Để không “tụt lại” trong công việc

22:11 29/08/2021

Cố gằng hoàn thành công việc thật nhanh để không phải mang thêm việc về nhà, để có thể thảnh thơi hẹn hò, hoặc chỉ đơn giản là tím chút thư giản ngay tại công ty. Nhưng có vẻ như bạn vẫn bị “tụt lại” trong cuộc đua này. Và bất đắc dĩ, hình tượng “con rùa”...

Share social

Cố gằng hoàn thành công việc thật nhanh để không phải mang thêm việc về nhà, để có thể thảnh thơi hẹn hò, hoặc chỉ đơn giản là tím chút thư giản ngay tại công ty. Nhưng có vẻ như bạn vẫn bị “tụt lại” trong cuộc đua này. Và bất đắc dĩ, hình tượng “con rùa” được các đồng nghiệp đem ra gán ghép cho chính bạn.

 

Để không “tụt lại” trong công việc

 

Đâu là nguyên nhân khiến bạn biền thành “rùa”?

 

Hẳn sống đến tuổi này, chắc bạn đã từng một lần được nghe qua câu chuyện về cuộc chạy đua giữa rùa và thỏ. Cuộc chạy đua nhìn qua thì rõ ràng là không cân sức, nhưng bằng sự cần cù rùa cuối cùng đã thắng. Tuy nhiên, tôi phải nhấn mạnh thêm rằng, nếu không có sự chủ quan của chú thỏ kia, chắc gì sự cần cù của rùa đã bù đắp lại được tốc độ đua.

 

Để không “tụt lại” trong công việc

 

Rùa đã chiến thắng bằng sự cần mẫn, tuy nhiên trong công việc, chỉ sự cần mẫn thôi là chưa đủ

 

Nói dài dòng như vậy để trở về vấn đề chính mà tôi muốn nói là năng suất lao động. Làm việc với tốc độ chậm chạp không chỉ ảnh hưởng tới riêng bạn. Nó ảnh hưởng đến cả đồng nghiệp trong nhóm làm việc với bạn. Nếu bạn không để người khác phải chờ đợi, các mối quan hệ trong công việc của bạn sẽ được cải thiện và uy tín của bạn cũng được nâng tầm.

 

Để không “tụt lại” trong công việc

 

Có những nhân viên vắt chân lên cổ mà chạy, thì không ít người vẫn giữ thái độ ung dung

 

Nguyên nhân thì có nhiều, có thể là do năng lực làm việc, do sở trường, hay do bạn bị phân tâm trong quá trình làm việc. Nếu muốn thay đổi hình ảnh của bản thân, hoặc thậm chí là thay đổi vai trò của mình trong công ty, có lẽ bạn cần phải ngồi lại để tìm ra nguyên nhân vì sao mình lại biến thành “con rùa chậm chạp” như vậy.

 

Để không “tụt lại” trong công việc

 

Bạn làm việc chậm, có thể sẽ kéo theo nhiều hệ lụy không mong muốn

 

Chuyện đó hãy để sau. Ngay bây giờ bạn hãy thử thay đổi cách làm việc của mình xem sao. Có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây.

 

Viết note thường xuyên: Bạn là người hay quên, bị phâm tâm, hay công việc của bạn có quá nhiều tiểu tiết. Các tốt nhất để bạn nhớ và hoàn thành nó chính là viết note.  Giả sử đối với bạn, những mảnh giấy nhớ màu vàng dán đầy quanh bàn làm việc là hiệu quả, thì hãy cứ dùng nó.

 

Để không “tụt lại” trong công việc

 

Đặt ra thời hạn nhỏ hơn để hoàn thành công việc: Thay vì tập trung vào hạn chót cuối cùng - thời hạn mà bạn luôn cho là “còn lâu mới tới” để rồi cuối cùng phải “vắt chân lên cổ” - hãy đặt ra những thời hạn nhỏ hơn. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái mỗi khi hoàn thành các hạn định nhỏ, và sẽ không dừng công việc lại trước khi đạt tới thời hạn cuối cùng. Một cách hay đấy chứ?! 

 

Để không “tụt lại” trong công việc

 

Chia nhỏ công việc giúp bạn dễ quản lý thời gian của mình hơn

 

Gạt bỏ yếu tố “nhiễu”: Yếu tố nhiễu mà tôi muốn nói ở đây chính là những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến sự tập trung vào công việc của bạn. Đó là facebook, là “hội tám”,… Cho dù bạn đã tự nhủ với bản thân điều gì, thì làm nhiều việc cùng lúc sẽ không thể khiến bạn làm hiệu quả hơn. Hãy vạch ra những khoảng thời gian cố định, có thể chỉ là 20 phút, chỉ để tập trung vào công việc quan trọng nhất mà bạn phải hoàn thành.

 

Để không “tụt lại” trong công việc

 

Gạt bỏ yếu tố “nhiễu” như đồng nghiệp, mạng xã hội… bạn sẽ cải thiện hiệu quả làm việc

 

Làm việc khó trước: Để dành nhiệm vụ “khó nhằn” nhất cho tới phút chót có thể sẽ làm chậm tiến độ làm việc của bạn, vì bạn sẽ nghĩ về nó ở một mức độ nào đó trong suốt quá trình bạn làm việc. Hãy cố gắng hoàn thành việc khó trước. Làm xong việc khó, bạn hết lo lắng, cảm thấy thoải mái để làm tiếp những việc còn lại. 

 

Tự tạo cho mình những giờ giải lao: Sự tập trung của một người vào công việc luôn có giới hạn, thường thì giới hạn này là 45 phút. Sau khoảng thời gian này, cơ thể cần phải được “giải phóng. Chính bởi thế, thay vì “cắm đầu cắm cổ” cả ngày vào công việc, hãy dành ra những phút giải lao, thư giãn để phục hồi sinh lực. Nếu không có những giờ phút giải lao, bạn sẽ cảm thấy kiệt quệ và mệt mỏi, từ đó làm việc kém hiệu quả hơn.

 

Để không “tụt lại” trong công việc

 

Những cuộc nghỉ giải lao chỉ nên được thực hiện sau khi hoàn thành một phần việc nhất định

 

Để không “tụt lại” trong công việc

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan