Chân dung người tám chuyện

22:11 29/08/2021

“Tám chuyện” đề tài muôn thủa của dân công sở. Là nguồn cảm hứng, là suối nguồn bất tận không bao giờ cạn. Vì sao mà người ta có thể nghĩ ra hàng tỷ tỷ câu chuyện để có thể ngồi tám với nhau hàng giờ liền được nhỉ? Tôi luôn tự hỏi như thế.

“Tám chuyện” đề tài muôn thủa của dân công sở. Là nguồn cảm hứng, là suối nguồn bất tận không bao giờ cạn. Vì sao mà người ta có thể nghĩ ra hàng tỷ tỷ câu chuyện để có thể ngồi tám với nhau hàng giờ liền được nhỉ? Tôi luôn tự hỏi như thế. Và luôn hình dung trong đầu mình chân dung của những “trùm tám” này.

 

 

Trùm tám chuyện – Họ là ai

 

Chắc sẽ có nhiều người thắc mắc, thường thì khi nhắc đến tám chuyện, người ta hay thêm chữ “bà” vào trước, như một cách biểu thị giới tính và chân dung của những người này phải là phụ nữ. Tôi lại dùng từ “họ”, hay “trùm” bởi đơn giản tám chuyện không chỉ có là đặc quyền, là sở thích của riêng phụ nữ.  

 

 

Nữ thường được nghĩ tới là những đối tượng thích tám chuyện

 

Đàn ông chúng tôi cũng tám chuyện ghê lắm. Nhưng khác với phục nữ, thường những câu chuyện được đưa ra bàn tán xoay quanh chủ đề về gia đình, tình yêu, con cái thời trang, đàn ông công sở lại “8” thứ khác. Từ chuyện quốc tế, đến trong nước, từ chuyện bóng đá đến tenis… Vậy là trùm tám chuyện có thể là nữ, nhưng rất có thể lại là một đấng mày râu nào đó.

 

 

Đừng tưởng chỉ phụ nữ mới có sở thích “tám chuyện”

 

Loại bỏ yếu tố giới tính, vậy trùm tám chuyện là ai? Bạn có thể trả lời được không? Với tôi, những người có quá nhiều thời gian rảnh rỗi sẽ là đối tượng được đưa vào danh sách. Tất nhiên không phải ai cũng tám chuyện khi có nhiều thời gian rảnh. Tám chuyện tức là nói nhiều, là bàn luận nhiều. Vậy có phải trùm tám chuyện là những người thích nói và có nhu cầu nói nhiều? Kết luận vậy là quá vội vàng, nhưng theo tôi những đó là những yếu tố mà một “trùm tám” cần phải có.

 

Tám chuyện liệu có tốt?

 

Đương nhiên là không rồi. Nghĩ đơn giản vì tám chuyện quá nhiều, bàn luận, nói quá nhiều thì lấy đâu thời gian ra mà làm việc. Hoặc dư quá nhiều thời gian, hoàn thành công việc sớm hơn dự tính, nhưng tám quá nhiều thì lấy đâu ra thời gian để mà nhìn lại bản thân, để mà học hỏi thêm một cái gì đó giúp ích cho công việc của mình. 

 

 

Ngày làm 8 tiếng, nhưng lỡ tám chuyện hết 3 tiếng, không ít người phải vắt chân lên cổ mà chạy

 

Không những làm hại bản thân, tám chuyên không đúng lúc, đúng chỗ nhiều khi còn ảnh hưởng đến những người đồng nghiệp xung quanh không có chung sở thích được nghe và kể chuyện như những “trùm tám” này. 

 

 

Người có nhiều thời gian rảnh thường có xu hướng “tám chuyện”

 

Tôi đang làm việc trong môi trường mà nữ nhiều hơn nam. Mà ông bà ta có câu: “ba người phụ nữa hợp lại sẽ thành cái chợ”. Vậy nên hàng ngày tôi luôn bị tra tấn bởi một mớ bòng bong những câu chuyện chẳng đâu vào đâu. Khi thì ca sĩ này lộ hàng, lúc thì diễn viên này li dị vợ, rồi có khi con khóc, chồng đau… Tôi có thể nói đây là một kiểu khủng bố bằng âm thanh có được không ta? Rất có thể đấy chứ.

 

Cho tôi xin hai chữ “bình yên”

 

Tôi vẫn thường nói vui như thế với những “trúm tám” nếu như những âm thanh từ câu chuyện của họ khiến tôi không thể tập trung vào làm việc. Và kết quả sau mỗi lần tôi nói vậy chính là không gian có phần tĩnh lặng chút xíu. Nói là chút xíu vì những “trùm tám” này đâu dễ gì buông tha câu chuyện của họ. Họ châu đầu vào rù rì to nhỏ với nhau. Âm thanh này nghe như tiếng muỗi hay ong kiêu. Tuy nó khó chịu, nhưng như thể vẫn có thể chấp nhận được. 

 

 

Không phải ai cũng thích nói chuyện trong khi làm việc

 

Vậy đấy, cái sự kể lệ của tôi, tôi nghĩ suy cho cùng chẳng để phê phán, hay lên án một ai. Bởi sở thích của từng cá nhân thì làm sao mà cấm. Chỉ có điều, những “trùm tám chuyện” ơi, hãy tám có văn hóa, tám có trách nhiệm và đừng để cái sở thích ấy ảnh hưởng đến đồng nghiệp của mình nhé.

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích