Cảm xúc ngày hè với 3 album mới - Peppertones, Kim Changhun, Sara Bareilles

22:11 29/08/2021

Mùa hè đến cùng ánh nắng chói chang khiến ta khó chịu trong người. Có lẽ vì vậy mà nhiều nghệ sĩ thường cho ra mắt những ấn phẩm mới để thổi bay cơn nóng cùng cực đó.

Cảm xúc ngày hè với 3 album mới– Peppertones, Kim

Changhun, Sara Bareilles

 

 

 

Mùa hè đến cùng ánh nắng chói chang khiến ta khó chịu trong người. Có lẽ vì vậy mà nhiều nghệ sĩ thường cho ra mắt những ấn phẩm mới để thổi bay cơn nóng cùng cực đó. Peppertones đang khiến sinh viên các trường Đại học phát điên vì những ca khúc của mình. Chắc hẳn các bạn muốn biết trong tác phẩm của họ ẩn chứa điều gì mà được yêu mến đến vậy, hôm nay, tôi sẽ giải đáp điều đó qua album mới “Beginner’s luck”. Cùng lúc, tôi cũng trình bày album của Kim Changhun, thành viên một thời của Sanullim – nhóm nhạc đã thắng cả thời gian, không gian để trở về, và tác phẩm mới của cô nàng Sara Bareilles, một cô ca sĩ cá tính và đặc biệt.

 

Peppertones “Beginner’s luck”

 

Sự chuyển đổi của Peppertones đã được dự đoán từ trước. Từ tác phẩm khi nhóm đổi công ty quản lí “Sounds Good!”, họ đã cho thấy một phiên bản nữa của các ca khúc với một sắc thái rất khác, tìm đến cho mình một hình tượng chắc chắn, vững vàng hơn, không như trước kia, nhóm còn mập mờ giữa electronic với psy rock. Hơn nữa, sự lặp lại thừa thãi của Shibuya-Kei theo phong cách Hàn Quốc từ lúc mới ra mắt khiến mọi người nghi ngờ về hiệu quả của nó, liệu có kéo dài được mãi với không khí âm nhạc đang trở nên sôi động hiện nay hay không.

 

Tên album mới “Beginner’ luck” cho thấy sự trở về của những anh chàng tập việc, thay đổi và hơn thế nữa. Bạo dạn với phong cách nhạc electronic, nhóm chỉ 2 thành viên nhưng vẫn làm nên chuyện lớn. Trên thực tế, Shin Jaepyeong đã phát biểu trong cuộc phỏng vấn “ Nếu trước đây, phần âm từng là gì đó mỏng manh, yếu ớt thì album này, các bạn sẽ nhận ra một phong cách mới trong cách thể hiện âm nhạc của chúng tôi.” Ngay cả lời nhạc cũng thay đổi để hợp với điệu nhạc đơn giản hơn. Lời ca không ăn khớp, mỏng manh nay trở nên mãnh liệt và ẩn chứa biết bao tình cảm của những ngày trong quá khứ; thay cho giọng ca của nữ khách mời, những anh chàng này đã mạo hiểm trực tiếp hát trong một ca khúc.

 

Thử thách này được công chúng công nhận và ít nhiều cũng mang đến thành công cho nhóm. Giảm bớt phần tham gia nhạc khí, ca khúc chủ đề “ Good luck”, “Love & Peace” với phần diễn nhạc cụ của nhóm trong phần mở đầu, và “ROBOT” ấn tượng với tiếng ghita được lặp lại liên tục, v.v… làm người nghe thấy thú vị và nghe được những dòng âm trong trẻo trong các ca khúc của họ, mọi thứ liên kết theo một quỹ đạo nhất định. Đặc biệt là “BIKINI” , tự phần cấu tạo giai điệu cũng làm công chúng thấy được sự hoàn hảo của toàn tác phẩm. Giọng ca của Shin Jaepyeong khiến ta thoải mái, dễ nghe và cảm nhận, tuy nhiên, trong ca khúc giống như “wish-list” kết hợp với âm thanh rock khô khốc lại không mấy hay ho.

 

Điểm nổi bật trong album này là 2 ca khúc có phần trình bày hơi khác người ở giữa bài. “Asian Game” với lời nhạc đầy ngạo nghễ cùng âm thanh rock vintage và “Black mountain” lại có giai điệu nhẹ nhàng của ghita acoustic cùng giọng ca nhẹ nhàng của Kim Hyeona. Nhưng nó không gây chấn động lắm cho giới trẻ với phần diễn này.
Sự thay đổi concept rõ ràng luôn tồn tại giữa 2 điều – lợi và thất, nhưng có vẻ phần thất lại chiếm ưu thế. Việc bỏ đi những yếu tố trọng tâm đã từng khiến họ bị so sánh này nọ chính vì họ đã mất đi tính hiệp trợ. Vẫn chưa đạt tới trình độ của “một nhóm nhạc như liệu pháp trị liệu cho chứng trầm cảm” nhưng đâu đó, ta vẫn thấy được sự bình dân, sảng khoái, sống động và chân thật trong từng ca khúc. Cần cố gắng hơn nữa trong tương lai và nhóm cần tìm cho mình một thay đổi sáng tạo thật sự.

 

Bài viết / Park Hyeona (hapark85@gmail.com)

 

Kim Changhun “A Letter From Happiness”

 

Tác phẩm đặt dấu chấm cho sự kết thúc của mình trong mối tương quan với Sanullim trước đây. Album thứ 3 của Kim Changhun tiếp tục như thể, và nó được lên kế hoạch từ lâu sau sự ra đời của “Pink Excavator” (2012) và “Reborn of Sanullim”(2012), hơn hết, toàn bộ các ca khúc đều được viết mới hoàn toàn và mang ý nghĩa to lớn. Nếu những tác phẩm được đề cập trước đây là câu trả lời  cho việc “liệu hiện tại đã thay đổi có thể đáp ứng  những điều của quá khứ được kiểm chứng trước hay không” thì album này sẽ mang đến đáp án cho câu hỏi ngược lại “liệu hiện tại có thể minh chứng cho giá trị tồn tại của quá khứ hay không”.

 

Mừng thiệt đấy nhưng chúng ta cũng lo lắng liệu vinh quang của quá khứ có bị ảnh hưởng theo thời gian, sự trở lại này cũng gây bàng hoàng cho công chúng nhưng nó cho thấy sự hăng hái của anh trong âm nhạc. Hơn hết, sự sáng suốt nổi tiếng của anh khi còn trong Sanullim vẫn không thay đổi, nó đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra điểm khác biệt với người anh Kim Changwan. Chỉ cần đứng yên một chỗ, không nhảy nhót, anh vẫn cho thấy sự tự tin vô đối trong dòng nhạc mà mình thể hiện. Dù là gì nó vẫn đặc biệt và giọng hát của anh cũng không lẫn đi đâu được.
Trong vòng xoay của âm nhạc, mọi nghệ sĩ đều cải biên ca khúc để trình diễn nhưng anh vẫn có nét mãnh liệt trong dòng âm không hề thay đổi của mình. Thập niên 70-80 vẫn là điểm đến của anh. Nói vậy không có nghĩa là anh tuyên bố mình tuyệt giao với thời gian. Ca khúc “Tonight” của Kim Wanseon, “What should I do” của Sand Pebbles” được cải biên và hát lại đã mang đến thành công không ngờ cho nghệ sĩ thể hiện chúng. Giai điệu đơn giản mang nét bình dân lại gây hứng thú cho những bạn trẻ thế hệ 9X,8X. 

 

Ca khúc chủ đề “Alibi” mang tính quyết định vì nó là tất cả những gì anh có thể làm bây giờ . Giọng ca không mấy khác nhưng nó lại tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người nghe. Lời nhạc hiện đại khiến giới trẻ dễ đồng cảm, giai điệu được lặp lại nhưng nó thể hiện chính xác những gì mà ca khúc muốn mang lại. Với sự trở lại của “Sanullim” trong năm 2012, anh vẫn tìm thấy cho mình một chỗ đứng riêng, hoàn hảo và không hề lệch lạc.

 

Thêm một điểm hấp dẫn đó là những ca khúc của anh làm ta liên trưởng tới Jang Kiha and the Faces. “Boomerang” và “I’m here, You’re there”, v.v… đến âm sắc nghe cũng thật giống; sự ảnh hưởng theo như Jang Kiha nói thì Kim Changhun có vẻ sâu sắc hơn Kim Changwan. Gần đây, công chúng yêu nhạc yêu cầu cao hơn, cái gì cũng cần cái nhìn sâu sắc, cảm nhận sau một ca khúc quan trọng hơn bao giờ hết, không phải chỉ những ca khúc tạo được dấu ấn mới được coi là một tác phẩm hoàn hảo. Và có lẽ anh cũng tạo được cho mình một vị thế như vậy.

 

So với cách đánh thẳng đầy mạnh mẽ, anh ấy lại đến từ từ và mang hơi thở mới đến các fan yêu nhạc. Một tác phẩm cho thấy bản ngã và những cảm xúc rung động, hào hứng rất khác với Kim Changwan, một không gian mà chỉ anh làm chủ nơi đó. Với dòng cảm xúc chân thật, đó là giai điệu và tiếng hát rất đặc biệt của anh. Thế giới âm nhạc không thể phớt lờ một tác phẩm thế này, sáng tạo không ngừng và rất năng nổ. Sau thời đại của Sanullim, Kim Changwan trở nên trẻ hơn nhưng Kim Changhun còn hơn cả người anh của mình.

 

Bài viết / Hwang Seoneop (sunup.and.down16@gmail.com)

 

Sara Bareilles  “Once Upon Another Time”

 

Một tác phẩm vẫn ẩn chứa những điều như thế. Hình thức hoành tráng, lời nhạc thông thái, cả sự rung động thái quá cũng không tồn tại trong album này. Trung thành với một điều duy nhất, là chính mình chứ không phải ai khác, sự phát triển liên tục không ngừng này được thể hiện trong “Once Upon Another Time”.

 

“Once Upon Another Time” được phát hành như một EP, nó khác với những album trước đây của Sara Bareilles. Không hài hước, không rạng rỡ, tăm tối và u uất. Không có dáng vẻ năng nổ, hoạt bát mà cô từng thể hiện trong buổi diễn ở Hàn vào tháng 5, 2011. Không phải cô ấy không cho mọi người thấy điều đó mà chẳng qua cô thể hiện nó theo một khía cạnh khác mà thôi.

 

Ca khúc chủ đề “Once Upon Another Time” được điều chỉnh phần nhạc mang nét bí ẩn thuần khiết của Enya và sự cao quý huyền bí của Sinead O’Connor hay Annie Lennox, từ đầu bài nhạc, trong khoảng thời gian hơn 2 phút 30 giây, Sara Bareilles hoàn toàn làm chủ không gian trong sự tĩnh lặng. “Once Upon Another Time” có phong cách nhạc buồn thánh thiện làm bật toàn bộ nét khác biệt trong album lần này. Sự thành khẩn mạnh mẽ của “Stay”- ca khúc đơn đầu tiên cô ấy thử với dòng nhạc gospel và “Lie to me” làm ta liên tưởng tới nghệ sĩ người Iceland – Bjork trở nên yếu ớt, tất cả được cô thể hiện hoàn hảo cùng phần âm electronic vô cùng điệu nghệ.

 

“Sweet as hole” tiếp tục tồn tại cùng sự cao thượng mang nét thẩm mĩ của Tom Waits và tiếng chửi giống như “Asshole” và “Bitch” vẫn là ca khúc chứa đựng nguyên bản phong cách âm nhạc của Ben Folds – người đã sản xuất ra album với ca khúc có nét hài hước giống như “King of anything” trong tác phẩm trước.

 

Album này khi ra mắt, vào ngày 9 tháng 6, nó đã đứng ở vị trí thứ 8 của bảng xếp hạng Billboard Album Chart, đây là tác phẩm khác đẳng cấp với EP –chỉ có sự thật mà không tồn tại nét chân thật. Nhưng “Once Upon Another Time” của Sara Bareilles là một ấn phẩm chứa đựng cả sự thật lẫn chân thật trong đó.

 

Bài viết / So Seunggeun (gicsucks@hanmail.net)

 

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích