Đừng để trẻ có cảm giác "ra rìa" khi mẹ có em bé thứ 2

22:11 29/08/2021

Dù đó là điều không tránh khỏi nhưng việc bố mẹ ứng xử với cảm xúc ghen tị của đứa con lớn như thế nào chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cách mà bé nhìn nhận đứa em mình: như một người bạn hay như "kẻ thù" trong suốt tuổi thơ. Bố mẹ cần nên nhớ những điều quân trọng sau:


Tâm hồn trẻ thơ rất mong manh, chính vì thế đôi khi các bé sẽ không chấp nhận được việc chia sẻ tình cảm của bố mẹ cho bất kỳ ai.  Dù đó là điều không tránh khỏi nhưng việc bố mẹ ứng xử với cảm xúc ghen tị của đứa con lớn như thế nào chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cách mà bé nhìn nhận đứa em mình: như một người bạn hay như "kẻ thù" trong suốt tuổi thơ. Bố mẹ cần nên nhớ những điều quan trọng sau:


Nói rõ với con không bao giờ bị “ra rìa”

 

Khi mang thai đứa con thứ hai, cha mẹ nên chia sẻ cho con đầu về quá trình thai kì.Trong khi trò chuyện, cha mẹ có thể hướng dẫn bé nói chuyện và hát cho em bé trong bụng nghe.
 



Ngoài ra, mẹ là người cho con biết sẽ không bao giờ bị thay thế, có thêm em bé là có thêm người đồng hành, bạn cùng chơi và một người ruột thịt đồng hành suốt cuộc đời.

 

Giải thích cho con về việc có em bé

 

Vào những lúc rảnh rỗi chưa sinh em bé, bạn có thể đọc cho đứa lớn một cuốn sách về chuyện có em trai hoặc em gái. Điều này giúp đứa trẻ hình dung mọi thứ diễn ra thế nào khi có em.
 


Lúc được nghe các câu chuyện về việc có em trai/em gái, đứa con lớn sẽ bộc lộ cảm xúc hoặc tỏ ra lo lắng, lúc đó bạn sẽ có cách giải quyết để bé có thể làm quen với việc có thêm một đứa em.
 

Tặng một món quà cho con sau sinh
 


Sau khi em bé đã chào đời, hãy tặng cho đứa con lớn một món quà và hãy ghi bên ngoài là món quà từ đứa trẻ mới chào đời. Đây giống như món quà đặc biệt để đánh dấu đứa trẻ lớn đã thành anh/chị.

 

Nhờ con giúp một số việc nhỏ
 

Khi có thêm một đứa con,  bạn sẽ quay cuồng với nhiều việc và bận rộn chăm sóc. Tuy nhiên, bạn có thể nhờ đứa con lớn trợ giúp một vài việc nhỏ như đưa một chiếc tã, quần cho em bé... sau đó đừng quên đưa ra lời khen dành cho bé.


Điều này khiến cho trẻ cảm thấy không bị bỏ rơi ra khỏi guồng bận rộn của bố mẹ khi có em bé
 

Đừng quên dành thời gian cho con
 

Dành thời gian cho con mỗi ngày là cách để cho bé thấy bản thân vẫn được yêu thương. Cha mẹ hãy giữ một số thói quen mà bạn đã làm với con để bé không cảm giác bị bỏ quên.
 

 

Đây được xem là chìa khóa để giữ tình cảm cha mẹ với con cái không bị sứt mẻ.
 

Không nói những câu tổn thương đứa trẻ
 

Nhiều người thường trêu chọc đứa lớn trong gia đình mới có em bé là không còn được yêu thương nữa hoặc bị ra rìa. Đây là điều không nên làm. Cha mẹ có thể nói chuyện thẳng thắn để điều này không lặp lại dù chỉ là đùa giỡn.
 


Bạn đừng để đứa con lớn cảm thấy không còn được yêu thương.
 

Hãy kiên nhẫn với trẻ
 

Nhiều bà mẹ chuẩn bị rất kỹ để con lớn quen với việc có em bé nhưng họ không bao giờ biết được trẻ sẽ cảm nhận như thế nào khi bố mẹ mải mê chăm sóc một đứa em mới sinh. Nếu đứa con lớn nhà bạn có một số hành động để được bố mẹ quan tâm hay thu hút sự chú ý của người lớn cũng là điều dễ hiểu. Bạn đừng nên cáu giận hay bực mình.
 


Cha mẹ nên chú ý xem đã quan tâm tới con hay chưa hoặc giải thích đầy đủ cho bé về việc có một đứa em trong nhà. Con lớn có thể cũng muốn được bố mẹ quan tâm. Dù bận rộn đến mấy cũng đừng quên trao cho con những cái ôm ấm áp bạn nhé.

 

Một số câu hỏi của trẻ mà bố mẹ cần biết và trả lời thấu đáo:

 

1. “Tại sao bố mẹ lại đẻ thêm em? Con không thích có thêm em đâu!”
 

Thay vì trả lời: “Rồi con sẽ yêu em bé thôi!” thì bạn hãy xem có nên nói: “Đó có phải là điều con nghĩ không? Con có biết, dù có thêm em bé, nhưng con mãi mãi vẫn là đứa con đầu lòng mẹ yêu quý nhất không!”.

 

2. “Con và em, mẹ yêu ai hơn?”

 

Thay vì nói: “Mẹ yêu tất cả các con như nhau” thì bạn hãy xem có nên nói: “Đây là một câu hỏi vô cùng khó với mẹ vì mỗi đứa con của mẹ đều đặc biệt, đều là một phần của mẹ”.

 

3. Bé gào thét: “Oa, oa, mẹ ơi, mẹ ơi!”

 

Thay vì quát bé: “Con đừng hành động như một đứa bé nữa, bây giờ con đã là anh/ chị rồi đấy!”, bạn hãy nói: “Con muốn chơi gì nào? Vào đây với mẹ nào, hai mẹ con mình cùng chơi nhé!”

 

 

 

4. “Mẹ quan tâm em hơn con!”

 

Thay vì từ chối: “Không đúng đâu con, mẹ cũng quan tâm đến con mà!’ thì bạn hãy nói: “Con muốn mẹ quan tâm đến con hơn đúng không? Mẹ cũng muốn con quan tâm đến mẹ hơn. Vậy hay là chúng ta thử “hẹn hò” cùng quan tâm đến nhau, chỉ hai chúng ta thôi nhé!”

 

5. “Tại sao mẹ luôn luôn đứng về phía em?”

 

Đừng giải thích nhiều mà hãy nói: “Vậy để cho công bằng, con hãy đứng về phía em, bảo vệ em nhé!”

 

6. “Con ghét em!”

 

Bạn chắc hẳn sẽ phủ nhận: “Không, con không được ghét em, em là em của con mà!”. Nhưng mà hãy hỏi lại bé để bé chuyển đề tài: “Chắc em vừa làm điều gì làm con tức giận đúng không nào?”

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích