Điện ảnh và chuyện đạo phim

22:11 29/08/2021

Giao lộ định mệnh là phim đầu tiên phá vỡ quy luật “chỉ chiếu mùa Tết” của điện ảnh Việt Nam, là bộ phim giành được không biết bao nhiêu lời khen ngợi từ báo chí, và cũng chính nó tiếp tục làm báo chí tốn giấy mực vì cốt truyện na ná phim Shattared (1991) của Mỹ.

Share social

 

ĐIỆN ẢNH VÀ CHUYỆN ĐẠO PHIM

 

 

 

Giao lộ định mệnh là phim đầu tiên phá vỡ quy luật “chỉ chiếu mùa Tết” của điện ảnh Việt Nam, là bộ phim giành được không biết bao nhiêu lời khen ngợi từ báo chí, và cũng chính nó tiếp tục làm báo chí tốn giấy mực vì cốt truyện na ná phim Shattared (1991) của Mỹ. Đó là quả bom đầu tiên cho nhiều trường hợp khác bị cho là “đạo phim” của phim Việt, tuy nhiên, trong môi trường sáng tác của ngôn ngữ điện ảnh, “đạo” hay không “đạo” là một câu chuyện cực kì phức tạp.

 

Điện ảnh và chuyện đạo phim

 

Thế giới cũng điên đầu vì chuyện đạo phim, đạo ý tưởng

 

Điện ảnh thế giới từng chứng kiến nhiều vụ kiện tụng về “đạo phim”, “đạo ý tưởng” chứ không chỉ phim Việt. Ngay cả Up, bộ phim đoạt giải Oscar với hạng mục Phim hoạt hình hay nhất, từng làm rơi lệ cả người lớn lẫn trẻ em khi xem phim từng bị cáo buộc là đã ăn cắp ý tưởng của một phim hoạt hình ngắn do một nhóm sinh viên Pháp. Bộ phim của nhóm sinh viên học viện ESRA hoàn thành và chia sẻ trên trang Daily Motion vào tháng 8.2007, trong khi đó mãi đến năm 2009, hãng Pixar mới chính thức cho ra đời Up. Một thành viên trong nhóm đã thực hiện Above then Beyond lại chia sẻ: "Không ai trong chúng tôi làm việc cho Pixar, nhưng các bạn biết đấy ESRA là một trong những đối tác tin cậy của Pixar, nên chúng tôi cho rằng Pixar đã xem bộ phim của chúng tôi và giữ lại ý tưởng đó cho bộ phim của mình". Nhưng điều này không làm người hâm mộ tẩy chay bộ phim hoạt hình, ngược lại, họ còn lên tiếng bênh vực và cho rằng dù Up có trùng ý tưởng với Above then Beyond chăng nữa, nội dung của nó vẫn đậm tính nhân văn, cái mà Above then Beyond không có.

 

Điện ảnh và chuyện đạo phim

 

Những ý tưởng từ thời sinh viên xem ra lại gây rắc rối không ít cho những tác phẩm thành danh sau này. Stephenie Meyer - tác giả Twilight -  từng bị Heidi Stanton – bạn học cũ tại đại học buộc tội ăn cắp ý tưởng. Stanton đã tức giận phát biểu trên một tờ báo: "Tôi bị sốc khi bắt đầu xem phim với chồng tôi tuần trước. Ngay lập tức, tôi nhận ra ý tưởng của mình và nói với chồng tôi. Tôi cũng từng viết một câu chuyện ngắn với những ý tưởng tương tự khi chúng tôi học cùng đại học với nhau". Còn tác giả Meyer lên tiếng, Twilight đã đến với cô trong một giấc mơ vào năm 2003 và cô đã hoàn thành nó 3 tháng sau đó. Chính vì sự kiện này mà New Moon (phần hai Twilight) phải dời ngày chiếu dự kiến cho đến khi vụ việc được giải quyết.

 

Điện ảnh và chuyện đạo phim


 
 Ngay cả siêu phẩm Avatar cũng không thoát khỏi những vụ lùm xùm sau khi thành danh.  Avatar của  James Cameron đã bị nhà khoa học viễn tưởng Trung Quốc Châu Thiện Mưu kiện vì có đến 80% nội dung trùng khớp với cuốn tiểu thuyết Con quạ xanh của Châu. Không chỉ dừng lại ở đó, Avatar còn được nhận xét là có nội dung khá giống với Call me Joe, một câu chuyện khoa học viễn tưởng của Poul Anderson năm 1957. Trong khi Call me Joe tập trung mọi nỗ lực khám phá sao mộc bằng cách sử dụng một dạng sống nhân tạo, thì Avatar cũng có nội dung tương tự như thế nhưng lại ở một hành tinh khác, Pandora, nơi sinh sống của chủng tộc người Na'vi.

 

Điện ảnh và chuyện đạo phim


 
Copy và Remake

 

Giữa “đạo” (Copy) và “làm lại” (remake) một bộ phim là một khoảng cách xa về đạo đức và cũng là một làn ranh mong manh khó có thể phân biệt. Theo nghĩa hẹp, người ta cho rằng phim remake là phim làm lại phiên bản của phim kinh điển. Nhưng thực tế dòng phim này là sử dụng lại nội dung, chất liệu, phong cách… của những tác phẩm điện ảnh đã được thừa nhận. Ở những bộ phim làm lại, đạo diễn phải có những sáng tạo trên cơ sở chất liệu đó và điều không thể thiếu, tối kỵ trong tư cách nhà làm phim là phải cho khán giả biết nguồn gốc của bộ phim. Trong tư cách đàng hoàng như vậy, nhiều đạo diễn đã đẩy phim remake của mình lên  một tầm cao mới, vượt xa so với phiên bản.

 

Điện ảnh và chuyện đạo phim


 
Năm 1939, câu chuyện đầy ắp tình huống bi hài xoay quanh cuộc sống của những người phụ  nữ trong bộ phim The woman (Thế giới đàn bà) của đạo diễn George Cukor lần đầu tiên trình làng gây được tiếng vang lớn. Thế giới đàn bà của 1939 đã được đánh giá là một trong những bộ phim hay nhất trong năm với bối cảnh là thế giới thượng lưu ở New York thời hiện đại. Năm 2008, đạo diễn Diane English đã làm lại The woman và bộ phim hài tình cảm này  lại tiếp tục thu hút được một lượng lớn khán giả yêu thích. Tại Mỹ, trong hai ngày đầu tiên công chiếu đã thu được hơn 10 triệu đô la.

 

Điện ảnh và chuyện đạo phim


 
Seven Samurai (Bảy võ sĩ đạo) của đạo diễn Akira Kurosawa – bộ phim hành động của Nhật (1954) dựa trên bối cảnh của nước Nhật năm 1586 cũng có một kết quả mĩ mãn. Thời đó, giới phê bình điện ảnh Nhật Bản coi Seven Samurai là bộ phim đặt nền móng cho dòng phim hành động hiện đại của Nhật Bản, thậm chí một số kỹ thuật hành động trong siêu phẩm này đã trở thành những kỹ thuật chủ đạo trong làm phim hành động hiện nay. Bộ phim có doanh thu cao nhất trong thế kỷ 20 của xứ sở hoa anh đào. Dựa trên tác phẩm kinh điển này của Nhật Bản, năm 1960 đạo diễn John Stuger làm phim The manificent seven (Bảy tay súng oai hùng) cũng gây được dư luận, nằm trong top những phim  cao bồi hay nhất thời đại.

 

Điện ảnh và chuyện đạo phim

 

Ngay cả một phim nổi tiếng như Titanic (1997) thực ra vốn được đạo diễn James Cameron làm lại từ bộ phim truyền hình cùng tên một năm trước đó. Titanic của Cameron thậm chí còn làm lu mờ Titanic trước đó bởi hiệu quả kỹ xảo điện ảnh đẳng cấp, đi kèm là một doanh thu ngất ngưởng và cả “một tàu” chở tượng Oscar.
Những bộ phim remake hoặc được làm lại y nguyên, hoặc cũng có thể đạo diễn chỉ khai thác yếu tố nào đó trong những bộ phim đã thành công để đưa vào những cách nhìn mới cho phù hợp với nền văn hóa và thời đại. Có thể nói, dù làm dưới hình thức nào thì những bộ phim remake cũng mang đến những luồng gió mới, tạo ra được sự thú vị để đưa tới người xem và trong số đó, không ít bộ phim thành công rực rỡ.

 

Phức tạp trong phân định

 

 Khi nói đến đạo phim, người ta thường chú ý đến sự giống nhau của cốt truyện và nhân vật, tức là nội dung kịch bản văn học của phim. Nhưng nhiều người không biết rằng, trong điện ảnh, kịch bản văn học và kịch bản điện ảnh hoàn toàn khác nhau. Vì thế mới có chuyện một tác phẩm văn học có thể làm thành nhiều bộ phim khác nhau, như bộ tiểu thuyết “Chiến tranh hòa bình” của L.Tonstoi đó được Nga và Mỹ làm thành hai bộ phim khác nhau. Và một bộ phim dù nổi tiếng đến đâu  cũng có thể được làm lại để phục vụ cho những khán giả của vùng văn hóa khác.

 

Điện ảnh và chuyện đạo phim 

 

Kịch bản không phải là cái chính yếu của tác phẩm điện ảnh, mà chỉ là một  thứ đất sét người đạo diễn ném vào khuôn mẫu sáng tạo của mình và nung trong lò gốm để tạo ra các bình gốm khác nhau. Phải thừa nhận rằng nếu xem Giao lộ định mệnh là bộ phim remake thì đây là bộ phim thành công về mọi mặt: biên kịch, đạo diễn, diễn viên, kể cả âm thanh, ánh sáng cũng rất chuyên nghiệp. Câu chuyện có lẽ không kéo dài như thế nếu Victor Vũ khăng khăng cho rằng đấy là ý tưởng của anh từ thời sinh viên và thế là báo chí quyết không “buông tha” anh. Thực ra “làm lại” là cả một nghệ thuật và cả một thách thức vì phải chịu sức ép, sự quen thuộc của khán giả với tác phẩm trước, vì vậy, làm lại một bộ phim mà gây được tiếng vang thì rõ ràng người đạo diễn cũng phải có tài năng. Thực tế từ vụ Giao lộ định mệnh mà bản Shattared (1991) được người ta lùng sục, bán đắt như tôm tươi và thậm chí nhiều người cho rằng Victor Vũ đã thể hiện quá tốt về hình ảnh, diễn biến hơn cả Shattared.

 

Điện ảnh và chuyện đạo phim 

 


THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan