Cuộc đời của Pi

22:11 29/08/2021

Hành trình phiêu lưu 227 ngày của cậu bé 16 tuổi lênh đênh trên Thái Bình Dương được kể lại một cách hấp dẫn với nhiều tình tiết ly kỳ đầy thu hút.

Share social

Hành trình phiêu lưu 227 ngày của cậu bé 16 tuổi lênh đênh trên Thái Bình Dương được kể lại một cách hấp dẫn với nhiều tình tiết ly kỳ đầy thu hút.


Pi, cậu bé 16 tuổi con một giám đốc sở thú, theo đến 3 tôn giáo. Lúc Pi lớn thành thiếu niên, Ấn Độ rơi vào thời kỳ chính trị hỗn loạn, nên gia đình Pi rất lo lắng. Bố của Pi quyết định đem các con thú sang Canada bán, và dùng số tiền này để giúp gia đình xây dựng một cuộc sống mới tại một đất nước mới. Thế là cả nhà Pi, gồm bố, mẹ, và anh trai cùng các loại cọp, beo, sưu tử… lên con tàu chở hàng của Nhật và rời Ấn.


Trong chuyến hải trình, con tàu gặp bão, Pi chạy được lên thuyền cứu hộ và thoát chết, nhưng con tàu bị đắm, kéo theo cái chết của toàn bộ hành khách, trong đó có gia đình Pi. Chưa kịp hoàn hồn vì mất bố, mẹ, và anh hai, Pi phát hiện ra rằng con cọp tên Richard Parkers của sở thú (mà bố Pi đem lên con tàu để chở sang Canada bán) cũng vô tình trốn được lên chiếc thuyền nhỏ. Pi lạc lõng giữa biển khơi vô tận với một con thú ăn thịt.

 

Cuộc đời của Pi


Có lẽ một phần triết lý trong quyển sách nghiêng về phía các tôn giáo. Vì sao một người cùng lúc không thể theo nhiều tôn giáo khác nhau? Trong khi bản chất của các tôn giáo đều hướng con người đến những chân thiện mỹ của cuộc sống. Vậy mà, các tôn giáo khác nhau không hiểu được nhau, cứ thế xâu xé nhau, thậm chí một bộ phận người còn cho rằng đạo mình là nhất để rồi đâm chém con chiên của đạo khác. Thông qua hình ảnh Pi và và chú hổ Richard Parker, có lẽ tác giả Yan Martel muốn truyền đi một thông điệp đẹp gì chăng? Một con thú dữ và một con người lại có thể tồn tại bên nhau, duy trì sự sống cho nhau và khuất phục nhau. Pi cho Richard Parker đồ ăn, thức uống để sống. Richard Parker cho Pi lý do để không buông mình tuyệt vọng.


Cuộc Đời Của Pi, hay đúng hơn, là câu chuyện Pi Patel tự thuật về cuộc đời mình và Yan Martel là người ghi lại cảm xúc, hành động, khát vọng sống,... Trong câu chuyện ấy không có phép lạ, không có điều kỳ diệu, Pi chỉ có đức tin và lời cầu nguyện để giữ lại cái phần người cho chính mình.


Khi trang sách khép lại, những gì còn lại cho người đọc hẳn không nhiều, bởi, câu chuyện về sinh tồn trong tuyệt vọng vốn không còn xa lạ trong phim ảnh, sách báo nữa. Yan Martel đã hoàn thành trọng trách của một người kể chuyện, còn Pi - đã trưởng thành và sống hạnh phúc cùng gia đình nhỏ của mình - không còn là huyền thoại xa vời mà chỉ như một dấu ấn mờ mịt trong muôn ngàn sinh mạng đang tồn tại trên thế giới này. Đến cuối cùng, đâu là thực, đâu là ảo giác? - Chắc chẳng quan trọng nữa rồi. Pi vẫn sống cùng niềm tin đa tôn giáo, cùng triết lý kỳ lạ về con người và sự sống, cùng gia đình nhỏ bên người vợ xinh đẹp và hai đứa con - Một cái kết có hậu cho người đã mất đi tất cả trong cuộc phiêu lưu đáng sợ nhất đời mình.

 

Cuộc đời của Pi

 

Câu chuyện này đã được đạo diễn nổi tiếng Lý An dựng thành phim và đạt được nhiều đề cử tại Oscar. Riêng quyển sách Cuộc đời của Pi đã mang về giải thưởng Man Booker (Canada) cho tác giả.

 

Cuộc đời của Pi

 

 



 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan