frankenstein cũng biến tấu cốt truyện khá nhiều khi lí do nhà khoa học Victor nghiên cứu miệt mài lại mang tính thời đại hơn. Ông muốn tạo ra “Một thế giới mà người bị giết có thể đứng trước tòa đối mặt kẻ giết anh ta, một người lính tàn tật với mảnh đạn trong cột sống, có thể bị giết, được chữa lành rồi được hồi sinh để có thể bước đi trở lại. Sự sống tuyệt đẹp.”

 

Frankenstein - Không chỉ là chuyện về quái vật

 

Và suốt cả phim là màn rượt đuổi của Victor và Igor đi lùng bắt rất nhiều phiên bản thử nghiệm của Victor chứ không chỉ mỗi Frankenstein. Một bộ phim đã đẩy tư tưởng chính đi rất xa so với phiên bản gốc của tiểu thuyết, âu cũng là một cố gắng đưa phim thoát khỏi cái bóng thất bại của những phim trước. Thành hay bại của phim này chỉ có câu trả lời ở thì tương lai nhưng có một điều chắc chắn, sau khi đã no nê với đủ thể loại phim ma cà rồng, người sói, đến lượt chàng quái vật xấu xí Frankenstein sẽ là đối tượng tiếp theo được khai thác triệt để của Hollywood. Hy vọng, trong tương lai sẽ có đạo diễn và biên kịch cừ khôi để biến tấu tác phẩm kinh điển này thêm hấp dẫn mà vẫn giữ được tính triết lý của riêng nó.

 

Frankenstein - Không chỉ là chuyện về quái vật

 

 

Nội dung bài viết trên cafestyle thuộc sở hữu của HansaeYes24 Vina Co.,Lt

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan