Câu chuyện của "cảnh nóng"

22:11 29/08/2021

Các nhà làm phim đã chứng minh rằng khoả thân và tình dục trên màn ảnh là không đơn giản vì lợi nhuận mà còn là nghệ thuật.

Share social

CÂU CHUYỆN CỦA “CẢNH NÓNG”

 

Chuyện ở kinh đô điện ảnh

 

Trái với những cảnh nóng đầy rẫy trên hầu hết các phim ngày nay, Hollywood ngày xưa từng là một “pháo đài” rất bảo thủ khi nghiêm cấm tất cả những cảnh nóng bỏng, khoả thân và bạo lực. Một hội đồng kiểm duyệt được hình thành với những luật lệ cực kì gắt gao và nghiêm khắc để ngăn chặn bất kì cảnh nóng nào dám “mon men” lên màn ảnh. Thế đấy, một nước Mĩ có tiếng là “cởi mở” cũng đã từng “kín cổng cao tường” như thế, cho đến khi phía bên kia bờ Đại Tây Dương có những bước tiên phong đầu tiên. Chính điện ảnh châu Âu đã gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề kiểm duyệt tại Hollywood: Các nhà làm phim đã chứng minh rằng khoả thân và tình dục trên màn ảnh là không đơn giản vì lợi nhuận mà còn là nghệ thuật.

 

Cảnh nóng đầu tiên đơn thuần chỉ là một nữ diễn viên khoả thân đi lại trước ống kính trong phim Last Tango In Paris (1972), dưới bàn tay của Bernardo Bertolucci, một tên tuổi lớn của điện ảnh Châu Âu thời bấy giờ, mỗi khung hình được đạo diễn chắt chiu kỹ càng về góc độ, ánh sáng để có thể tạo ra một bức tranh hoàn hảo về hành động cơ thể và diễn biến tâm trạng của diễn viên. Một cảnh ngắn ngủi đã mang đến những thay đổi lớn cho cả nền điện ảnh.

 

Câu chuyện của "cảnh nóng"

Kể từ đó, cảnh nóng trở thành một hương vị đặc biệt của điện ảnh, mà nó là hình ảnh tiêu biểu cho sự mong manh của làn ranh giới giữa nghệ thuật và phim rẻ tiền. Điểm khác biệt lớn nhất giữa những cảnh "nóng bỏng nghệ thuật" và một phim con heo thông thường chính là nội tâm nhân vật.


Chẳng hạn trong phim Last Tango In Paris, nam diễn viên Marlon Brando thủ vai một người đàn ông bị mất vợ bị lôi cuốn bởi những nét đẹp trong trẻo của cô gái xuân thì. Những cảnh ân ái của họ thể sự bức xúc dồn nén trong cả hai con người, cả nỗi đau lẫn niềm hạnh phúc.

 

Câu chuyện của "cảnh nóng"

Trong bộ phim Unfaithful, cảnh hạnh phúc êm đềm giữa nữ nhân vật chính và chồng cô đối lập với những cảnh nóng bỏng cuồng si giữa cô và một chàng trai mới quen ngoài đường để cho thấy tâm hồn người phụ nữ rất mong manh, dễ bị "gió cuốn bay" trước những cám dỗ không thể cưỡng lại được. Dĩ nhiên, những cảnh phim này luôn gây tranh cãi kịch liệt, bởi "nghệ thuật" hay "khiêu dâm" còn tuỳ thuộc vào góc nhìn của người thưởng ngoạn.

 

Lấy đề tài tình dục làm chủ đề, bộ phim Basic Instinct 1 ra đời vào năm 1992 kể về một nữ sát thủ lấy tình dục làm vũ khí. Các "cảnh nóng" trải dài suốt bộ phim, cảnh ân ái của các diễn viên được ghi lại dưới nhiều góc độ nhằm thể hiện nhiều trạng thái tâm lý khác nhau. Họ quan hệ với nhau vì dục vọng hay vì tình yêu đều có những nét mặt những cử chỉ hành động khắc hoạ khác nhau.



Hệ thống kiểm duyệt trên thế giới


 

Quan niệm về cảnh nhạy cảm này vẫn còn gây tranh cãi trong xã hội nên Hollywood dần hình thành một hệ thống đánh giá kiểm duyệt với việc phân loại lứa tuổi khán giả được xem phim. Hầu như các nước có nền điện ảnh tiên tiến đều xây dựng hệ thống kiểm duyệt phim ảnh theo phân loại lứa tuổi khán giả. Các nước châu Á cũng gắt gao về hệ thống kiểm duyệt này. Mới đây Trung Quốc cũng bắt đầu xây dựng hệ thống phân loại khán giả theo lứa tuổi.

 

Quan niệm về cảnh nhạy cảm này vẫn còn gây tranh cãi trong xã hội nên Hollywood dần hình thành một hệ thống đánh giá kiểm duyệt với việc phân loại lứa tuổi khán giả được xem phim. Hầu như các nước có nền điện ảnh tiên tiến đều xây dựng hệ thống kiểm duyệt phim ảnh theo phân loại lứa tuổi khán giả. Các nước châu Á cũng gắt gao về hệ thống kiểm duyệt này. Mới đây Trung Quốc cũng bắt đầu xây dựng hệ thống phân loại khán giả theo lứa tuổi.

 

Ở Hàn Quốc, hệ thống kiểm duyệt này tương tự như ở Hoa Kỳ nhưng khác một điểm: Ở Mỹ cho phép trẻ em dưới  tuổi quy định vào xem nếu có sự đồng ý và giám hộ của phụ huynh hoặc người bảo hộ, còn ở Hàn Quốc thì không. Ở Singapore cũng tương tự, ngoài ra còn có cả mức độ nghiêm cấm dành cho những bộ phim không được nhập khẩu vì có nội dung gây tranh cãi.

Câu chuyện của "cảnh nóng"

Câu chuyện của "cảnh nóng"

Tuy nhiên, Châu Âu vẫn tiếp tục thể hiện tư tưởng cực thoáng của mình trong lĩnh vực này. Đã rất nhiều khán giả ói mửa lẫn bạo động khi xem một số bộ phim được goi là "nghệ thuật kiểu châu Âu" như: All things fair (1995, giải Gấu bạc của SGK, đề cử Oscar Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc, xoay quanh một cô giáo quyến rũ cậu học trò 15 tuổi ngay trước mặt chồng mình), The Piano Teacher (2001 - giải Cành cọ vàng Nam Nữ diễn viên chính xuất sắc, xoay quanh một nữ giáo viên dạy dương cầm có "thú vui thể xác" khác thường với những nam học sinh của mình)...

Đối với các nhà làm phim châu Âu, dường như khoả thân và những cảnh ái ân chỉ đơn thuần là một cuộc sống đời thường được lên phim, không nhằm mục đích câu khách hay thương mại. Hiển nhiên như nó phải diễn ra. Ở một tầm cao hơn, nó phản ánh tâm trạng con người, những bức xúc, trăn trở trong cuộc sống, những giằng xé, đau khổ và hạnh phúc.

Với điện ảnh châu Á, nhìn tình dục với góc độ vừa nóng bỏng, vừa gai góc. Châu Á không còn e dè và nhiều ẩn số về nét đẹp xác thịt. Sự nóng bỏng ấy không xấu xa, không thấp hèn. Điện ảnh Hàn Quốc trong vài năm gần đây được xem là tiêu biểu trong trào lưu khai thác "cảnh nóng". Bae Young Jun, anh chàng diễn viên điển trai của phim Chuyện tình mùa đông gây xốn xao trái tim của các thiếu nữ Nhật, Hàn, Việt Nam... trong bộ dạng hiền từ, cặp kính cận, nụ cười trìu mến nhẹ nhàng, nay thoát xác trong Untold scandal.

 

Giới báo chí Trung Quốc đã không tiếc lời khen ngợi... cặp mông của anh trong một cảnh nóng nhất trong phim. Bộ phim này đã góp phần cho khái niệm cũ kỹ về phim cổ trang thay đổi. Ngay tại Việt Nam, cảnh nóng cũng bắt đầu len lỏi vào từng thước phim như: Đẻ mướn, 2 trong 1, Gái Nhảy … như một xu thế chung của điện ảnh thời hiện đại.

 

Câu chuyện của "cảnh nóng"



Và rồi Hollywood lại… "ngán ngẩm" tình dục


Một trong những yếu tố tác động lớn đến sản xuất phim của Hollywood chính là doanh thu. Họ sẵn sàng làm bất kì điều gì có lợi cho kinh tế cho tác phẩm điện ảnh của mình. Trong khi đó, MPAA (Hiệp hội phân loại đánh giá phim Hoa Kỳ và bỏ phiếu đánh giá) ngày một thắt chặt việc kiểm duyệt và bảo vệ cho con em họ tránh xa tình dục và bạo lực trên phim.


Chính vì lẽ đó Hollywood chẳng còn "ham muốn" với việc chêm vài ba cảnh nóng bỏng vào phim vì kiếm thêm chẳng bao nhiêu khách nhưng lại mất đi một lượng lớn khán giả dưới tuổi quy định được vào xem. Các bộ phim gây xôn xao về những pha nóng bỏng lần lượt thất bại thảm hại về doanh thu còn các nhà sản xuất phim Hollywood rút ra một chân lý: Khán giả không ra rạp xem phim vì trong phim có cảnh sex. "Họ thấy khó chịu khi xem những pha nhạy cảm này", Giám đốc điều hành đối ngoại của Universal Pictures, Michael Moses phát biểu. Còn nhà làm phim Tom Pollock thì bình luận: "Khán giả xem phim để giải trí, để khóc, để cười, để khiếp sợ chứ không phải để hưng phấn trong chuyện tình dục".

Câu chuyện của "cảnh nóng"

Ngày nay, các nhà làm phim chuyển sang hướng đi mới khi đề cập đến tình dục ở một khía cạnh khác: Giới trẻ đối diện với tình dục ra sao?


Các nhà làm phim độc lập không phụ thuộc vào doanh thu. Họ không cần những cảnh câu khách rẻ tiền, mà muốn thông qua những trường đoạn nóng bỏng đó, thể hiện cái tôi và những thông điệp họ ấp ủ lâu nay. Rất nhiều bộ phim của thế hệ đạo diễn trẻ đề cập đến vấn đề tình dục trẻ vị thành niên. Chẳng hạn như phim Me and You and Everyone We Know (2005), nữ đạo diễn Miranda July kể cho khán giả câu chuyện về  hai anh em trai 14 tuổi và 7 tuổi "chat sex" với một phụ nữ!


Gây chú ý hơn cả là bộ phim The Dreamers (2003) của đạo diễn Bernardo Bertolucci. Xoay quanh cuộc gặp gỡ của một thanh niên Mỹ và cặp song sinh người Pháp ở Paris năm 1968, phim xoay quanh sự khác biệt về chính trị, nghệ thuật và tình dục của giới trẻ Mỹ và châu Âu trong những năm tháng biến động.


Bộ phim gây sốc bởi những cảnh yêu đương rất phóng khoáng giữa 3 nhân vật chính, được quay rất đẹp, ấn tượng, mang nhiều lớp ý nghĩa. Mặc dù các phim này đề cập đến trực tiếp, thẳng thắn về vấn đề tình dục nhưng các nhà làm phim không khai thác yếu tố này để câu khách mà trái lại, họ muốn đánh động xã hội về tình trạng trẻ em ngày nay đang "lớn nhanh" so với tuổi của chúng.
 

Bài: Hoàng Hưng

 

Câu chuyện của "cảnh nóng"

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan