Chuyện cổ tích viết lại: món quà cho những kí ức ấu thơ

22:11 29/08/2021

Khi bước vào tuổi trưởng thành, những câu chuyện cổ tích ngập tràn màu sắc thần tiên tưởng như đã phải lùi lại trong kí ức mỗi người. Nhưng rồi có một ngày, những trang cổ tích đầy mơ mộng bước lên trên màn ảnh hiện đại, những chàng hoàng tử công chúa hiện ra bằng xương bằng thịt dưới bàn tay của riêng họ...

Share social

Chuyện cổ tích viết lại:

 

Món quà cho những kí ức ấu thơ

 

 

Khi bước vào tuổi trưởng thành, những câu chuyện cổ tích ngập tràn màu sắc thần tiên tưởng như đã phải lùi lại trong kí ức mỗi người. Nhưng rồi có một ngày, những trang cổ tích đầy mơ mộng bước lên trên màn ảnh hiện đại, những chàng hoàng tử công chúa hiện ra bằng xương bằng thịt dưới bàn tay của những “phù thủy điện ảnh”, và rồi bằng rồi, bằng những ngôn ngữ rất riêng của mình, họ kể lại những chuyện theo cách của riêng họ…  

 

Chuyện cổ tích viết lại: món quà cho những kí ức ấu thơ
 

Hợp lí  hóa cốt truyện cổ

 

Không bằng lòng với những phép màu nhiệm từ các bà tiên trong truyện Cô bé Lọ Lem, những nhà làm phim tài ba của Fox đã đối thoại lại với cổ tích bằng cách đặt nó dưới cái nhìn thực tế với bối cảnh lịch sử, xã hội vào khoảng thế kỉ XVI ở nước Pháp. Vậy là Ever after a cinderella story ra đời với một chân dung tinh thần rất thật, rất rõ nét về cô bé Lọ Lem qua lời kể của một quý bà được giới thiệu là chắc nội của cô với anh em nhà Grimms.

 

Cô bé Lọ Lem Danielle de Barbarac (Drew Barrymore) vẫn là một cô gái bất hạnh sống với bà dì ghẻ. Danielle siêng năng, chăm chỉ nhưng không hề yếu đuối mà rất đỗi mạnh mẽ, cả về thể chất lẫn tinh thần. Cô làm nhiều việc nặng, trèo cây giỏi, đấu kiếm rất cừ và cũng nhờ tài đấu kiếm mà cứu được cả hoàng tử khỏi tay bọn cướp và vác chàng trên đôi vai bé nhỏ của mình. Cuộc sống của Danielle cũng không hoàn toàn là cam chịu nhẫn nhục. Khi các kỉ vật của cha mẹ để lại bị dì ghẻ và chị gái tước đoạt, cô đã mạnh mẽ phản kháng. Và cũng chính cô đã tự hành động, đi tìm tự do, hạnh phúc cho cuộc sống của mình.

 

Nhân vật cô bé Lọ Lem của Drew còn dễ dàng gõ cửa mọi trái tim người xem khi cô còn là một cô gái thông minh, ham đọc sách, đầy bản lĩnh và tràn đầy lòng nhân hậu khi cô hết lòng bảo vệ những người hầu bị dì ghẻ hành hạ.

 

Chuyện cổ tích viết lại: món quà cho những kí ức ấu thơ

 

Nàng hầu Danielle xinh xắn nhưng thời cũng rất thông minh, bản lĩnh.

 

Ever after a Cinderella story còn hấp dẫn người xem với các tuyến nhân vật phụ để làm chân thực hóa câu chuyện thần tiên nổi tiếng khắp thế giới. Đó là một hoàng tử điển trai, lịch lãm và dũng cảm nhưng cũng có những giây phút bốc đồng, vụn về. Đó là cô chị kế thứ hai của Danielle, một người luôn bị mẹ ruột mình xem thường nhưng vẫn yêu chuộng công bằng, chỉ chờ có dịp là bùng phát. Đó là họa sĩ nổi tiếng Leonard Da Vinci và chàng họa sĩ tập sự - bạn của Danielle, bằng tấm lòng nhân ái của mình, họ đã thực sự trở thành những ông tiên của cô bé Lọ Lem Danielle.

 

Chuyện cổ tích viết lại: món quà cho những kí ức ấu thơ

 

Danielle lộng lẫy trong đêm lễ hội

 

Chuyện cổ tích viết lại: món quà cho những kí ức ấu thơ

 

Danielle và hoàng tử

 

Chuyện cổ tích viết lại: món quà cho những kí ức ấu thơ


 
Họa sĩ Leonard Da Vinci tặng Danielle chân dung của nàng.

 

Thỏa sức cùng trí tưởng tượng

 

Khác với Fox, các nhà làm phim của Walt Disney yêu thích các yếu tố thần tiên. Vậy là cùng với trí tưởng tượng bay bổng của mình, họ dựng lại những câu chuyện cổ tuyệt vời với cốt truyện mở rộng, tràn ngập các yếu tố thần tiên bất ngờ.

 

Phim điện ảnh Snow White: The Fairest of Them All năm 2001 với Kristin Kreuk vào vai Bạch Tuyết được đánh giá là khá sáng tạo. Sau khi mẹ qua đời, cha Bạch Tuyết vì muốn tìm bảo mẫu chăm sóc cho con gái đã quyết định rời khỏi gia viên. Trên đường đi ông gặp phải bão tuyết và vô tình giải lời nguyền giúp cho thiên thần. Để báo đáp ân tình, thiên thần tặng cho ông 3 điều ước và đề nghị ông kết hôn với em gái của mình. Từ thời điểm này, ông trở thành quốc vương nhưng con gái Bạch Tuyết ngày ngày lấn sâu vào âm mưu độc ác của mẹ ghẻ…

 

         Chuyện cổ tích viết lại: món quà cho những kí ức ấu thơ

 

Cùng năm 2010,Walt Disney cho ra đời hai siêu phẩm điện ảnh đầy sáng tạo làm nức lòng không ít người xem: Alice in Wonderland và Tangled

 

Alice in Wonderland là một phim 3D đẹp mắt mà với câu thần chú “Vừng ơi mở ra của mình”, các nhà làm phim đã trải ra trước mắt người xem một thế giới mơ hoa đầy kỳ thú mà cũng ghê rợn ở Wonderland. Walt Disney đã khéo léo xây dựng tình tiết về một giấc mơ cứ ám ảnh Alice. Mãi cho đến năm 20 tuổi, Alice vô tình rơi vào một bữa tiệc cưới ngoài mong muốn cho mình. Alice trốn chạy khỏi bữa tiệc, rơi vào hố thỏ và từ đó mọi chuyện bắt đầu. Trong quá trình khám phá, cô bé Alice trở thành một nữ chiến binh chống lại nữ hoàng Đỏ, bảo vệ các sinh vật hiền lành và mở ra một thời kì hòa bình mới cho Wonderland.

 

Chuyện cổ tích viết lại: món quà cho những kí ức ấu thơ

 

Alice và những người bạn ở Wonderland

 

Nếu cốt truyện cổ về nàng Rapunzel chỉ đơn thuần khép lại ở hình ảnh mái tóc dài hàng km của nàng được xõa xuống cho người yêu leo lên ngọn tháp thì mái tóc của Rapunzel trong phim còn chứa cả phép màu. Mái tóc giúp chữa lành mọi vết thương, giúp cải lão hoàn đồng và hài hước hơn, nó giúp cô làm mọi việc trong cuộc sống hàng ngày.

 

Tangled đã đánh dấu khả năng sáng tạo không ngờ của Disney với mối tình giữa nàng công chúa Rapunzel và anh chàng làm nghề trộm cắp Flynn Rider. Họ thỏa thuận cùng đi với nhau một hành trình để Rapunzel khám phá được bí mật về những chùm ánh sáng còn Flynn lấy lại được chiếc vương miện. Và khi cuộc hành trình kết thúc, mỗi người họ không chỉ tìm được tình yêu mà còn được trở lại sống như chính bản thân mình: Rapunzel trở về thân phận công chúa còn Flynn lại được sống lương thiện như ước mơ trở thành Robin Hoods ngày bé.

 

Chuyện cổ tích viết lại: món quà cho những kí ức ấu thơ

 

 

Chuyện cổ tích viết lại: món quà cho những kí ức ấu thơ

 

Tìm những nàng công chúa giữa đời thường

 

Đó là những bộ phim hiện đại được khéo léo lồng ghép cốt truyện cổ tích. Cũng nhờ đó mà không ít tên tuổi các cô “công chúa” của Hollywood được sáng danh như Selena Gomez, Hilary Duff, Sara Paxton,…

 

Trong A Cinderella Story, Samatha (Hilary Duff) là một nữ sinh trung học sống tại San Fernando cùng bà mẹ ghẻ ích kỷ và hai cô chị xấu tính. Samatha phải học tập và làm việc vất vã tại quán ăn của gia đình nhưng cô luôn sống vui vẻ và ôm ấp ước mơ vào được đại học Princeton. Cô dành phần lớn thời gian rảnh rỗi lang thang trên Internet và tìm được một bạch mã hoàng tử trên mạng có cùng ước mơ với mình.

 

Chuyện cổ tích viết lại: món quà cho những kí ức ấu thơ

 

Samatha tại quán ăn

 

Chuyện cổ tích viết lại: món quà cho những kí ức ấu thơ



Samatha và Austin Ames – anh chàng chủ tịch hội sinh viên

 

Hay như cái cách mà nàng tiên cá trở lại với khán giả trong bộ phim Aquamarine đã đem đến cho khán giả tuổi teen một kết thúc viên mãn và ấm áp tình bạn, tình yêu cho cô nàng mĩ nhân ngư. Nội dung phim kể về Nàng tiên cá (Sara Paxton) đem lòng yêu chàng cứu hộ đội lặn điển trai tốt bụng. Cô nhận được thử thách: Nếu trong vòng 3 ngày không tìm thấy tình yêu đích thực trên trần gian sẽ bị ép buộc lấy người không yêu. Trong thời gian ở đất liền, Aquamarine có  được  khoảng thời gian tuyệt vời cùng hai người bạn Hailey (JoJo) và Claire (Emma Roberts).

 

Chuyện cổ tích viết lại: món quà cho những kí ức ấu thơ

 

 

Chuyện cổ tích viết lại: món quà cho những kí ức ấu thơ

 

Xem ra đã có rất nhiều nhà làm phim có cùng ý tưởng viết lại cổ tích và gặt hái không ít thành công. Nhưng dù làm phim theo cách này hay cách khác, ta tự hỏi liệu điều họ muốn tạo nên có phải đơn thuần chỉ là một bộ phim?
Chắc hẳn đó còn là mong muốn níu giữ một niềm tin.

 

Đó là niềm tin về những công chúa, hoàng tử - những con người kiểu mẫu tuyệt vời đã trở thành những thần tượng của những cô, cậu bé chúng ta ngày trước, một niềm tin rằng họ đã thực sự sống trong lịch sử.

 

Đó là niềm tin về phép nhiệm màu. Bất kể nó được tạo ra từ một bà tiên hay một họa sĩ thông thái, một cô quản lý ở nhà hàng, phép thần tiên, hay khác đi là sự giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái luôn sẵn có trong thuở xa xưa hay giữa phố thị hiện đại bây giờ để trao cho những ai thật sự xứng đáng. Đó là tấm lòng, là món quà mà những nhà làm phim đã giúp những người lớn chúng ta được sống lại và tri ân với những câu chuyện cổ tích – những câu truyện sẽ còn nguyên vẹn trong trí nhớ chúng ta đến cuối cuộc đời.

 

Chuyện cổ tích viết lại: món quà cho những kí ức ấu thơ

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan