Đắm chìm trong không gian âm nhạc của thập niên 70

22:11 29/08/2021

Tiếp nối chủ đề “Nửa thế kỷ tình ca”, chương trình Tình Ca Việt tối qua đã đưa khán giả trở về không gian âm nhạc của thập niên 70 – thập niên của nhạc tình, với những sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Lam Phương, Anh Việt Thu, Trường Sa, Văn Phụng và Nhật Ngân.

Share social

Tiếp nối chủ đề “Nửa thế kỷ tình ca”, chương trình Tình Ca Việt tối qua đã đưa khán giả trở về không gian âm nhạc của thập niên 70 – thập niên của nhạc tình, với những sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Lam Phương, Anh Việt Thu, Trường Sa, Văn Phụng và Nhật Ngân.

 

Chương trình mở đầu với ca khúc Nhớ nhau hoài được thể hiện bởi nữ ca sĩ Võ Hạ Trâm – một giọng hát quen thuộc ở dòng nhạc thính phòng và nhạc trẻ, lần đầu tiên đến với dòng nhạc bolero. Võ Hạ Trâm đã thể hiện rất ngọt ngào và mang đến sự tươi mới cho ca khúc Nhớ nhau hoài – một trong những ca khúc nổi tiếng nhất trong gia tài hơn 200 bài hát của nhạc sĩ tài hoa Anh Việt Thu. Ca khúc này từng được rất nhiều ca sĩ biểu diễn và cũng là ca khúc được nhiều thí sinh trong chương trình Solo cùng Bolero chọn lựa, đến mức nó được xem là “ca khúc tử thần” của nhiều thí sinh, bởi tuy rất dễ hát nhưng để hát hay ca khúc này không phải là chuyện dễ dàng.

 

Đắm chìm trong không gian âm nhạc của thập niên 70

 

Đắm chìm trong không gian âm nhạc của thập niên 70

 

Nói đến nhạc tình, chắc chắn không thể không nhắc đến ông hoàng của dòng nhạc này: nhạc sĩ Lam Phương. Trong thập niên của nhạc tình - những năm 70, nhạc sĩ Lam Phương đã đóng góp nhiều ca khúc nổi tiếng, trong đó có bài Tình như mây khói, được thể hiện rất thành công bởi tiếng hát của nữ ca sĩ Thanh Thúy. Ca khúc này cũng đã được ca sĩ trẻ thể hiện lại, trong đó có ca sĩ Quang Đại – một ca sĩ trẻ đang được nhiều khán giả yêu thích hiện nay. Anh được xem là một ca sĩ thuộc thế hệ mới, đang kế thừa và phát triển dòng nhạc bolero. Quang Đại đã thể hiện khá thành công ca khúc này trong chương trình Tình Ca Việt tối qua.

 

Đắm chìm trong không gian âm nhạc của thập niên 70

 

Đắm chìm trong không gian âm nhạc của thập niên 70

 

Thập niên 70 cũng chứng kiến sự xuất hiện và tỏa sáng của những nhạc sĩ nổi bật trong dòng nhạc tình như Ngô Thụy Miên, Trường Sa... Nói về nhạc sĩ Trường Sa, ông là một nhạc sĩ tuy không có quá nhiều ca khúc nhưng ca khúc nào của ông cũng hay cả. Đặc biệt, ông được nhiều khán giả yêu mến với loạt bài hát viết cho tiếng hát Lệ Thu như: Mùa thu trong mưa, Xin còn gọi tên nhau, Rồi mai tôi đưa em. Trong đó, ca khúc Xin còn gọi tên nhau là ca khúc mà bất kỳ ca sĩ theo đuổi dòng nhạc xưa nào cũng mong muốn có một lần thu âm ca khúc này. Trong chương trình Tình Ca Việt, ca khúc đã được nữ ca sĩ Kim Anh thể hiện đầy da diết, mê hoặc.

 

Đắm chìm trong không gian âm nhạc của thập niên 70

 

Đắm chìm trong không gian âm nhạc của thập niên 70

    

Lần đầu tiên góp mặt trong chương trình Tình Ca Việt, nam ca sĩ Quang Dũng đã thể hiện rất nồng nàn ca khúc Hôn nhau lần cuối của nhạc sĩ Văn Phụng - một trong những nhạc sĩ hòa âm hay nhất của miền Nam trước 1975. Tuy được xem là một trong số các nhạc sĩ theo trường phái nhạc cổ điển Tây Phương, nhưng nhạc sĩ Văn Phụng cũng có khá nhiều bản nhạc giá trị với âm hưởng dân ca như: Trăng sáng vườn chè (phổ thơ Nguyễn Bính), Các anh đi (thơ Hoàng Trung Thông), Đêm buồn (phổ ca dao), Nhớ bến Đà Giang... Ngoài ca khúc Trăng sáng vườn chè, nhạc sĩ Văn Phụng còn có 1 ca khúc khác cũng được phổ từ thơ của Nguyễn Bính đó là Hôn nhau lần cuối. Điều thú vị là ca khúc Hôn nhau lần cuối không mang âm hưởng dân ca như ca khúc Trăng sáng vườn chè mà lại được nhạc sĩ phối thành ca khúc nhạc tình với những ca từ rất nồng nàn, da diết.

 

Đắm chìm trong không gian âm nhạc của thập niên 70

 

Đắm chìm trong không gian âm nhạc của thập niên 70

 

Nhạc sĩ Nhật Ngân là một nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam. Ông bắt đầu sáng tác từ  đầu những năm 60, với nhiều bài hát nổi tiếng được khán giả yêu thích như: Tôi đưa em sang sông, Qua cơn mê, Ngày đá đơm bông… Trong chương trình tối qua, Tình Ca Việt đã dành thời lượng để giới thiệu đến khán giả hai ca khúc còn lại rất nổi tiếng của Nhật Ngân là Qua cơn mê và Ngày đá đơm bông.

 

Ca khúc Ngày đá đơm bông ra đời đầu thập niên 70, thể hiện mơ ước một cuộc sống hòa bình. Sau những ngày khói lửa chiến tranh, sẽ tới ngày đoàn viên, mưa sẽ về, đá sẽ đơm bông, điều tưởng không thể sẽ thành có thể. Ca khúc được thể hiện bởi nữ ca sĩ Hương Lan.

 

Đắm chìm trong không gian âm nhạc của thập niên 70

 

Đắm chìm trong không gian âm nhạc của thập niên 70

 

Cùng mạch cảm xúc đó, Nhật Ngân và nhạc sĩ Trần Trịnh đồng sáng tác bài hát Qua cơn mê, dưới bút danh Trịnh Lâm Ngân, nói về khao khát đoàn viên sau những ngày dài cách biệt. Ca khúc được thể hiện bởi nữ ca sĩ Tuyết Loan – người được mệnh danh là Nữ hoàng nhạc Jazz Việt Nam.Với sự thể hiện mang phong cách nhạc jazz, có lẽ đây cũng chính là phiên bản đặc biệt nhất của ca khúc Qua cơn mê từ trước tới nay.

 

Đắm chìm trong không gian âm nhạc của thập niên 70

 

Đắm chìm trong không gian âm nhạc của thập niên 70

 

Chương trình Tình Ca Việt khép lại đêm nhạc về tình ca thập niên 70 với ca khúc Chuyện tình không suy tư với tiếng hát của nam ca sĩ Hồ Quang Hiếu. Đây là ca khúc nhận được nhiều yêu cầu của khán giả trong tuần qua.

 

Chương trình Tình Ca Việt do Công ty Truyền thông Khang và Đài Truyền hình Vĩnh Long phối hợp thực hiện. Chương trình sẽ tiếp tục đến với khán giả vào lúc 21h thứ Hai tuần sau (23/11/2015) với đêm nhạc đặc biệt về tình ca thập niên 80.

 

Photo: Kim Long

 

Đắm chìm trong không gian âm nhạc của thập niên 70

 

 

Nội dung bài viết trên cafestyle thuộc sở hữu của HansaeYes24 Vina Co.,Lt

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan