Chuyến đi thăm những giá trị thuần Việt ở mạn Bắc Hà Nội

22:11 29/08/2021

Chuyến đi thăm những giá trị thuần Việt ở mạn Bắc Hà nội tuần trước vẫn đọng nhiều dư âm đến tuần này. Làng cổ Đường Lâm còn lại những dấu ấn đậm đà của văn hóa và kiểu cách nông thôn Bắc Bộ- một chút dư hương còn sót lại,...

Tuần trước vẫn đọng nhiều dư âm đến tuần này. Làng cổ Đường Lâm còn lại những dấu ấn đậm đà của văn hóa và kiểu cách nông thôn Bắc Bộ- một chút dư hương còn sót lại, mong manh dễ vỡ trong mối đe doa của những thứ thực dụng, đua đòi người một cách ấu trĩ từ tứ phía bủa vây. Xa lên một tí là vườn quốc gia Ba vì, núi Tản Viên, Sơn Tinh đã chiến thắng Thủy Tinh nơi đây, núi vẫn vòi vọi cao như nhắc nhở là lịch sử sẽ không bao giờ có thể bị bóp méo, về gần sông Hồng là Sóc Sơn- nơi Phù Đổng Thiên Vương về trời khi xong việc nước, tuy không biết thực hư của chuyện xưa tích cũ thế nào nhưng trong lòng vẫn thấy dạt dào niềm vinh hạnh khi đối diện các thánh địa này. Cạnh chân núi Sóc là Việt Phủ của Thành Chương, nơi lưu giữ văn hóa, tâm linh, hồn phách người Việt xưa. Bảo tàng với phong cách sắp đặt thật hồn nhiên đã trình bày rất thật và thâm thúy các giá trị của cha ông, nơi đây cái nơm úp cá được giắt ở chái nhà, cối ngồi chày đứng cạnh nhau ngòai hiên bếp, trang thờ Thiên thì đóng ở rường ngòai. Tượng Thánh Trần ngồi trên bàn thờ có hương khói mênh mang. Tất cả các hiện vật đều được nằm ở nơi nó phải nằm, được hít thở gió lành từ ngòai rừng, ngòai ruộng, được tắm nắng chiều tà hay dãi dầu sương sớm. Không cái nào phải nằm hòm kính với đèn chiếu trọng tâm hay thui thủi dựa cột trong không gian tráng lệ nhưng ngụy tạo của các viện bảo tàng ngớ ngẩn. Ở đây có thật nhiều thứ, người phàm phu sẽ nghĩ là ông họa sĩ sao tham lam cả thượng vàng lẫn hạ cám, nhưng riêng tôi, sau khi loanh quanh dạo hết một vòng bỗng ngộ ra được rằng TẤT CẢ MỌI THỨ TRÊN ĐỜI NẾU ĐẶT THẬT ĐÚNG CHỖ CỦA CHÚNG THÌ ĐỀU LÀ VÀNG MƯỜI CHO CUỘC SỐNG.

 

Tại Việt Phủ, Họa sĩ Thành Chương có một không gian tưởng niệm riêng cho cha mình là nhà văn Kim Lân (tác giả của "Vợ Nhặt", "Làng"...), một không gian trắng tinh khiết, nổi bật trên tường là mớ chữ nghĩa mà nhà văn để lại cho đời: Làng, Vợ nhặt, chị Nhâm, chàng hiệp sĩ gỗ...Trong gian nhà trắng tóat ấy không có một hiện vật nào của người cha để lại ngọai trừ một bát nhang của tổ tiên từ bao đời. Nghe nói rằng, khi nhà văn mất, gia đình đông anh em của Họa sĩ không thống nhất được việc quản lý những gì người cha để lại nên người chị đã gom hết tất cả các hiện vật của cha để làm nhà lưu niệm riêng, chỉ để lại cho Thành Chương (con trai cả) bát nhang của tổ tiên thôi. Thế nhưng chỉ với bát nhang ấy ông đã làm nên một không gian tưởng niệm giá trị, với đầy đủ phần cốt lõi nhất của cha mình: Những con chữ đầy tình người.

 

Một chuyến đi đáng nhớ, nhớ cội nguồn của đất nước và cội nguồn của một con người.

 

Sóc Sơn 19.10.2014

 

Làng cổ Đường Lâm

 

 

VIỆT PHỦ THÀNH CHƯƠNG: một bảo tàng tạo hình, kiến trúc, hội họa thuần Việt phong phú đến kinh ngạc. Nơi mà góc máy nào bấm cũng đẹp, đằm thắm đến nao lòng những tâm hồn hòai cổ.

 

 

 

 

 

Đồ ăn ở làng cổ Đường Lâm

 

 

 

 

 

 

Núi Tản Viên cao vời phía xa mờ

 

 

Không gian tưởng niệm nhà văn Kim Lân

 

 

Tranh Thành Chương  

 

 

Trâu và hai mẹ con

 

 

 

Bài được viết bởi thành viên Hà Quế Thanh

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích