Bộ mặt hoàn hảo

22:11 29/08/2021

Bộ mặt của mỗi người phụ thuộc vào cách ứng xử của họ với động nghiệp nơi làm việc. Và có những người dù muốn hay không để phải giữ một phong cách hoàn hảo trong mắt mọi người. Bộ mặt ấy được xây dựng dự trên những yếu tố nào?

Bộ mặt của mỗi người phụ thuộc vào cách ứng xử của họ với động nghiệp nơi làm việc. Và có những người dù muốn hay không để phải giữ một phong cách hoàn hảo trong mắt mọi người. Bộ mặt ấy được xây dựng dự trên những yếu tố nào? 

 

 

Sao mà phải “hoàn hảo”?

 

Sẽ có người nói vậy khi đọc những dòng ngày. Họ cho rằng cứ sổng thật với bản thân, sống đúng mực, có sao nói vậy sẽ tốt hơn thay vì tỏ ra là người hoàn hảo trong mắt bạn đồng nghiệp. Đã là con người thì sẽ không bao giờ là hoản hảo cả, sẽ có những lúc mình trở nên xấu tính, khó chịu. Hoặc cũng sẽ có những lúc chúng ta không vừa lòng với ai đó và muốn nói “cho ra nhẽ”.  

 

 

“Thắng” quá đôi khi cũng rất “căng”

 

Thế nhưng không phải ai cũng sống được như thế. Không phải ai cũng có thể làm theo bản năng bất cứ lúc nào. Và trong nhiều trường hợp, chúng ta phải nhún nhường, phải cố gắng đưa ra một bộ mặt hoàn hảo thay vì nhăn nhúm, bực dọc. Một phần vì làm vậy để có thể gây được thiện cảm tốt, phần vì điều này sẽ giúp bạn không dễ bị rơi vào tình trạng “há miếng mắc quai”. Tức nhiều khi sự việc chưa đến mức nhu vậy, nhưng cách phản ứng của bạn đẩy nó đến một mức độ khác. Và mức độ ấy, tốt hay xấu tùy thuộc vào cách bạn tiếp cận vấn đề.

 

 

 

 

Vì một chút không kiềm chế mà đôi lúc cuộc chiến sẽ xảy ra

 

Tạo ra bộ mặt “hoàn hảo”

 

Tỉnh táo: Đôi khi thật khó để giữ thái độ khách quan khi những người khác làm hỏng kế hoạch của bạn. Nhưng hãy tập trung, bởi vì tức giận sẽ không tốt cho cả hai bên. Vì thế, hãy dành chút thời gian để viết ra giấy (hoặc ít nhất là nghĩ trong đầu) những vấn đề giữa 2 người và tìm ra giải pháp. Kết quả là bạn sẽ bình tĩnh hơn và tập trung hơn. Hãy nhớ rằng không có kẻ khó chịu nào đáng để bạn tức giận.

 

Sử dụng từ “câu giờ”: Nếu bạn không phải là người có thể phản ứng nhanh, hãy dùng những từ như “chà”, “à”… để có thêm vài giây suy nghĩ trước khi đưa ra những tranh luận bình tĩnh và quyết đoán nhất.

 

Đó cũng là cách hay để đáp lại những chỉ trích không công bằng. Hãy nhớ sử dụng mẹo này cho những lần tranh luận tiếp theo.

 

 

Điềm tĩnh trong mọi tình huống là cách bạn xây dựng bộ mặt hoàn hảo chốn công sở

 

Lắng nghe tích cực: Đôi khi bạn cũng nên lắng nghe một cách tích cực ý kiến của những người hay phàn nàn. Hãy tự hỏi mình xem nên sửa đổi gì từ những chỉ trích đó hay không? Liệu có hướng giải quyết nào không? Liệu bạn có thể thay đổi để mọi chuyện suôn sẻ hơn được không?

 

Đừng tìm tới sếp trừ khi không còn cách nào khác: Gặp trực tiếp sếp khi một đồng nghiệp hay khách hàng có vấn đề sẽ làm mất uy tín của bạn. Bạn sẽ trở thành một mục tiêu dễ bị tấn công và sẽ chẳng học hỏi được điều gì. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc sử dụng các kỹ năng để xử lý tình hình. Hãy nhớ rằng dù mọi chuyện có tệ đến mức nào thì cuối cùng, mọi xung đột cũng sẽ chấm dứt.

 

Theo Báo Người tiêu dùng

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích