Để bỏ đi những thói quen cũ

22:11 29/08/2021

“Ngựa quen đường cũ” hay “chứng nào tật ấy”, những câu thành ngữ hiểu theo một cách nào đó là để chỉ việc bỏ một thói quen là không hề đơng giản. Vậy làm sao để bỏ đi những thói quen cũ, có hại. Tôi xin đưa ra ý kiến cá nhân của mình.

“Ngựa quen đường cũ” hay “chứng nào tật ấy”, những câu thành ngữ hiểu theo một cách nào đó là để chỉ việc bỏ một thói quen là không hề đơng giản. Vậy làm sao để bỏ đi những thói quen cũ, có hại. Tôi xin đưa ra ý kiến cá nhân của mình.

 

 

Thói quen cũ sao khó bỏ? 

 

Thói quen tốt đương nhiên là không nên bỏ. Mà bạn có muốn bỏ để thay vào đó bằng một thói quen tốt khác chưa hẳn đã là điều dễ dàng. Đối với những thói quen xấu càng khó bỏ hơn, vì theo bản năng tự nhiên, chúng ta hành động theo thói quen như những phản xạ vô điều kiện được chỉ huy từ vùng tiềm thức và vô thức của não bộ.

 

 

Thói quen hút thuốc, uống rượu thật sự rất khó bỏ

 

Vấn đề đặt ra là tại sao thay đổi một thói quen là một điều khó? Theo tâm lý  học, một hành vi được lặp đi lặp lại thường xuyên mới có thể thành thói quen, và thường đó là hành vi phù hợp với mong muốn của chủ thể. Nghĩa là điều gì ta muốn, ta mới lặp đi lặp lại. Do vậy, thói quen thường mang đến cho chúng ta cảm giác thoải mái, hạnh phúc, vui vẻ trong chớp nhoáng.

 

 

Thói quen như một thứ mật ngọt, dụ dỗ bạn

 

Nó giống như chất kích thích cứ níu kéo chúng ta, bởi vì có ai mà không muốn được vui vẻ, được hạnh phúc, mặc dù đó chỉ là thỏa mãn cảm giác nhất thời thôi. Và con người chúng ta thì thường không quan tâm đến những chuyện lâu dài, mà chỉ biết hưởng thụ những niềm vui trước mắt, dù mong manh ngắn ngủi.

 

Với những thói quen xấu, trong môi trường văn phòng quả thực khiến cho người khác cảm thấy khó chịu, thậm chí nó có thể gây ra mâu thuẫn không dễ giải quyết. Và đương nhiên, phía chịu thiệt nhất chính là những người có thói quen xấu ấy. Mất hình ảnh… đồng nghiệp xa lánh, thậm chí là tẩy chay là viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra.

 

Bén rễ với thói quen mới

 

Không cố nhớ về thói quen cũ: Tại sao nó lại ngược đời thế này nhỉ. Tôi lấy ví dụ nhé. Bạn muốn giảm cân vì cơ thể quá mập. Vậy là trong đầu bạn lúc nào cũng nghĩ đến việc giảm cân, nhừng ăn tinh bột và đường. Nhưng… oái oăm thay, càng nghĩ đến nó, bạn càng mập lên.

 

 

Thói quen càng nhớ về nó càng khiến bạn khó bỏ

 

Khi bạn cố gắng nhắc nhở mình cũng là lúc hình ảnh đó càng hiển hiện rõ hơn bao giờ hết trong đầu. Mẹo hay để bạn quên đi một thói quen là hãy bắt đầu một điều gì khác. Ví dụ, thay vì cố ép mình không ăn khoai tây, bạn chỉ cần cố gắng ăn nhiều trái cây, các loại hạt, cà rốt hay các thực phẩm lành mạnh khác. Tương tự, thay vì cố gắng ít xem TV hay lướt Facebook hơn bạn hãy bắt đầu một thói quen mới như tham gia vào một đội bóng hoặc viết một cái gì đó hay ho chẳng hạn.

 

Khích lệ thói quen mới bằng những mục tiêu: Nếu chỉ xác định mục tiêu tập gym, bạn sẽ rất khó cất bước đến phòng tập và duy trì điều đó. Thế nhưng, nếu có một người bạn đi tập cùng, bạn sẽ thấy thời gian đi tập thú vị hơn. Hoặc bạn tham gia vào một đội bóng, tinh thần đồng đội, niềm vui trong lúc tập luyện sẽ giúp bạn dễ thành công hơn trong việc rèn luyện thể dục thể thao.

 

 

Thói quen cũng cần được khích lệ

 

Kiên trì là trên hết: Nếu bạn ngừng thực hiện điều gì đó 1 ngày, bạn sẽ bỏ lỡ nó 2 ngày, và cũng có thể là mãi mãi. Vì thế, hãy nỗ lực, kiên trì thực hiện một thói quen mỗi ngày, không bỏ lỡ nó dù vì bất kỳ điều gì.

 

 

Trịnh Đăng

Theo Báo Người tiêu dùng

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích