Dạy trẻ lòng biết ơn
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Lòng biết ơn là đức tính tốt đẹp của con người và là một trong những yếu tố để hoàn thiện sự phát triển nhân cách ở trẻ nhỏ. Dạy trẻ lòng biết ơn cần có phương pháp và sự kiên trì. Cùng Yes24 xem qua những cách thức sau nhé!
Lòng biết ơn là đức tính tốt đẹp của con người và là một trong những yếu tố để hoàn thiện sự phát triển nhân cách ở trẻ nhỏ. Dạy trẻ lòng biết ơn cần có phương pháp và sự kiên trì. Cùng Yes24 xem qua những cách thức sau nhé!
1. Không nên làm tất cả thay cho trẻ
Đầu tiên, các bậc cha mẹ nên hiểu rằng không phải cứ làm cho con tất cả mọi việc là tốt và việc can thiệp quá nhiều vào đời sống riêng, chăm sóc con thái quá nhiều khi lại hại con và làm giảm tình cảm gia đình.
Nếu cứ chăm chăm bảo vệ, tìm cách bao bọc con thì dần dần trẻ sẽ nghĩ đó là điều đương nhiên, là trách nhiệm của cha mẹ. Từ đó, trẻ sẽ không hiểu được sự hy sinh cha mẹ dành cho mình, không có lòng biết ơn công lao của cha mẹ. Mặt khác, trẻ còn có thói quen ỷ lại, không có khả năng sống tự lập.
2. Bắt đầu từ những việc làm thiết thực
Hãy dạy cho trẻ biết ơn bắt đầu với những người gần gũi nhất như ông bà, cha mẹ. Đồng thời, dạy trẻ thể hiện lòng biết ơn bằng những hành động thiết thực thay vì những lời nói suông “cảm ơn” máy móc. Đó có thể là pha cho ông bà 1 ly nước chanh hay phụ mẹ rửa vài cái chén…
3. Tạo cơ hội cho trẻ tỏ lòng biết ơn
Khi trẻ muốn giúp bạn một việc gì đấy, nhất định không được nói: “Con học bài/đọc sách là được rồi”. Bởi các bậc cha mẹ thường coi học tốt và ngoan ngoãn là trách nhiệm lớn nhất của con cái lúc còn nhỏ nên câu cửa miệng luôn là nhắc con học bài, làm bài, chăm chỉ…
Làm như vậy sẽ khiến con trẻ bị áp lực về việc học và “thui chột” sự bày tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ. Chẳng lẽ biết ơn bố mẹ, ông bà và những người khác chỉ có cách là học tốt thôi sao? Hãy tạo cơ hội cho trẻ thể hiện lòng biết ơn là lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý.
4. Làm tấm gương tốt cho bé
Cha mẹ phải là tấm gương thể hiện lòng biết ơn cho trẻ. Vì trẻ nhỏ học được rất nhiều điều từ cha mẹ, nếu bạn thể hiện lòng biết ơn những người đã giúp đỡ mình thì trẻ sẽ nhanh chóng tiếp thu, học hỏi điều này. Đừng quên cảm ơn mọi người trước mặt trẻ như: cảm ơn những người phục vụ bữa tiệc cho gia đình bạn ở nhà hàng và những nhân viên thu ngân tại siêu thị... Bạn cũng nên thể hiện lòng biết ơn đối với trẻ. Lòng biết ơn ở đây không chỉ nói đến sự biểu lộ về hành vi, cử chỉ tốt mà bạn cố gắng khuyến khích bằng cách nói như sau: “Mẹ Cảm ơn sự giúp đỡ của con!”. Tuy là có những lúc trẻ không ý thức về việc tốt mà trẻ đã làm, nhưng chúng ta cũng cần phải diễn tả lòng biết ơn với con. Chẳng hạn, chỉ cần nói: “Sáng nay đi sở thú có vui không con? Cảm ơn con, vì ba cũng có một ngày giải trí thoải mái”.
5. Khen thưởng và trách phạt hợp lý
Khi trẻ có hành vi bày tỏ lòng biết ơn thì cha mẹ cần kịp thời động viên khen thưởng trẻ, hoặc đưa ra những khuyến khích với trẻ để trẻ thể hiện lòng biết ơn. Khi trẻ không biết bày tỏ lòng biết ơn thì cha mẹ cần kiên nhẫn chỉ bảo trẻ, uốn nắn kịp thời, có thể dùng hình phạt với trẻ. Tuy nhiên, không đánh mắng trẻ mà cần nói chuyện và giải thích với trẻ. Ví dụ: Trẻ đang nằm trên giường xem tivi hét toáng: “Mẹ ơi, con muốn uống nước trái cây”. Và bạn mang nước đến cho bé, bé không nói gì, thậm chí chẳng thèm nhìn đến... Khi thấy trẻ cư xử như vậy, bạn cần dạy trẻ ngay và đừng máy móc thỏa mãn những đòi hỏi của trẻ. Thay vào đó, bạn nói: “Nếu cứ nói với cái giọng ra lệnh như thế và có thái độ như vừa rồi thì mẹ sẽ không lấy nước cho con đâu. Con phải xin một cách lễ phép chứ!”.
THÔNG TIN MUA SẮM
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >