Chùa Phước Hải (Chùa Bún Riêu)

22:11 29/08/2021

Không quá nổi tiếng và rộng lớn như các ngôi chùa khác, nhưng chùa Phước Hải vẫn được nhiều du khách từ bản địa đến khách thập phương tìm đến viếng và tham quan. Trước đây chùa có tên là chùa Phước Hải nhưng đến năm 1999 được các Phật tử đóng góp...

Share social

Không quá nổi tiếng và rộng lớn như các ngôi chùa khác, nhưng chùa Phước Hải vẫn được nhiều du khách từ bản địa đến khách thập phương tìm đến viếng và tham quan.

 

Trước đây chùa có tên là chùa Phước Hải nhưng đến năm 1999 được các Phật tử đóng góp và xây dựng mới nên đổi tên thành Tu viện Phước Hải. Do tên chùa đã có từ lâu đời nên người ta vẫn quen gọi tên cũ của nó là chùa Phước Hải.

 

Vị trí tọa lạc của chùa rất độc đáo, chùa nằm trong khu công nghiệp Gò Dầu thuộc xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Nhưng không vì thế mà kém phần nổi tiếng, nếu ai đã từng nghe qua cụm từ: “ Chùa Bún Riêu” đó chính là tên gọi khác của chùa. Đây có thể là lý do khiến  ngôi chùa này trở nên lôi cuốn và nổi tiếng hơn.

 

Cách cổng khu công nghiệp Gò Dầu 500m, đi thẳng vào nhìn bên trái là thấy ngôi chùa này. Nhân dịp rằm tháng bảy cũng là lễ Vu Lan báo hiếu tôi cùng các bạn đã tìm đến đây, trước tiên là lễ Phật sau đó là để thưởng thức món bún riêu chay nổi tiếng từ lâu tại chùa.

 

Chùa Phước Hải (Chùa Bún Riêu)

 

Tu viện Phước Hải

 

Khi đến đây mới thấy mặc dù chùa nằm sâu bên trong khu công nghiệp nhưng vẫn có rất nhiều đoàn xe khách tìm đến. Có thể trong chuyến hành trình từ các địa điểm du lịch khác như Vũng Tàu, Long Hải hoặc Bình Châu trở về họ ghé vào đây để dâng hương lễ Phật và để nghỉ ngơi.

 

Chùa Phước Hải (Chùa Bún Riêu)

 

Bãi xe trước khuôn viên của chùa

 

Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông với kiến trúc vô cùng sắc sảo và độc đáo, đến đây du khách tha hồ chiêm ngưỡng và có thể vừa lễ Phật, vừa thưởng thức các món ăn và đồng thời chụp hình lưu niệm.

 

Hãy cùng ngắm nhìn một số hình ảnh Đức Phật trong khuôn viên chùa:

 

Chùa Phước Hải (Chùa Bún Riêu)

 

Tượng Phật Bà Quan Âm trước chùa

 

Chùa Phước Hải (Chùa Bún Riêu)

 

Chùa Phước Hải (Chùa Bún Riêu)

 

Chùa Phước Hải (Chùa Bún Riêu)

 

Chùa Phước Hải (Chùa Bún Riêu)

 

Vườn Lâm Tì Ni

 

Kiến trúc của chùa:

 

Chùa Phước Hải (Chùa Bún Riêu)

 

Chùa Phước Hải (Chùa Bún Riêu)

 

Chùa Phước Hải (Chùa Bún Riêu)

 

Tại chánh điện của chùa được bài trí trang nghiêm. Giữa là tượng đức Phật Thích Ca, hai bên thờ tượng Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng, cạnh hai bên còn được trang trí bằng hoa đăng được xếp thành hình tháp, phía trên được chạm khắc hai con Rồng vàng nhả ngọc uốn lượn rất đẹp.

 

Bước vào chánh điện mà nghe trong lòng cảm thấy bình an và thanh thản, thấp nén hương cầu cho cha mẹ khỏe mạnh nhân ngày lễ Vu Lan báo hiếu thật là ý nghĩa.

 

Chùa Phước Hải (Chùa Bún Riêu)

 

Chánh điện

 

Sau khi lễ phật, không quên cơ hội được thưởng thức món ăn mà có thể nói là đặc sản nổi tiếng của chùa. Bún riêu chay là món ăn nổi tiếng xa gần, vừa hấp dẫn vừa ngon. Chùa nổi tiếng với món ăn này cho nên hàng ngày ngoài tiếp đón khách thập phương và Phật tử đến tham quan lễ Phật, cúng dường …Thì chùa còn nấu món bún riêu chay và các món chay khác để tiếp đãi khách, các món ăn hầu hết đều rất ngon và miễn phí. Tuy nhiên không vì miễn phí mà có thể ăn uống tùy tiện được mà hãy nhớ rằng chỉ lấy thức ăn vừa đủ để tránh lãng phí.

 

Vì số lượng khách rất đông nên nhà chùa phải bố trí thêm các bạn tình nguyện làm công quả mới có thể phục vụ kịp thời. Vào những ngày nghỉ các bạn trẻ này thường đến chùa để một phần nào hỗ trợ về nhân lực và làm công quả cho chùa.

 

Chùa Phước Hải (Chùa Bún Riêu)

 

Chùa Phước Hải (Chùa Bún Riêu)

 

Du khách đang chờ thưởng thức bún riêu chay

 

Món bún riêu chay được ăn kèm với rau sống gồm: Giá, bắp cải và rau má. Nghe thì thấy bình dân nhưng rau rất tươi và ăn kèm thì rất ngon. Còn thành phần trong món ăn này cũng đơn giản gồm: Đậu hủ, Thơm, Cà chua, Củ cải trắng, Mì căn và bột được chiên giòn làm thành sợi…. Không quá cầu kỳ nhưng đủ làm món ăn rất ngon và đậm đà hương vị chay.

 

Chùa Phước Hải (Chùa Bún Riêu)

 

Tại khu nhà ăn này có bán một số quà lưu niệm, hãy mua để vừa ủng hộ chùa vừa làm món quà ý nghĩa tặng người thân hoặc bạn bè. Các món quà lưu niệm ở đây không phong phú nhưng rất ý nghĩa về mặt tinh thần. Đó là các câu đối hoặc thơ được ghi trên đá rất hay, Sách kinh Phật, pho tượng Phật hoặc đồ trang sức có hình Phật hay chuỗi Phật…..Tất cả đều đẹp và ý nghĩa.

 

Chùa Phước Hải (Chùa Bún Riêu)

 

Đá với nhiều câu thơ, câu đối

 

Chùa Phước Hải (Chùa Bún Riêu)

 

Các pho tượng Phật

 

Trở về với phiến đá khắc câu “ Cha là núi, Mẹ là sông. Các con hiếu thảo nhớ công sinh thành” mà lòng cảm thấy rất vui vì đã chọn được món quà đầy ý nghĩa.

 

Các bạn có dịp đi ngược, về xuôi ngang qua đây hãy nhớ dừng chân tại chùa vừa lễ Phật, vừa nghỉ ngơi sau chuyến hành trình mệt mỏi, và thưởng thức món bún riêu nổi tiếng ở chùa này nhé.

 

 

Bài viết được viết bởi Thành viên: Quỳnh Giao

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan