Chiến binh cầu vồng

22:11 29/08/2021

Nghị lực về sự vượt khó vươn đến giấc mơ chinh phục tri thức của những đứa trẻ nghèo gợi lên bao sự cảm phục cho người đọc.

Nghị lực về sự vượt khó vươn đến giấc mơ chinh phục tri thức của những đứa trẻ nghèo gợi lên bao sự cảm phục cho người đọc.


Câu chuyện về một trường học nghèo - tên Muhammadiyah tại hòn đảo Belitong của đất nước Indonesia. Ngày nhập học đầu tiên ở Belitong có sự khác biệt đến hụt hẫng. Họ có một tầng lớp nhân viên của NP - một công ty chuyên khai thác thiếc của nhà nước, bọn trẻ giàu có ấy, sống ở điền trang, chúng đi học bằng xe hơi,được học trong môi trường đầy tiện nghi. Trái ngược với bức tranh thêu hồng đó, họ - những người sống trong các khu ổ chuột, làm đủ các ngành nghề khác nhau,ngư dân đánh cá,thợ nạo dừa, nông dân… Và để trả giá cho sự lao động không ngừng nghỉ ấy là 12 đô la mỗi tháng, trung bình cho mỗi gia đình đông con. Áp lực tài chính đè nén, đối với những đứa trẻ ở đó, ước mơ được đi học là một ước mơ cháy bỏng trong chúng, nhưng nó không dám căng phồng lên bởi chúng biết, nào có dễ để được học hành tử tế.


Nhưng điều làm tôi vui, đó là ít ra những người bạn nhỏ này cũng có một ngày khai trường… tuy là với tâm trạng lo âu. Bởi lẽ, lão than tra giáo dục đã đe dọa nếu cái ngôi trường Muhammadiyah bé nhỏ, tồi tàn không có nổi lấy 10 học sinh thì sẽ lập tức bị đóng cửa, phá nát để khai thác thiếc. Harun đã đến, cậu bé con con mắc bệnh Down đã cứu vớt ước mơ của tất cả, và rồi trong sự vui mừng của bọn trẻ, ngập ngừng của cha mẹ, bọn trẻ đã được đến trường.


Nhờ sự xuất hiện của Harun, trường Muhammadiyah may mắn thoát khỏi nguy cơ đóng cửa. Nhưng ước mơ dạy và học trong ngôi trường Hồi giáo ấy liệu sẽ đi về đâu, khi ngôi trường xập xệ dường như sẵn sàng sụp xuống bất cứ lúc nào, khi lời đe dọa đóng cửa từ viên thanh tra giáo dục luôn lơ lửng trên đầu, khi những cỗ máy xúc hung dữ đang chực chờ xới tung ngôi trường để dò mạch thiếc…? Và liệu niềm đam mê học tập của những Chiến binh Cầu vồng đó có đủ sức chinh phục quãng đường ngày ngày đạp xe bốn mươi cây số, rồi đầm cá sấu lúc nhúc bọn ăn thịt người, chưa kể sự mê hoặc từ những chuyến phiêu lưu chết người theo tiếng gọi của ngài pháp sư bí ẩn trên đảo Hải Tặc, cùng sức cám dỗ khôn cưỡng từ những đồng tiền còm kiếm được nhờ công việc cu li toàn thời gian ...?


Người đọc sẽ vô cùng cảm phục trước tấm lòng của những thầy cô trong truyện, những người sống có tâm với nghề nghiệp của mình. Đó là, thầy hiệu trưởng Harfan với bộ râu dày rậm, ăn mặc tồi tàn, trông như một con gấu xám Bắc Mỹ, nhưng khi ở trên bục giảng thầy "toát lên một nét gì đó dịu dàng và đẹp đẽ", thầy "biết nhìn vào mắt học sinh bằng đôi mắt điềm đạm như thể đó là những đứa trẻ quý giá nhất". Đó là một người thầy đúng nghĩa theo tiếng Hindi: một người không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là người bạn và người dìu dắt tinh thần cho học sinh.

 

Cô Mus đã từ chối vị trí làm việc béo bở trong Công ty PN và lời cầu hôn của một người giàu có để gắn bó với trường Muhammadiyah, và đối với cô, mất đi một học sinh khác nào mất đi một nửa linh hồn.


 

Chiến binh Cầu vồng có cả tình yêu trong sáng tuổi học trò lẫn những trò đùa tinh quái, cả nước mắt lẫn tiếng cười – một bức tranh chân thực về hố sâu ngăn cách giàu nghèo, một tác phẩm văn học cảm động truyền tải sâu sắc nhất ý nghĩa đích thực của việc làm thầy, việc làm trò và việc học.


Giong văn tỉ tê, khắc khoải kể nên nhũng câu chuyện mộc mạc về những đứa trẻ nghèo và hai người giáo viên tận tụy không thể hay như thế nếu được viết bằng con mắt của một người ngoài cuộc. Dựa trên chính tuổi thơ của tác giả - cậu bé Ikal trong truyện - Andrea Hirata đã tạo ra một tác phẩm độc đáo và đầy cuốn hút bằng chính những chi tiết bình thường nhất mà cao quý nhất của cuộc sống.


 

 

Đi học – điều tưởng chừng như đơn giản đối với người này, lại là cả một hành trình tranh đấu và quyết tâm của những người khác. Điều kì diệu nhất ở đây, có thể không phải là cách để những học sinh nghèo chiến thắng học sinh giàu qua kì thi học sinh giỏi, cũng có thể chẳng phải là làm thế nào để 10 đứa học trò tìm ra được sở trường môn học và quyết tâm phấn đấu vì điều đó. Mà kì diệu ở chỗ những con người nghèo khổ ấy dám hết mình vì sự nghiệp học tập, dám đấu tranh trước những thế lực coi trọng đồng tiền hơn người dân cùng nước. Song, một thực tế cũng hiện hữu khiến người đọc lặng đi, vì sao nỗ lực được đi học, được thoát nghèo, được trở thành 1 nhà toán học của Lintang lại vẫn không thoát khỏi định mệnh của cái nghèo?Tôi tin rằng, khi đọc xong quyển sách này, bạn sẽ thấy mình may mắn biết nhường nào!

 

 

 

 



 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích